Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi

- Thấy hòn bi gỗ nổi, hòn bi sắt thì chìm

- Vì bi sắt nặng, bi gỗ nhẹ

Được, VD: cái lá nhẹ thì nổi, hòn đá nặng thì chìm

HÑ 2: Tìm hieåu khi naøo vaät noåi, vaät chìm.(15’)

- HS quan sát thí nghiệm GV làm

Nhận xét: Chiếc đinh chìm. Quả trứng gà lơ lững. Miếng gỗ nổi.

- C1: HS làm việc cá nhân.

- Chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực P hướng xuống và lực đẩy Acsimet FA hướng lên.

C2: + Có xảy ra 3 trường hợp: + 3 HS lên bảng biểu diễn lực.

+ Chọn cụm từ thích hợp.

Đại diện nhóm trình bày bài làm lên bảng.

GV + cả lớp nhận xét - chỉnh sửa - hoàn thành.

- HS giải thích.

- HS nêu kết luận.

HS: Vật nổi

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lững.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
2. Kỹ năng : Làm thí nghiệm , phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
3. Thái độ: Nghiêm túc , hợp tác.
II. Chuẩn bị:
GV cho mỗi nhóm: 
1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh.
- 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín, hình vẽ tàu ngầm. 
III. Hoạt động dạy- học:
1.On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet? Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức? 
3. Bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa HS
Hoaït ñoäng cuûa GV
Noäi dung ghi
HÑ1:Toå chöùc tình huoáng hoïc taäp.(2’)
- Thấy hòn bi gỗ nổi, hòn bi sắt thì chìm
- Vì bi sắt nặng, bi gỗ nhẹ
Được, VD: cái lá nhẹ thì nổi, hòn đá nặng thì chìm
-Khi thả một hòn bi gỗ và một hòn thép vào nước thì thấy thế nào? Vì sao?
- Vậy nói chung là vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi được không? Cho ví dụ?
- Ay thế mà lại có những trường hợp ngược lại: cái kim nhẹ hơn cái tàu thủy rất nhiều, thế mà tàu nổi, kim chìm, tại sao?
Để trả lời câu hỏi đặt ra, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài “ Sự nổi”.
HÑ 2: Tìm hieåu khi naøo vaät noåi, vaät chìm.(15’)
- HS quan sát thí nghiệm GV làm
Nhận xét: Chiếc đinh chìm. Quả trứng gà lơ lững. Miếng gỗ nổi.
- C1: HS làm việc cá nhân.
- Chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực P hướng xuống và lực đẩy Acsimet FA hướng lên.
C2: + Có xảy ra 3 trường hợp: + 3 HS lên bảng biểu diễn lực. 
+ Chọn cụm từ thích hợp. 
Đại diện nhóm trình bày bài làm lên bảng.
GV + cả lớp nhận xét - chỉnh sửa - hoàn thành.
- HS giải thích.
- HS nêu kết luận.
HS: Vật nổi
- GV tiến hành TN biểu diễn: Thả chiếc đinh vào nước, thả quả trứng gà vào. Thả miếng gỗ vào. Nêu nhận xét.
GV: Để cho vật nổi, chìm ta cần điều kiện gì?
- Yêu cầu HS trả lời C1.
- GV: Có thể xảy ra những trường hợp nào đối với 2 lực P và FA trên? Yêu cầu 3 HS lên bảng biểu diễn lực 3 trường hợp trên?
- GV dùng hình vẽ trên giấy phát cho mỗi nhóm.
Yêu cầu đại diện nhóm dán bài làm lên bảng phụ
- GV yêu cầu học sinh nói lại cho từng thí nghiệm trên: cây đinh chìm vì sao? Miếng gỗ nổi vì sao? Quả trứng lơ lửng vì sao?
GV: Nêu điều kiện vât nổi, vật chìm, vật lơ lửng - yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
- GV: Ơ trường hợp b: P = FA tính lực đẩy Acsimet thì được, còn trường hợp a,c lực đẩy FA nhỏ hoặc lớn hơn P thì tính như thế nào? Ơ đây người ta chỉ xét trường hợp c. trường hợp c là trường hợp vật như thế nào?
I. Ñieàu kieän ñeå vaät noåi, vaät chìm:
- Nhúng một vật vào chất lỏng thì:
- Vật chìm xuống khi trọng lượng Plớn hơn lực đẩy Acsimet FA:
 P > FA.
- Vật nổi lên khi
 P < FA.
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi
 P = FA
HÑ3: Tìm hieåu veà ñoä lôùn cuûa löïc ñaåy Acsimet: Khi vaät noåi treân maët thoaùng cuûa chaát loûng.(15’)
- C3: Vì Pgỗ < FA
C4: Có bằng nhau. Vì vật đứng yên thì hai lực này là 2 lực cân bằng.
- HS đọc C5: Hoạt động nhóm chọn câu đúng là A, C, D.
- HS: Có giống nhưng V ở đây là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ( cũng là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng).
- HS nêu nhận xét.
