Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 27 - Trường THCS DL Đoàn Thị Điểm

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 27 - Trường THCS DL Đoàn Thị Điểm

Bài 1

Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên

Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy

Tiết 3:Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

 Tiết 1:

 Văn bản: Con Rồng Cháu Tiên

 - Truyền thuyết -

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”.

- Chỉ ra và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện.

- Kể được câu chuyện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

- HS: Soạn bài đầy đủ.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: ổn định tổ chức lớp.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới:

Mỗi con người đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình.Với người Việt Nam, nguồn gốc đó được gửi gắm trong những truyện thần thoại, truyền thuyết thật kì diệu. Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được điều đó.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm:

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 27 - Trường THCS DL Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10 8/ 2007
Ngày giảng:................ 
Bài 1
Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên
Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy
Tiết 3:Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt
Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
 Tiết 1:
 Văn bản: Con Rồng Cháu Tiên
 - Truyền thuyết -
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”.
- Chỉ ra và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện.
- Kể được câu chuyện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
- HS: Soạn bài đầy đủ.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức lớp.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới:
Mỗi con người đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình.Với người Việt Nam, nguồn gốc đó được gửi gắm trong những truyện thần thoại, truyền thuyết thật kì diệu. Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được điều đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần ghi nhớ
GV: Truyền thuyết là một từ các con đã được biết đến từ bậc Tiểu học nhưng chúng ta lại chưa hiểu được khái niệm của từ này. Hãy chú ý vào phần chú thích (*) trong Sgk.
1 HS đọc.
GV: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, qua phần đọc vừa rồi, con nắm được những gì về truyền thuyết?
HS:
-Là một loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.( Phân biệt với truyện trung đại, truyện hiện đại sau này; lõi lịch sử)
-Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
-Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
GV treo bảng phụ, giảng kĩ về định nghĩa Truyền thuyết và giới thiệu 5 truyền thuyết sẽ học:
-Truyền thuyết về thời vua Hùng (Thần thoại đã được lịch sử hoá):
+ Con Rồng Cháu Tiên.
+ Bánh chưng, bánh giầy.
+ Thánh Gióng.
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
-Truyền thuyết thời Hậu Lê( Gần lịch sử hơn ): Sự tích Hồ Gươm.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
GV: Để giúp các con hiểu được truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nào, truyện có những yếu tố kì lạ nào và nhân dân ta thể hiện thái độ gì trong truyện, chúng ta cùng đến với văn bản.
Hđ 4.1: Hướng dẫn đọc: To, rõ ràng, truyền cảm. Nhấn giọng ở những động từ, tính từ miêu tả.
- GV đọc từ đầu đến “Long Trang”.
- 2 HS đọc phần còn lại.
Hđ 4.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích:
GV: Truyện kể rằng Lạc Long Quân đã giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Vậy Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh nghĩa là gì?
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ( Tinh: Thần linh.
