Tiết 11+12 – Bài 11+12: Vẽ Theo Mẫu
LỌ HOA VÀ QUẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật mầu.
- Vẽ được một bức tranh tĩnh vật mầu lọ, hoa và quả.
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Tranh, mẫu vẽ.
- Tranh hướng dẫn, minh hoạ cách vẽ.
- Giấy, màu để hướng dẫn cách vẽ màu ở lớp.( tiết 1 vẽ hình tiết 2 vẽ mầu)
* Học sinh:
- Giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy.
- Sưu tầm bài vẽ tranh tĩnh vật màu.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
Tuần 11+ 12 Ngày soạn: Tiết 11+12 – Bài 11+12: Vẽ Theo Mẫu Lọ hoa và quả I. Mục tiêu bài học. - HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật mầu. - Vẽ được một bức tranh tĩnh vật mầu lọ, hoa và quả. - Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Tranh, mẫu vẽ. - Tranh hướng dẫn, minh hoạ cách vẽ. - Giấy, màu để hướng dẫn cách vẽ màu ở lớp.( tiết 1 vẽ hình tiết 2 vẽ mầu) * Học sinh: - Giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy. - Sưu tầm bài vẽ tranh tĩnh vật màu. 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. III. tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức lớp B. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 1: Vẽ hình 1 Hoạt động 1: - Tìm và chọn nội dung đề tài. GV giới thiệu một số bài vẽ tranh tĩnh vật mầu đẹp cho HS quan sát nhằm gây hứng thú cho HS, đồng thời đặt câu hỏi: ? Đây là thể loại tranh gì? ? Tranh vẽ những gì? ? Mầu sắc của tranh như thế nào? GV giới thiệu về tranh tĩnh vật: Thường vẽ đồ vật ở dạng tĩnh. ? Tranh thường treo ở đâu? GV bàu mẫu ở nhiều góc độ và nhiều cách, sau đó gợi ý cho HS nhận xét về bố cục (mẫu đẹp và mẫu chưa đẹp). 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ GV dựa vào mẫu, đồng thời vẽ phác lên bảng hay chỉ ra ở tranh minh hoạ để hướng dẫn HS cách vẽ theo trình tự chung. - Vẽ phác hình. GV hướng dẫn HS quan sát ở mẫu cụ thể để thấy được: + Hình bao quát của mẫu. + Đặc điểm của mẫu: - Vẽ phác hình lớn, nhỏ. + Tỉ lệ giữa lọ, hoa và quả. - Vẽ phác mảng đậm nhạt. - Vẻ đẹp của mẫu: Tương quan, tỉ lệ giữa lọ, hoa, quả và mầu sắc của chúng. - HS nhận xét mẫu theo gợi ý trên. 3. Hoạt động 3: Thực hành. GV hướng dẫn HS kĩ hơn về tỉ lệ, bố cục, mầu sắc, hình, mảng. 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. -Tranh tĩnh vật Thường treo trong phòng ở, nơi làm việc cho căn phòng thêm đẹp, lịch sự. 2. Cách vẽ. - Vẽ phác hình. - Vẽ phác hình lớn, nhỏ. - Vẽ phác mảng đậm nhạt. 3. Thực hành. Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả ( vẽ hình ) Tiết 2: Vẽ mầu 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét. GV bày mẫu như tiết . (?) Các em quan sát vào mẫu xem đã bày như bài vẽ của mình ở tiết 1 chưa. Quan sát xem chiều hướng chiếu vào vật mẫu như thế nào. (?) Độ đậm nhạt khi ánh sáng tác động vào vật mẫu có bị thay đổi không. (?) Mầu sắc của các vật mẫu ntn. 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s cách vẽ. (?) Khi vẽ mầu cho bài vẽ theo mẫu chước tiên chúng ta phải làm gì. (?) Nên tô mầu như thế nào cho bài vẽ. (?) Khi vẽ mầu chúng ta cần phải chú ý tới điểm gì? 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành. - Vẽ tranh tĩnh vật mầu. 1. Quan sát và nhận xét. - GV hướng dẫn các em quan sát mẫu như tiết 1, và quan sát chiều hướng của ánh sáng chiếu trực tiếp vào vật mẫu. - Độ đậm nhạt được thay đổi khi ánh sáng chiếu vào vật mẫu. - Mầu sắc được phụ thuộc vào mầu của vật mẫu. 2. Cách vẽ. - Vẽ phác mảng. - Tô mầu theo độ đậm nhạt, mầu sắc của mẫu. - Chú ý: + Độ đậm nhạt của mầu. + Tương quan giữa các mầu. + Vẽ mầu theo cảm nhận riêng của mình. 3. Thực hành. Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả ( vẽ mầu ) 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho HS xem và tự nhận xét, rút kinh nghiệm về: + Bố cục. + Hình vẽ. + Phác mảng đậm nhạt. + Mầu sắc. * Nhận xét, đánh giá, xếp loại: - Chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của bài vẽ. - Tuyên dương, động viên, khích lệ HS. C. Hướng dẫn HS về nhà. - Về nhà tập quan sát, và vẽ những bài vẽ có mẫu tương tự. - Chuẩn bị bài sau. IV. Rút kinh nghiệm Ngày .. tháng năm 20 ký Duyệt
Tài liệu đính kèm: