Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 26: Thường thức mĩ thuật Vài nét về mĩ thuật Ý (I -ta -li -a) thời kì phục hưng

Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 26: Thường thức mĩ thuật Vài nét về mĩ thuật Ý (I -ta -li -a) thời kì phục hưng

TUẦN 26 Ngày soạn

Tiết 26- Bài 26: Thường Thức Mĩ Thuật

VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý (I -TA -LI -A)

THỜI KÌ PHỤC HƯNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Học sinh hiểu được một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kỳ Phục hưng Ý.

- Học sinh có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong đó có mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng dạy - học.

Giáo viên.

- Một số sách tham khảo viết về mĩ thuật thời kì này.

- Một số tranh ảnh Phiên bản trong giai đoạn này của các hoạ sĩ được giới thiệu trong bài.

Học sinh:

- Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về nghệ thuật thời kì Phục hưng trên báo chí.

2. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc theo nhóm

- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 26: Thường thức mĩ thuật Vài nét về mĩ thuật Ý (I -ta -li -a) thời kì phục hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn
Tiết 26- Bài 26: Thường Thức Mĩ Thuật
Vài nét về mĩ thuật ý (i -ta -li -a)
Thời kì phục hưng
I. Mục tiêu bài học.
	- Học sinh hiểu được một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kỳ Phục hưng ý.
- Học sinh có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong đó có mĩ thuật ý thời kì Phục hưng.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy - học.
Giáo viên.
- Một số sách tham khảo viết về mĩ thuật thời kì này.
- Một số tranh ảnh Phiên bản trong giai đoạn này của các hoạ sĩ được giới thiệu trong bài.
Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về nghệ thuật thời kì Phục hưng trên báo chí.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc theo nhóm
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
III. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp
2- Kiểm tra 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự phát triển của mĩ thuật ý thời Phục hưng.
	? Nghệ thuật thời kì này(đặc biệt mĩ thuật ) được phát triển như thến nào.
	? Lí tướng thẩm mĩ của thời kì này là gì. con người muốn vươn tới những mong muốn gì trong cuộc sống.
	? Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ thời kì này phát triển như thế nào?
	? Mĩ thuật thời kì này được phát triển qua mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?
	( Phát triển qua 3 giai đoạn chính)
	? Giai đoạn đầu được phát triển ở những trung tâm nghệ thuật nào? Gắn với tên tuổi của những hoạ sĩ nào.
	? Xi-ma-buy là hoạ sĩ như thế nào?
	? Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn gì?
	? Giai đoạn này phát triển ở những trung tâm nào? Gắn với giai đoạn này là những hoạ sĩ nào?
	? Trung tâm Phơ-lo-răng-xơ đã tạo ra tên tuổi của những hạo sĩ nào?
	? Trong giai đoạn này có đặc điểm gì nổi bật.
	? Giai đoạn này mĩ thuật ý phát triển như thế nào?
	? Trung tâm nghệ thuật lớn nhất lúc này được đóng ở đâu? Tại trung tâm này đã đóng góp cho lịch sử mĩ thuật nhân loại những hoạ sĩ như thế nào?
	? Vì sao giai đoạn này còn gọi là thời kì đại Phục hưng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng.
	? Mĩ thuật ý thời kì Phục hưng có những đặc điểm gì nổi bật?
1. Sự phát triển của mĩ thuật ý thời Phục hưng.
	- Nghệ thuật, đặc biệt là mĩ thuật phát triển rất mạnh. 
	- Lí tưởng thẩm mĩ của thời phục hưng là lí tưởng về một cuộc sống hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần; con người muốn vươn tới cái đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, một vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ.
	- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ cùng phát triển mạnh mẽ; xuất hiện những hoạ sĩ thiên tài mà các tác phẩm của họ đã trở thành những di sản văn hoà quý báu cho nhân loại.
1. Giai đoạn đầu (thế kỉ XIV)
	- Là thời kì mở đầu đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới với hai trung tâm lớn là Phơ-lo-răng-xơ và Xiên-nơ, cùng với tên tuổi của hoạ sĩ Xi-ma-buy và người học trò tài năng của ông là Giốt-tô.
	- Xi-ma-buy được coi là người hoạ sĩ đầu tiên của ý sáng tác theo xu hướng hiện thực với các bức tranh tường, các bức bích hoạ vẽ theo sự tích kinh thánh.
2. Giai đoạn tiền phục hưng. (thế kỉ XV).
	- Trung tâm nghệ thuật lớn ở giai đoạn này là Phơ-lo-răng-xơ và vơ-ni-dơ.
	- Phơ-lo-răng-xơ là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và nghệ thuật. Được coi là trường học lớn vì đã tạo ra nhiều danh hoạ nổi tiếng như Ma-dắc-xi-ô; Bốt-ti-xen-li
	- Đ2 của giai đoạn này là các hoạ sĩ thường dùng các đề tài tôn giáo với các nhân vật trong Kinh thánh, các đề tài lịch sử với các nhân vật huyền thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người lúc bấy giờ. 
3. Giai đoạn Phục hưng cực thịnh (thế kỉ XVI).
	- Giai đoạn này, mĩ thuật ý phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực.
	- Trung tâm nghệ thuật lớn nhất lúc này là Rô-ma, nơi đã đóng góp cho lịch sử nhân loại những hoạ sĩ tài năng, những con người uyên bác, đa tài như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê
	- Vì giai đoạn này đã thực sự thanh toán được những rơi rớt của nghệ thuật trung cổ, đánh dấu sự nảy nở của những phẩm chất mới đã chứng minh qua các tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ nổi tiếng.
II. Một vài đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng.
	- Thường dùng đề tài tôn giáo và thuần thoại để tái tạo khung cảnh cuộc sống và con người đương thời.
	- Hình ảnh con người được cdiễn tả có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực. Các hoạ sĩ đã diễn tả được ánh sáng, chiều sâu của không gian trong tác phẩm.
	- Các hoạ sĩ thường là người uyên bác, đa tài.
	- Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời và ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- Đây là bài khái quát về mĩ thuật ý thời kì Phục hưng, GV hệ thống, củng cố lại kiến thức bằng các câu hỏi ngắn gọn để Hs dễ hiểu, dễ nhớ:
	+ ?Nêu tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng.
	+ ? Nêu tên của các hoạ sĩ gắn liền với các giai đoạn phát triển của thời kì Phục hưng.
	+ ? Em hãy nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật Phục hưng.
	- GV nhận xét chung tiết học.
 5. Hướng dẫn HS về nhà.
	- Sưu tầm thêm tranh về thời kì Phục hưng.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày .. tháng  năm 2008
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc