Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 28

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 28

Tuần 1: Bài 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

* MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện "Con Rồng Cháu Tiên".

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt, kể chuyện.

- Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

* TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC:

A/ Chuẩn bị:

- GV: Sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy

- HS: Sách giáo khoa, vở soạn bài.

B/ Kiểm tra sự chuẩn bị bài:

(GV kiểm tra vở soạn & sự chuẩn bị sách vở của HS)

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Bài 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
Ngày soạn: 2/9/2006 	 (Truyền thuyết) 
* MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện "Con Rồng Cháu Tiên". 
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt, kể chuyện. 
- Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. 
* TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC: 
A/ Chuẩn bị: 
- GV: Sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy 
- HS: Sách giáo khoa, vở soạn bài. 
B/ Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 
(GV kiểm tra vở soạn & sự chuẩn bị sách vở của HS) 
C/ Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP (Hoạt động của GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Truyền thuyết là gì ? 
 (SGK) 
II- Đọc kể và giải nghĩa từ khó:
 (SGK)
? Em hiểu thế nào là truyền thuyết ? 
- GV nhấn mạnh khái niệm ® mở rộng: 
- Hướng dẫn cách đọc cho HS 
- Đọc mẫu một đoạn 
- Nhận xét cách đọc 
- Kể 
- Đọc phần chú thú SGK
- Đọc văn bản 
- Đọc các chú thích (1), (2), (3), (5), (7) 
III- Tìm hiểu văn bản: 
1. Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Lạc Long Quân thuộc nòi rồng, khỏe mạnh, tài giỏi và lập nhiều công tích cho người cho loài người. 
- Âu cơ thuộc dòng dõi thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, phong cách thanh cao, lịch lãm. 
Rồng tiên gặp nhau, kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng nở trăm con hồng hào, đẹp đẽ, lớn nhanh như thổi. 
? Những chi tiết nào trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? 
? Chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì kỳ lạ ? 
? Điều gì xảy ra với gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ. 
? Tình thế ấy được giải quyết như thế nào ? kết quả ? 
- Lạc Long Quân có nguồn gốc cao quý, có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ và giàu lòng yêu thương nhân dân...
- Sinh ra trăm trứng nở trăm con.
* Đọc "Thế rồi một hôm... hết". 
- Lạc Long Quân trở về thủy cung 
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con trưởng theo mẹ lên làm vua ® Hùng Vương.
2. Sự nghiệp mở nước của cha Rồng, mẹ Tiên: 
? Theo em Lạc Long Quân và Âu Cơ có công gì đối với người xưa? 
Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, sinh ra các vua Hùng và dòng giống Tiên Rồng của dân tộc ta. 
? Theo em, người Việt Nam ta là con cháu của ai ? 
? Em hiểu như thế nào về chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Vai trò của chi tiết này trong truyện ? 
- Con rồng cháu tiên.
-Tô đậm tính chất lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ của nhân dân, thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi dân tộc và tăng sức hấp dẫn cho TP.
3. Ý nghĩa của truyện:
(Học ghi nhớ SGV/8)
IV- Luyện tập: 
1. Người Mường "Quả trứng to nở ra con người". 
 Khơ Mú "Quả bầu mẹ"
® Giống nhau: khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.
* Thảo luận ý nghĩa của truyện. 
- Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi. 
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc. 
D/ Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học: 
- Kể lại truyện 
- Nắm vững nội dung các phần đã tìm hiểu và ý nghĩa. 
2. Bài sắp học: "Bánh chưng, bánh giầy"
- Đọc kể VB 
- Trả lời các câu hỏi./. 
Tiết 2: Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY 
Ngày soạn: 2/9/2006 	Truyền thuyết 
* MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng của truyện "Bánh chưng bánh giầy".
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm.
- Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
* TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC: 
A/ Chuẩn bị: 
- Giáo viên:
- Học sinh: 
B/ Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 
- Kể tóm tắt truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" và nêu ý nghĩa của truyện ?
C/ Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP (Hoạt động của GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Đọc, kể và giải thích từ khó:
* Hướng dẫn HS đọc truyện theo 3 đoạn: 
+ "Từ đầu..... chứng giám" 
+ "Các lang...hình tròn" 
+ Đoạn còn lại 
- Nhận xét cách đọc của HS 
- Gọi 1 HS kể lại truyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích phần từ khó. 
- Đọc các đoạn văn. 
- Kể lại truyện 
- Đọc các chú thích (1), (2), (4) (8), (12), (13).
II- Tìm hiểu văn bản:
1. Hùng Vương - Chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh giặc ngoài đã yên, vua đã già.
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào với ý định ra sao và bằng hình thức nào ?
- Đất nước thanh bình, vua cha đã già, muốn có người nối dõi.
- Ý định: Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết là con trưởng. 
- Hình thức: Lễ tiên vương là (cuộc đua tài giữa hai mươi con trai: Điều vua đòi hỏi mang tính chất câu đố), hình thức vua đưa ra để các con đua tài.
2. Lang Liêu được thần giúp đỡ và dạy "lấy gạo làm bánh".
? Lang Liêu được giới thiệu là người thế nào ? 
- Chăm lo việc đồng áng, cần cù, sống gần dân, biết quý trọng nghề.
- Lang Liêu là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, là con vua. 
- Nghe lời thần mách bảo, Lang Liêu lấy gạo làm nên bánh chưng, bánh giầy. Điều đó thể hiện ông là người tài trí, sáng tạo trong lao động.
Chỉ chăm việc đồng áng và rất gần gũi dân thường. 
? Theo em vì sao trong các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? 
- Là người thiệt thòi, hiểu được ý thần. 
3. Lang Liêu được vua truyền ngôi.
Hai thứ bánh do Lang Liêu làm có ý nghĩa thực tế, có ý tưởng sâu xa và chứng tỏ được tài đức của con người. Lang Liêu được chọn nối ngôi.
? Thần đã mách bảo Lang Liêu như thế nào ? 
? Lang liêu đã thực hiện lời của thần mách bảo như thế nào ? 
? Em có nhận xét gì về Lang Liêu 
- "Trong trời đất không gì quý bằng lúa gạo... hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương" 
- Tài trí, lao động sáng tạo 
4. Ý nghĩa của truyện:
(ghi nhớ SGK/12) 
III- Luyện tập: 
1. Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết.
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, đất, tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ? 
? Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết "bánh chưng bánh giầy" ?
- Có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý hạt gạo...) 
- Có ý tưởng sâu xa, tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài). 
- Chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua... 
- Giải thích tục làm bánh chưng... 
- Đề cao nghề nông, lao động và sự thờ kính trời đất, tổ tiên.
D/ Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học: 
- Kể tóm tắt truyện 
- Nắm được ý nghĩa 
2. Bài sắp học: "Từ và cấu tạo từ" 
- Từ là gì ? Có mấy loại từ ? 
- Từ và tiếng khác nhau như thế nào ? 
- Định hướng phần bài tập./. 
Tiết 3: 
Ngày soạn: 3/9/2006
TỪ - CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
* MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt. Cụ thể là nắm được định nghĩa về từ, về đơn vị cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ. 
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân loại và sử dụng hợp lý các loại từ đơn, từ phức. 
- Thái độ: yêu quý Tiếng Việt 
* NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP: 
A. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bài soạn, sách bài tập nâng cao, bài tập trắc nghiệm. 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài soạn + bài tập. 
B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 
C. Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP (Hoạt động của GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Từ là gì ? 
1. Trong câu gồm có 9 từ tạo thành. 
? Trong truyện "Con rồng cháu tiên" em thấy Lạc Long Quân có công gì đối với người xưa ? 
? Mỗi từ trong câu được phân cách bằng dấu gạch chéo. Em hãy cho biết có bao nhiêu tiếng trong câu ? Có bao nhiêu từ trong câu?
- Đọc câu văn. 
- 12 tiếng, 9 từ. 
2. - Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để tạo câu.
- Một tiếng được coi là một từ khi tiếng ấy có nghĩa. 
Ghi nhớ: (SGK/13) 
II- Từ đơn và từ phức: 
? Cho biết từ dùng để làm gì ? 
? Từ "Thần, dạy, dân, cách, và" và các từ "trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở" có cấu tạo khác nhau như thế nào ? 
? Vậy từ và tiếng có gì khác nhau ? 
? Khi nào một tiếng được coi là 1 từ. 
* Treo bảng phụ có chứa BT1 phần II. 
- Đặt câu 
- Trả lời các câu hỏi 
- Khi tiếng ấy có nghĩa 
Kếu cấu từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ,đấy,nước,ta,chăm, nghề,và,có,tục,ngày,tết...
Từ phức 
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy 
Từ láy
trồng trọt 
* Ghi nhớ: 
(SGK/14) 
- Gọi HS lên bảng làm BT. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
? Qua bảng phân loại em cho biết từ gồm có mấy loại ? 
- Làm bài tập. 
- Nhận xét bài làm của bạn.
? Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức? 
? Hãy phân biệt từ ghép và từ láy ? 
* Cho BT bổ trợ. 
? Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy trong câu sau: Đất nước ta đã sản sinh ra Hồ Chủ tịch và chính Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. 
- Từ 1 tiếng là từ đơn, từ có 2 tiếng hoặc nhiều tiếng là từ phức. 
- Đọc phần ghi nhớ. 
- Từ ghép: đất nước, sản sinh, Hồ Chủ Tịch, non sông. 
- Từ láy: Rạng rỡ.
III- Luyện tập: 
BT1/14 a) nguồn gốc, con cháu: từ ghép. 
b) Đồng nghĩa 'nguồn gốc": cội nguồn,gốc gác, tổ tiên, quê quán, xuất xứ.. 
c) Con cháu, anh chị, ông bà, cha mẹ...
BT4/15: thút thít, tiếng khóc nhỏ, thầm, ấm ức. 
BT5/14: - Cách chế biến: rán, hấp, nướng, tráng.
- Chất liệu: nếp, khoai, đậu xanh. 
- Tính chất: dẻo, phồng 
- Hình dáng: gối, tai voi.
- Nêu yêu cầu 
- Chỉ định HS làm bài tập 
- Nhận xét bài làm của HS. 
* Treo bảng phụ có ghi bài tập. 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
Þ ghi điểm 
* Cho bài tập trắc nghiệm. (bảng phụ) 
- Xác định yêu cầu và làm bài tập. 
- Nhận xét bài làm của bạn 
- Đọc bài tập. 
- Lên bảng làm BT 
- Nhận xét bài làm của bạn
D/ Hướng dẫn tự học: 
1. Bài vừa học: 
- Nắ ...  để nhân vật bộc lộ tài năng, tạo tình huống để cốt truyện phát triển và để gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc. 
2. Cách theo dõi của em bé thông minh:
Sự tài trí, thông minh của em bé được thể hiện qua 4 lần thử thách: 
- Lần 1: Đố lại viên quan "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước ?" Lấy cái không xác định để giải đáp cái không xác định. 
- Lần 2: Để nhà vua tự nói ra sự phi lý của điều mà nhà vua đã đố "giống đực làm sao mà đẻ được" 
- Lần 3: Đố lại nhà vua "xin vua rèn cây kim thành con dao". 
* HĐ2: HD tìm hiểu văn bản 
? Theo em hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Tác dụng của hình thức này ? 
? Theo dõi văn bản, hãy chỉ ra chỗ các sự việc giải đố thông minh của em bé ? 
- Trả lời theo suy nghĩ.
- 4 sự việc: Em bé giải câu đố của viên quan, 2 câu của vua và của sứ giả nước ngoài.
- Thách đố mỗi lần thêm khó.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian "Tang tình tang... kiến sang"
? Câu hỏi của viên quan "Này, lão kia... mấy đường" có phải là một câu đố không. Vì sao ? 
- Ở đây trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào ? 
® S2 của cậu bé với người cha 
? Vì sao vua có ý định thử tài em bé ? Thử bằng cách nào ? 
? Trí thông minh hơn người của em bé đã được thể hiện như thế nào ? Em bé thỉnh cầu vua điều gì ? 
- Là 1 câu đố vì bất ngờ, khó trả lời. 
- Bằng cách đố lại, cứu được cha. 
- Để biết chính xác tài năng Ban gạo và trâu đực ® bắt đẻ thành 9 con. 
- Bắt bố đẻ em bé cho mình. 
