Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Ôn tập tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Ôn tập tiếng Việt

Tiết 62

Ôn tập tiếng Việt

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt đã học ở học kì I.

2. Kĩ năng :

- Vận dụng thuần thục kiến thức tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3.Thái độ :

- Giáo dục HS có ý thức vận dụng trong nói, viết ở những hoàn cảnh nhất định.

II. Chuẩn bị :

1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8.

2/ HS: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới.

III. Phương pháp :

- P.P: Qui nạp, vấn đáp, Nêu vấn đề,TL

- KT: Động não

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

1. Ổn định tổ chức :(1’)

2. Kiểm tra bài cũ:(3’)

- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ về mỗi công dụng của dấu ngoặc kép?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Ôn tập tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2011
Ngày giảng: 8A:
 8B:
 Tiết 62
Ôn tập tiếng Việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt đã học ở học kì I.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng thuần thục kiến thức tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3.Thái độ :
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng trong nói, viết ở những hoàn cảnh nhất định.
II. Chuẩn bị :
1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới.
III. Phương pháp : 
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, Nêu vấn đề,TL
- KT: Động não
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục
1. Ổn định tổ chức :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(3’) 
- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ về mỗi công dụng của dấu ngoặc kép?
 3. Bài mới: 
* Kiến thức Tiếng việt học kì I lớp 8 gồm hai mảng: Từ vựng và ngữ pháp. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập để củng cố kiến thức đã học trong chương trình kì I. 	 
Hoạt động 1
P.P: Qui nạp, vấn đáp
KT: Động não
? Liệt kê những kiến thức từ vựng đã học trong CT TV lớp 8?
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp? cho ví dụ? 
? Tính chất rộng hẹp của từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Vì sao? 
- Tương đối vì phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
? Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ trường từ vựng về dụng cụ học tập?
- TTV: dụng cụ học tập: thước kẻ, tẩy, bút, phấn, com-pa
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? tác dụng của mỗi loại từ đó? Lấy ví dụ?
- “ Lom khom dưới núichú”
- “ Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi hi”
? Thế nào là từ ngữ địa phương? cho ví dụ?
? Thế nào là biệt ngữ xã hội?
? Thử tìm một số biệt ngữ xã hội mà tầng lớp sinh viên, học sinh thường dùng?
? Nói quá là gì? Thử tìm trong ca dao Việt Nam
Ví dụ về tu từ nói quá?
- Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”
? Nói giảm, nói tránh là gì? cho ví dụ? “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
A. Lý thuyết: ( 18’)
I/ - Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
- Từ ngữ có nghĩa rộng: phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Từ ngữ có nghĩa hẹp: Phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
2. Trường từ vựng:
- Tập hợp từ ngữ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- Một từ có thể thuộc về nhiều TTV khác nhau
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng tháicủa SV, hiện tượng TN, XH, con người
- Từ tượng thanh:mô phỏng âm thanh của Tn, con người.
4.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Từ địa phươngđược sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
- Biệt ngữ xã hội: từ được sử dụng trong một số tầng lớp xã hội nhất định
5. Nói quá, nói giảm, nói tránh:
- Cách nói tô đậm qui mô, tính chất mức độ SV, hiện tượng nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
- Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc thô tục, thiếu lịch sự
Hoạt động 2
P.P: Qui nạp, vấn đáp
KT: Động não
? Trợ từ là gì, thán từ là gì?
? Đặt một câu trong đó có sử dụng thán từ và trợ từ? 
- Chao ôi! ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập.
- Ô hay chính nó viết chứ còn ai nữa!
? Tình thái từ là gì? Có thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được không?
? Lấy ví dụ trong đó có sử dụng cả trợ từ và tình thái từ?
- Cuốn sách này mà chỉ 20.000 đông à?
? Câu ghép là gì? Cho biết các quan hệ ý nghĩa giữa các câu ghép?
GV hướng dẫn học sinh làm BT phần II2b, c? 
? Đọc đoạn trích và xác định câu ghép?
Nếu tách câu ghép xác định thành câu đơn được không? nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích
Hoạt động 3:
P.P: Vấn đáp, TH có HD
KT: Động não, TH viết tích cực
* Bài tập 1:Tìm từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp trong sơ đồ sau?
- Từ ngữ nghĩa rộng: Văn học dân gian.
- Từ ngữ nghĩa hẹp: Truyện thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
* Bài tập 2:
? Đọc đoạn trích và xác định câu ghép?
? Nếu tách câu ghép xác định thành câu đơn được không? 
? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
* Bài 3: Đặt câu có trợ từ, thán từ, tình thái từ:
- HS trình bày, nhận xét
- GV chấm chữa
a. Trợ từ: Hôm nay, nó ăn được những năm bát cơm.
b.Thán từ: A! Mẹ đã về!
c. TTT: Hà vừa lau nhà giúp mẹ hả?
 Loan rửa bát giúp mẹ nhé!
II/ - Ngữ pháp:
1 / Trợ từ
- Trợ từ: chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá SV, SV được nói đến ở từ ngữ đó.
2. Thán từ: dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp; thường đứng đầu câu hoặc tách ra thành câu đặc biệt
3. Tình thái từ:
- Những từ thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
4. Câu ghép:
- Câu do hai hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành; mỗi cụm c-v gọi là một vế câu.
- Nối các vế của câu ghép bằng hai cách:
+ Dùng từ nối
+ Không dùng từ nối
Các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau: nguyên nhân, ĐK(GT), tương phản, tăng tiến, bổ sung, lựa chọn
B. Luyện tập (18’)
1. Bài tập 1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp trong sơ đồ sau
- Từ ngữ nghĩa rộng: Văn học dân gian.
- Từ ngữ nghĩa hẹp: Truyện thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười
2. Bài tập 2:
a. Câu đầu tiên là câu ghép có thể tách thành 3 câu đơn nhưng như vậy thì mối liên hệ sự liên tục của 3 sự việc dường như không thể hiện rõ bằng câu ghép.
b. Câu 1, 3 là câu ghép, các vế của cả hai câu ghép đều nối với nhau bằng quan hệ từ.
3. Bài 3: Đặt câu có trợ từ, thán từ, tình thái từ:
a. Trợ từ: 
- Chính tôi cũng bất ngờ vì điều đó.
b.Thán từ:
- Ôi ! Con tôi giỏi quá!
c. TTT: 
- Con học bài đi! 
4. Củng cố: (3’) 
- Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng, về ngữ 
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (1’)
 * Bài cũ: - Ôn tập kĩ các khái niệm
 - Xem lại cả các bài tập ở các phần.
 * Bài mới: chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt 45’
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài.
Thời gian từng phần.
Nội dung kiến thức..
.
Phương pháp
.
 ********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvant62.doc