(Kim tinh, Thổ tinh( tinh: Sao (Sẽ học các yếu tố Hán Việt sau).
- HS đọc các chú thích còn lại.
GV chốt: Tìm hiểu văn bản, chúng ta phải tìm hiểu chú thích để hiểu rõ nghĩa của từ và hiểu văn bản.
Hđ 4.3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục:
GV: Theo con, văn bản được chia làm mấy đoạn? Từng đoạn kể về các sự việc gì?
HS:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Long Trang”: Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2: Tiếp đến “lên đường”:
Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 3: Phần còn lại : Việc lập nước Văn Lang và giải thích nguồn gốc dân tộc Việt.
GV chốt( Giới thiệu và treo 2 bức tranh.
Hđ 4.4: Hướng dẫn HS kể tóm tắt văn bản.
GV: Tranh minh hoạ cảnh nào trong truyện?
GV: Dựa vào các sự việc chính, dựa vào 2 bức tranh minh hoạ, con hãy kể lại câu chuyện này?
HS nhận xét.
Hđ 4.5: Hướng dẫn HS phân tích.
GV: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
GV: Tác giả đã giới thiệu những gì về Lạc Long Quân?
GV: Còn Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?
( Cô đã ghi lại những phát hiện của các con( Treo bảng phụ.
GV giảng trên bảng phụ.
1
Tên
Lạc Long Quân
Âu Cơ
2
Nguồn gốc
Nòi rồng, con trai thần Long Nữ.
Dòng họ Thần Nông.
3
Đặc điểm
( hình dáng, tài năng, tính cách)
- Mình rồng
- Thường ở dưới nước
- Sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi
- Xinh đẹp tuyệt trần
- Tìm đến thăm miền đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ
( Cách giới thiệu nhân vật trong văn tự sự (Sẽ học ở bài sau)
GV: Con có nhận xét gì về chi tiết: Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn?( Có ở ngoài đời không?)
GV: Chi tiết kì lạ ấy có tác dụng gì đối với nội dung câu chuyện?
HS: Tăng tính hấp dẫn. Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, linh thiêng của nhân vật.
GV: Chi tiết thần giúp dân, dạy dân cho con hiểu Lạc Long Quân là người như thế nào?
HS: Người tốt, hay giúp đỡ mọi người.
GV giảng: Chi tiết ấy còn giúp ta hiểu thời kì đầu mở nước còn khó khăn, Lạc Long Quân đã dùng tài năng của mình để giúp dân( Đó là biểu hiện cao đẹp của đấng anh hùng.
GV: Âu Cơ dòng họ Thần Nông, thuộc giống Tiên, xinh đẹp tuyệt trần. Chi tiết tìm đến thăm miền đất Lạc Việt giúp con hiểu gì về Âu Cơ?
HS: Mơ mộng, yêu thiên nhiên, cây cỏ, dịu dàng, đằm thắm( Biểu hiện cao đẹp của người phụ nữ.
GV: Vậy theo con những điểm chung đáng quý nhất của Lạc Long Quân và Âu Cơ là gì?
GV dẫn dắt: Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau Long Trang.
Theo con, qua mối duyên tình này, người xưa muốn ta hiểu gì về nòi giống dân tộc?
GV bình: Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ có nghĩa là trai anh hùng kết duyên với mỹ nhân. Cũng có nghĩa là những vẻ đẹp cao quí của thần tiên được hoà hợp. Tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo và tinh tế khi sáng tạo ra hai hình tượng người Việt đầu tiên hội tụ tất thảy những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên, đất trời: Cao quý, linh thiêng,khoẻ mạnh, đẹp đẽ và tài năng, đức độ. Có lẽ không còn gì có thể đẹp hơn nữa khi nói về hai vị tổ đầu tiên, nguồn gốc của dân tộc mình. Đó là cách nhân dân ta bày tỏ niềm tự hào về giống dòng dân tộc.
GV: Sau khi kết duyên một thời gian, Âu Cơ có mang. Chuyện sinh nở của Âu Cơ được kể như thế nào?
HS: - Sinh ra bọc trăm trứng.
 - Nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ.
 - Đàn con không cần bú mớm, tự lớn như thổi, khôi ngô, khoẻ mạnh.
(Treo bảng phụ)
GV: Con có nhận xét gì về chuyện sinh nở của Âu Cơ?
HS: Khác thường.
GV giảng: Lại thêm những chi tiết kì lạ. Còn gọi là yếu tố thần kì, yếu tố hoang đường, chi tiết tưởng tượng kì ảo.
GV: Con hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
HS: Là những chi tiết không có thực.
GV: Vậy tác dụng của những chi tiết này là gì?
HS: - Câu chuyện hấp dẫn.
 - Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật.
 - Linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi( Thêm yêu, tự hào về dân tộc.
GV: Là chi tiết hoang đường, không có thực nhưng “cái bọc trăm trứng nở trăm con của Âu Cơ” có ý nghĩa gì?
( HS thảo luận trong bàn)
HS: Giải thích mọi người dân Việt Nam đều cùng một cha mẹ sinh ra, đều là anh em.
GV bình: Hình ảnh “cái bọc trăm trứng nở trăm con của Âu Cơ” là một hình ảnh rất giàu ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi nhân dân ta bằng hai tiếng “đồng bào” cũng chính là bắt nguồn từ cái bọc trăm trứng này. “Đồng bào” nghĩa là cùng một bào thai . Từ trong cội nguồn, chúng ta đã là anh em ruột thịt. Từ trong cội nguồn, chúng ta đã là một khối thống nhất. Hình ảnh trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm, tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh là hình ảnh của những thiên thần. Qua đó, tác giả dân gian muốn khẳng định một điều: Con người Việt Nam là những con người có nguồn gốc cao quý, những con người khoẻ mạnh, đẹp đẽ những con người có sức mạnh tiềm tàng to lớn.
GV dẫn dắt: Do tính tình, tập quán khác nhau nên Lạc Long Quân và Âu Cơ không thể sống với nhau lâu dài được. Vì vậy đã diễn ra cảnh chia con.
GV: Vậy việc chia con của cha Rồng mẹ Tiên đã diễn ra như thế nào?
GV: Tại sao lại chia theo hai hướng lên rừng, xuống biển như vậy?
HS:
GV giảng: Rừng núi là quê mẹ, biển cả là quê cha. Các con ở đều cả hai bên nội ngoại. Điều ấy phù hợp với tâm lý người Việt, phù hợp với đặc điểm địa lý của Việt Nam, phù hợp với ý nguyện của dân tộc là mở rộng địa bàn cư trú, làm ăn, phát triển và giữ vững đất đai.
GV: Trước lúc chia tay, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ: Khi nào cần thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Con có suy nghĩ gì về
lời dặn này?
HS: ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau( Đó là một truyền thống đẹp mà chúng ta cần giữ vững và phát huy.
GV: Con hãy liên hệ với thực tế xem, ngày nay chúng ta có thực hiện được lời dạy của đức Long Quân không?
HS: Có. Đồng bào lũ lụt, người nghèo
GV: Truyện còn kể rằng các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương mười tám đời không hề thay đổi.
Theo con, các sự việc ấy có ý nghĩa gì?
HS: Giúp ta hiểu quá trình dựng nước của Hùng Vương( một triều đại có thật trong lịch sử nước ta, cách chúng ta khoảng 4000 năm). Cho ta biết dân tộc ta có từ lâu đời, Phong Châu là đất Tổ. Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững.
GV: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp con hiểu được những điều gì?
HS:.
Hđ 4.6: Hướng dẫn HS học phần ghi nhớ.
GV: Đây là hai vấn đề lớn các con cần nắm được sau khi học xong văn bản. Để giúp các con khái quát lại những điều vừa học, chúng ta cùng chú ý vào sgk tr. 8.
HS đọc.
GV: Ghi nhớ gồm mấy ý? Là những ý nào?
? Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết?
?Truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nào?
? Dân tộc ta có nguồn gốc từ đâu? ý nguyện đoàn kết, thống nhất thể hiện qua những chi tiết nào?
Hđ 4.6: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV: Con biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc tương tự truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
HS: Sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
GV: Con biết những câu ca dao nào nói về tình đoàn kết dân tộc của nhân dân ta?
HS: - Nhiễu điều
- Khôn ngoan đá đáp
GV: Con biết bài hát nào được khơi nguồn cảm xúc từ tác phẩm “ Con Rồng cháu Tiên”?
HS: - Nổi trống lên các bạn ơi.(Phạm Tuyên)
- Dòng máu Lạc Hồng (Lê Quang).
Hoạt động 5: Tổng kết bài.
GV: “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