? Lần thứ 2, vua thử tài em bé bằng cách nào ? 
- Sắp 3 cỗ thức ăn chỉ bằng một con chim sẻ. 
? Em bé đã giải lệnh vua như thế nào ? 
- Yêu cầu vua rèn một con dao để xẻ thịt chim từ một cây kim.
? Cả hai lần, em bé đã giải được câu đố của vua. Điều đó xác nhận phẩm chất đáng quý nào của em ? 
- Trí thông minh, hồn nhiên và can đảm 
? Sứ thần nước ngoài đã thách đố ta điều gì ? Vì sao lại thách đố như vậy ? 
? Triều đình đã có những cách giải đố nào ? 
- Dùng sợi chỉ xâu qua một con ốc vặn 
- Còn e nước ta có người tài.
? Em bé đã cho kế sách gì ? lần này trí thông minh của em bé được thể hiện như thế nào ? 
- Hát câu hát "Tang tình tang... kiến sang" 
3. Điều lý thú trong cách giải đố của em bé: 
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, làm cho họ tự thấy cái phi lý của điều mà họ nói. 
- Những lời giải đố dựa vào kiến thức đời sống, bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên, chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của em bé. 
* Câu hỏi thảo luận (theo nhóm): Theo em cách giải đố của em bé trong 4 lần thử thách trên lý thú ở chỗ nào ? 
- Gợi ý cách trả lời 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. 
- Tiến hành thảo luận 
- Thống nhất nội dung trả lời 
- Cử đại diện trình bày 
- Nhận xét ý kiến của bạn 
4. Ý nghĩa của truyện: 
* HĐ3: HD tìm hiểu ý nghĩa của truyện 
? Truyện "Em bé thông minh" hấp dẫn em vì những lý do nào ? 
+ Ca ngợi trí thông minh 
+ Vui, gây cười 
+ Lời giải tự nhiên, hóm hỉnh 
- Đọc phần ghi nhớ 
III- Luyện tập: 
1. Kể diễn cảm câu chuyện 
2. Kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết. 
D/ Hướng dẫn tự học: 
1. Bài vừa học: 
- Kể lại truyện 
- Thuộc các nội dung đã tìm hiểu và ý nghĩa của văn bản. 
- Hoàn chỉnh phần luyện tập 
2. Bài sắp học: Chữa lỗi dùng từ (tt) 
- Trả lời Câu hỏi phần I (SGK)/75 
- Định hướng phần bài tập 
Tiết 27
Ngày soạn: 04/10/2006
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt)
* MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ. 
	 Có ý thức dùng từ đúng nghĩa. 
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi về nghĩa của từ. 
- Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sự phong phú và trong sáng của Tiếng Việt. 
* CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo viên, sách bài tập trắc nghiệm, bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài soạn, sách giáo khoa. 
* TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trong việc dùng từ, chúng ta thường mắc những lỗi gì ? Cho VD minh họa. 
- Làm bài tập 2/69 
B/ Nội dung bài học:
NỘI DUNG - KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Dùng từ không đúng nghĩa 
1. Các từ dùng sai nghĩa 
a) Yếu điểm 
b) Đề bạt 
c) Chứng thực 
* HĐ1: HD tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa 
- Treo bảng phụ ghi 3 VD (SGK) 
- Đọc các câu văn. 
? Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu này ? 
(Gợi ý: Từ dùng chưa đúng trong văn cảnh) 
- Đọc 3 ví dụ 
- Phát hiện việc dùng từ sai 
+ Yếu điểm: điểm quan trọng
2. Thay các từ dùng sai. 
a) Nhược điểm hoặc điểm yếu 
b) Bầu 
? Hãy giải nghĩa của các từ này ?
+ Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn. 
+ Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật. 
c) Chứng kiến
? Dựa trên cơ sở của việc phân tích nghĩa của từ dùng bị sai, em hãy thay các từ khác cho đúng ? 
- HS thay từ 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến việc mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa ? 
- Không biết nghĩa, hiểu sai hoặc hiếu nghĩa không đầy đủ. 
- Nêu hướng khắc phục. Nếu không hiểu nghĩa hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng. Khi chưa hiểu nghĩa thì cần tra từ điển. 
II- Luyện tập: 
* HĐ2: HD luyện tập 
* BT1/75 Các kết hợp từ đúng 
- Bản (tuyên ngôn) - (tương lai) xán lạn 
- Bôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thủy mặc 
- (nói năng) tùy tiện 
* BT2/76 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: 
a) Khinh khỉnh b) Khẩn trương 
c) Băn khoăn 
* BT3/76: Chữa lỗi dùng từ (A1) 
a) Tống ® tung 
b) Thực thà ® thành khẩn 