 Câu ca dao nhắc nhở lớp lớp cháu con Lạc Hồng luôn nhớ về nguồn cội của mình để tự hào về nòi giống, để phát huy những giá trị tinh hoa của dân tộc và để giữ vững truyền thống 4000 năm lịch sử. Ngày nay, cứ đến ngày giỗ Tổ, nhân dân ta lại nô nức kéo nhau về Đền Hùng hoặc để lòng mình hướng về mảnh đất Phong Châu. Đấy là những cách chúng ta tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, đó cũng là một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống dân tộc. Cô hy vọng rằng sau khi học xong bài này, các con sẽ hiểu được về cội nguồn của mình để thêm tự hào, thêm yêu dân tộc Việt.
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
- Học bài. Làm bài tập 1, 2 SBT.
 - Soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy”
(*)  ... dÉn nÕu HS tãm t¾t ch­a ®¹t yªu cÇu.
Ho¹t ®éng 3. Tìm hiểu văn bản.
GV: Trong truyện, ai là nhân vật chính?
HS: Em bé.
GV: Em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
HS: Nhân vật người thông minh.
GV: Trong thế giới cổ tích, người ta thường dùng cách gì để chọn ra người tài giỏi? Tác dụng của hình thức này là gì?
HS trả lời. GV định hướng.
 ở truyện này cũng như ở nhiều truyện dân gian khác, người xưa thường dùng cách ra những câu đố oái oăm để phát hiện ra người tài. Cách này làm cho người được thử thách bộc lộ ngay tài năng và phẩm chất của mình. Người có trí thông minh sẽ ứng đáp ngay. Cách này còn tạo tình huống cho cốt truyện phát triển, làm cho người đọc cùng suy nghĩ và hồi hộp, hứng thú đợi chờ.
(Chuyển): Vậy các lần thử thách ấy như thế nào, con hãy đọc lại đoạn 1 của văn bản.
GV: Truyện mở đầu bằng tình huống nào? Tác dụng của việc xây dựng tình huống này trong văn bản?
HS: Quan đi khắp nước tìm người tài. Quan đã đi nhiều nơi, đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng chưa thấy ai. 
 -Tác dụng: Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.
GV: Khi gặp hai cha con em bé, quan đã đố điều gì? Thái độ của quan như thế nào?
HS: Thái độ kẻ cả, bề trên.
GV: Câu đố của quan khó ở điểm nào? Trước câu hỏi ấy, bố cậu bé có thái độ thế nào? Cậu bé có thái độ ra sao?
HS: Khó ở chỗ không ai để ý xem mình cày bao nhiêu đường trong một ngày. Bố cậu đứng ngẩn ra. Cậu bé nhanh miệng hỏi vặn lại.
GV: Câu trả lời của cậu bé khiến quan thay đổi thái độ như thế nào? Cậu bé đã bộc lộ phẩm chất gì đáng quý?
HS: Quan há hốc mồm sửng sốt.
GV bình ngắn: Điểm hấp dẫn, lí thú là ở chỗ cậu bé không trả lời câu hỏi mà đố lại viên quan, đẩy thế bí của mình sang người ra đố. Tất nhiên đây là truyện đời xưa, truyện của thế giới cổ tích.
(Hết tiết 1)
GVyêu cầu HS đọc lại phần 2 của văn bản và sau đó trả lời câu hỏi.
GV: Sau khi được phát hiện, nhà vua đã thử tài cậu bé bằng cách gì? Cậu bé thể hiện trí thông minh như thế nào?
HS trả lời.
GV dẫn dắt: Nhà vua tiếp tục thử tài cậu bé. Vua muốn thử lại trí thông minh của cậu bé một lần nữa bằng cách nào vậy?
HS trả lời.
GV: So với yêu cầu 1 của vua, thì yêu cầu lần này khó khăn ở điểm nào?
HS: Vật liệu quá nhỏ mà thành phẩm quá lớn.
GV: Vậy để thực hiện yêu cầu vua đưa ra, em bé đã yêu cầu lại điều gì? Có gì đặc biệt trong yêu cầu của em? 
HS: Cậu bé lại dùng cách cũ, đố lại sứ nhà vua: rèn một cái kim thành một con dao để xẻ thịt chim. Sự thông minh của chú bé thể hiện ở tài xử trí nhanh trước tình huống hóc hiểm, đẩy thế bí về người ra đố.
GV: Cả hai lần em bé đều giải được câu đố của vua. Điều đó xác định phẩm chất đáng quý gì ở nhân vật?
GV dẫn dắt...
GV: Sứ thần thách đố triều đình điều gì? Tại sao lại đố?
HS: Đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua 
đường ruột ốc. Vì nước láng giềng đang lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta, đang muốn dò xem nhân tài của nước ta.
GV: Thái độ của triều đình như thế nào trước lời thách đố ấy?
HS: Bao nhiêu đại thần, các ông trạng và các nhà thông thái đều bó tay.
GV: Em bé hiến kế gì? Kế ấy hay ở chỗ nào? Cách góp kế có gì lạ?
HS:...; hay ở chỗ dùng kinh nghiệm của đời sống dân gian; lạ ở chỗ chú bé vữa chơi vừa đưa ra lời giải đố.
GV: Lần này em bé thắng cuộc không phải nhờ vào trí thông minh mà nhờ vào điều gì?
HS trả lời.
GV: Con có nhận xét gì về mức độ cuả những lần thách đố trên? Căn cứ vào đâu mà con nhận xét như vậy?
GV: nhân dân ta muốn đề cao điều gì qua câu chuyện?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS học phần ghi nhớ. 
Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập.
GV nêu yêu cầu bài tập.
HS suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học. Tiết 28 kiểm tra văn 1 tiết.
- Đọc trước bài Chữa lỗi dùng từ.
I. §äc vµ kÓ.
* Bố cục: 4 phần:
- Từ đầu đến “về tâu vua”: Em bé giải câu đố của quan.
- Tiếp đến “ăn mừng với nhau rồi”: Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất.
- Tiếp đến “ban thưởng rất hậu”: Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai.
- Còn lại: Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng.
* Tóm tắt văn bản:
 Có ông vua nọ vì muốn tìm người hiền tài nên sai sứ giả đi dò la khắp nước. Đến đâu, quan cũng đặt ra những câu đố hóc búa, oái oăm. Một hôm, đi qua cánh đồng, viên quan hỏi bố con người thợ cày về số đường cày trong mỗi ngày. Cậu con trai trả lời bằng cách hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Viên quan về bẩm với vua. Vua lại thử tài, Bắt dân làng nộp con trâu đực biết đẻ. Bằng cách để nhà vua tự nói ra điều vô lí trong câu hỏi của mình, cậu bé đã giúp dân làng thoát tội. Lần thứ hai, vua yêu cầu cậu bé thịt một con chim sẻ để làm ba mâm cỗ.Vua và đình thần phục hẳn khi cậu bé yêu cầu nhà vua dùng một cây kim rèn dao cho chú thịt chim sẻ. Cuối cùng, bằng thủ thuật xâu chỉ qua con ốc vặn, cậu bé lại tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Vua ban cho cậu bé dinh thự ngay cạnh hoàng cung và phong cho cậu làm trạng nguyên.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật em bé:
 *) Các thử thách:
a) Lần thử thách thứ nhất
- Câu hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
- Lời giải của bé: Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?
--> Cậu bé là người nhanh nhạy, bản lĩnh, cứng cỏi.
b) Lần thử thách thứ hai:
- Câu đố của nhà vua dưới hình thức: Lệnh vua ban.
- Câu đố: Vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, làng phải nuôi để trâu đực đẻ làm 9 con vào năm sau và đem nộp.
- Lời giải: Cho dân làng thịt trâu, đồ gạo nếp để ăn.
+ Để vua tự nói ra điều phi lý: “Cha mày là giống đực làm sao đẻ được”. 
c) Lần thử thách thứ ba:
- Lệnh vua: thịt một con chim sẻ, dọn thành ba mâm cỗ thức ăn.
- Lời giải: Bằng cách đố lại: Yêu cầu rèn một cái kim thành một con dao để xẻ thịt chim.
--> Cậu bé thông minh hơn người, can đảm, hồn nhiên. 
d) Lần thử thách thứ tư:
- Câu đố: Xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
- Lời giải: Dùng kinh nghiệm của đời sống dân gian.
-->Cậu bé có vốn sống thực tế rất phong phú.
* Lời thách đố sau khó hơn lời thách đố trước:
- Người thách đố: Lúc đầu là viên quan, đến vua, sau cùng là sứ thần nước ngoài.
- Tính chất oái oăm của câu đố tăng lên. Thể hiện ở yêu cầu của câu đố, đối tượng, thành phần tham gia giải đố cũng phải bó tay (cha của cậu, dân làng, vua, quan, đại thần, trạng, các nhà thông thái).
2. ý nghĩa văn bản: 
- Đề cao trí thông minh của con người trong cuộc sống thực tế hàng ngày; đề cao kinh nghiệm sống, đề cao ý nghĩa thiết thực của trí thông minh.
- Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
3. Ghi nhớ: (Sgk tr.74)
III. Luyện tập:
1. So sánh nghệ thật kể của ba truyện cổ tích đã học và đọc thêm?
2. Kể lại đoạn cuối bằng lời của sứ thần.
 Ngµy so¹n: 2 / 10 / 2007
 Ngµy gi¶ng: 4 / 10 / 2007