c) Tinh tú ® Tinh túy 
+ Nêu yêu cầu bài tập 
+ Chỉ định 1 HS lên bảng gạch dưới các kết hợp từ đúng. 
+ Sửa chữa 
+ Đọc 3 phần giải nghĩa 
+ Chỉ định HS lên bảng điền từ 
+ Nhận xét, sửa chữa Þ ghi điểm 
+ Nêu yêu cầu bài tập 
+ HS xung phong làm bài tập.
+ Nhận xét Þ ghi điểm 
+ Đọc bài tập 
+ Làm bài theo yêu cầu 
+ Nhận xét bài làm của bạn 
+ Làm bài tập 
+ Nhận xét bài làm của bạn. 
+ Phát hiện từ dùng sai ở mỗi câu và thay từ 
+ Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. 
* Chính tả (nghe viết) 
Em bé thông minh 
(Một hôm, viên quan đi qua... mấy đường) 
+ Đọc đoạn văn 1 lần 
+ Đọc cho HS chép 
+ Chấm vở 2 HS 
+ Sửa lỗi chính tả 
- Viết vào vở bài tập 
+ Sửa lỗi chính tả (nếu có) 
C/ Hướng dẫn tự học: 
1. Bài vừa học: 
- Biết cách chữa lỗi khi dùng từ không đúng nghĩa 
- Làm BT4 sách BT/30 
2. Bài sắp học: Kiểm tra văn: 
- Xem lại định nghĩa về truyền thuyết và cổ tích 
- Nắm nội dung và ý nghĩa của các văn bản đã học ./. 
Tiết 28
Ngày soạn: 05/10/2006
KIỂM TRA VĂN 
* MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích 
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng diễn đạt và trình bày. 
- Thái độ: Giáo dục tính trung thực khi làm bài 
* CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ 
- Học sinh: Giấy, bút. 
* TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 
- Giáo viên nắm sĩ số.
- Xem sự chuẩn bị của HS.
B/ Nội dung bài kiểm tra:
NỘI DUNG - KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất: 
1. Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh thể hiện ý nghĩa gì ? 
a) Giải thích hiện tượng lũ lụt 
b) Thể hiện ước mong muốn chế ngự thiên tai của người Việt cổ. 
c) Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 
d) Cả 3 ý trên đều đúng. 
2. Tiếng đàn trong truyện "Thạch Sanh" có ý nghĩa gì ? 
a) Giúp Thạch Sanh giải oan để trở về sống bên gốc đa. 
b) Giải bày tình yêu, đòi hỏi công lý, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, là tiếng đàn nhân đạo, hòa bình.
c) Tiếng đàn đại diện cho cái thiện, là vũ khí để đánh lại kẻ thù..
3. Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì ? 
a) Sức mạnh của thần linh 
b) Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn 
c) Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm 
d) Sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân.
* HĐ1: Ghi đề bài 
- Treo bảng phụ có ghi các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Chép phần tự luận lên bảng 
* HĐ2: Theo dõi học sinh làm bài 
- Theo dõi, nhắc nhở 
- Xử lý vi phạm 
- Nhìn lên bảng để ghi đề bài 
(Có thể không ghi câu hỏi mà làm trực tiếp). 
- Làm bài 
4. Tại sao cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa ? 
a) Biết Sọ Dừa không phải là người phàm trần. 
b) Hiểu và coi trọng giá trị bên trong của Sọ Dừa.
c) Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm 
d) Thương hại Sọ Dừa. 
Cảm nghĩ được tương lai tốt đẹp của Sọ Dừa. 
B/ Tự luận: 
1. Những cách giải của em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên lý thú ở chỗ nào ? 
2. Nêu ý nghĩa của truyện "Thạch Sanh" 
3. Vì sao Lang Liêu trong truyền thuyết "bánh chưng bánh giầy" được vua cha chọn làm người nối ngôi ? 
* HĐ3: Thu bài làm 
- Thu bài làm của HS 
- Đối chiếu số lượng bài với số HS có mặt 
- Kiểm tra lại bài làm và nộp bài. 
* ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM 
A/ Trắc nghiệm (Mỗi câu đúng 1 điểm) 
1) (d) 	2) (b) 
3) (d) 	4) (b) 
B/ Tự luận: (6 điểm) 
1. Điều lý thú trong cách giải đố của em bé 
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố... 
- Làm cho người ra câu đố cảm thấy sự vô lý... 
- Dựa vào kinh nghiệm đời sống.... 
- Chứng tỏ trí tuệ của chú bé hơn người... 
2. Ý nghĩa truyện Thạch Sanh 
( Xem ghi nhớ phần văn bản đã học) 
3. Nêu được các lý do 
- Lang Liêu hiểu được ý vua 
- Thực hiện lời thần dạy "Lấy gạo làm bánh" 
- Siêng năng, thông minh, sáng tạo trong lao động. 
- Bánh do Lang Liêu làm thể hiện sự tôn kính của mình đối với tổ tiên, trời đất, vua cha.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8 CA NAM 3COT.doc