 TiÕt 27: 
ch÷a lçi dïng tõ
(TiÕp theo)
A. Môc tiªu cÇn ®¹t : Giúp học sinh:
 - Nhận biết lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Nắm được nguyên nhân, cách sửa lỗi.
 - Vận dụng trong làm văn tự sự.
B. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn vµ häc sinh: 
 - GV: Bảng phụ, giáo án, Từ điển tiếng Việt.
 - HS: Đọc trước bài ở nhà. 
C.TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn sau:
“Bạn Tùng đi chăn bò. Vì mải chơi nên đã để đàn bò vào phá lúa nhà bà Năm. Thấy đàn bò vào phá lúa, em vội chạy đến đuổi đàn bò sang đồng cỏ gần đấy”.
- Trả lời: Đoạn văn mắc lỗi lặp từ. Sửa như sau: “Bạn Tùng đi chăn bò. Vì mải chơi nên đã để đàn bò vào phá lúa nhà bà Năm. Thấy vậy, em vội chạy đến đuổi chúng sang đồng cỏ gần đấy”.
3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ghi nhí
Hoạt động 1.Giới thiệu bài:
 ở bài trước, các con đã biết 2 lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa các lỗi ấy. Giờ học này, cô và các con sẽ tìm hiểu thêm một lỗi phổ biến nữa, đó là lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Hoạt động 2. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Hđ 2.1. Xác định lỗi
GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu của bài tập.
Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:
a) Mặc dù còn một số yếu điểm nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
GV: Con hãy gạch chân các từ dùng sai nghĩa.Vì sao con lại cho rằng chúng bị dùng sai nghĩa?
HS trao đổi và trả lời.
Hđ 2.2. Chữa lỗi
GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
HS tìm từ thay thế.
Hđ 2.3. Tìm nguyên nhân và cách chữa.
GV: Theo con, tại sao lại có hiện tượng dùng sai từ như trên? Khắc phục bằng cách nào?
HS trao đổi và trả lời.
Hoạt động 3. Luyện tập
HS lên bảng điền từ kết hợp đúng.
HS nhận xét.
GV đánh giá.
GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm vào vở.
HS nhận xét, bổ sung.
GV chữa bài.
 GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm vào vở.
HS nhận xét, bổ sung.
GV chữa bài.
Hoạt động 4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học bài.
- Giờ tới kiểm tra một tiết.
- Soạn bài Cây bút thần.
I. Dùng từ không đúng nghĩa:
* Bài tập:
 1. Xác định lỗi:
- Từ dùng sai nghĩa: yếu điểm, đề bạt, chứng thực.
+ Yếu điểm: Điểm quan trọng.
+ Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (Thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu, cử).
+ Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
 2. Chữa lỗi:
- Thay yếu điểm bằng nhược điểm (Điểm còn yếu kém, điểm yếu).
- Thay đề bạt bằng bầu (chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu hoặc giữ một chức vụ nào đấy).
- Thay chứng thực bằng chứng kiến (Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra).
 3. Nguyên nhân và cách chữa:
* Nguyên nhân:
- Không biết nghĩa của từ.
- Hiểu sai nghĩa của từ.
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.
* Khắc phục:
- Không hiểu hoặc chưa hiểu thì không dùng từ.
- Khi chưa hiểu rõ nghĩa thì tra từ điển.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1. Nhận diện các kết hợp từ đúng.
- Bản tuyên ngôn - Bức tranh thủy mặc
- Tương lai xán lạn - Nói năng tuỳ tiện
 - Bôn ba hải ngoại
 Bài tập 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải đắn đo, suy nghĩ.
 Bài tập 3. Chữa lỗi từ dùng sai nghĩa.
a. Từ tống là chỉ động tác bằng tay, vì vậy không thể đi với một cú đá, mà phải thay bằng từ tung. Nếu cứ để chữ tống thì lại phải thay từ đá thành từ đấm: tung một cú đá, tống một cú đấm.
b. Thay từ bao biện bằng từ nguỵ biện, thay từ thật thà bằng từ thành thật: thành thật nhận lỗi, không nên nguỵ biện.
c. Thay từ tinh tú bằng từ tinh tuý: giữ gìn những cái tinh tuý của văn hoá dân tộc.
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 T1T27.doc