- HS: V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chổ( cũng là thể tích của vật).
- HS: V sẽ giảm vì không còn là thể tích của vật mà là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng
- HS: FA càng giảm.
- HS: FA càng gần bằng P.
- HS: Nhô lên đến khi nào 
FA = P thì không còn nhô lên nữa vì FA = P là 2 lực cân bằng -> vật sẽ đứng yên.
 - HS trả lời
- HS: FA = P là 2 lực cân bằng vì vật đứng yên.
- HS: Chịu tác dụng của P, lực nâng của đáy bình N và lực đẩy của chất lỏng.
- HS: Phương thẳng đứng, chiều của lực đẩy FA và N hướng lên còn P hướng xuống.
- HS: thì P = FA + N và P cân bằng với FA và N
- Yêu cầu HS trả lời các câu c.
C3: Giải thích lại vì sao miếng gỗ nổi?
- Yêu cầu HS trả lời C4
GV ghi C5 lên bảng phụ: Yêu cầu HS đọc và hoạt động nhóm.
- GV: Vậy độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng có giống độ lớn của lực đẩy Acsimet ở bài học trước không?
- Yêu cầu HS nêu nhận xét.
- GV giải thích cho HS: Vì sao, độ lớn của lực đẩy Acsimet 
FA = P = d.V khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
- Khi vật đang nổi: FA > P và FA = d.V( V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ) 
- Vật nổi dần lên -> Khi nhô khỏi mặt chất lỏng thì V trong FA = d.V sẽ thế nào?
- GV: Càng nhô lên thì V càng giảm -> FA thế nào?
- Lúc đang nổi: FA > P mà FA càng giảm thì FA thế nào với P?
- Vật nhô lên đến bao giờ? Có biết vì sao vậy không?
- GV: Tương tự, còn trường hợp vật chìm xuống đến đáy bình thì vật nằm yên tại đó. Vậy FA, P có phải là 2 lực cân bằng không?
- Thường là HS nhằm lẫn cho là FA = P như trường hợp trên thì GV bắt đầu đặt vấn đề cho HS.
- Một vật nằm yên tại đáy bình sẽ chịu tác dụng của những lực nào?
- Phương, chiều của 3 lực này thế nào?
- Vật nằm yên tại đáy bình thì ta có điều gì ở 3 lực trên?
II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet:
 trong đó:
V: là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng ( không phải là thể tích của vật)
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng.
HÑ4: Vaän duïng – cuûng coá (15’)
HS nêu : Vật chìm: P > FA
 Vật nổi: P < FA 
 Vật lơ lững: P = FA
HS: FA = d.v 
- HS: 
- HS: Có, bỏ thêm muối vào vì bỏ thêm muối vào làm trọng lượng riêng của nước muối tăng lên vì lớn hơn trọng lượng riêng của quả trứng.
- GV yêu cầu HS nêu lại vật nổi, chìm, lơ lửng
- GV nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi?
- GV yêu cầu HS giải C6 
- Gọi 1 HS lên bảng giải. Cả lớp nhận xét.
- GV: Qua bài tập C6 ta có điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng thế nào?
- GV: Ngoài cách so sánh P và FA ta còn so sánh dv và dl để biết vật nổi, chìm, lơ lửng.
- GV cho HS trả lời câu hỏi mở bài của Bình và An
 . P không đổi, V càng lớn - d càng nhỏ
- C9 GV yêu cầu cá nhân làm việc. GV dùng bảng phụ ghi sẳn đề và cho 3 HS lên giải. HS nào có đáp án đúng và sớm nhất - sẽ có phần thưởng.
- GV đặt vấn đề: Trường hợp quả trứng lơ lửng trong chất lỏng, có cách nào làm cho quả trứng nổi lên mặt nước không? Vì sao?
- GV: Dựa vào hiện tượng trên hãy giải thích tại sao nông dân ta nấu nước mắm dừa lại bỏ những hạt cơm nguội vào thấy hạt cơm nổi lên thì ta ngừng nấu. Làm vậy thì nước mắm được bảo quản lâu không?
HS giải thích đúng cho điểm.
-GV:các em thừa biết dầu nhẹ hơn nứơc nên nổi lên trên mặt nước. Trong hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu. Lớp dầu này sẽ loang toả trên mặt nước ngăn cản việc hoà tan oxi vào nước. Vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ sẽ bị chết và còn làm ô nhiễm nguồn nước sử dụng của con người.
Trong hoạt động sản xuất cũng thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn( no,no2,co3,h2s . . .) đều nặng hơn không khí. Vì vậy chúng ta có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất, sẽ ảnh hưỏng trầm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người.
Vì vậy, nơi tập trung đông người, trong các nhà máy cần có biện pháp lưu thông không khí như quạt gió, có các ống khói, . . 
 Hạn chế thải khí độc hại.
 Biện pháp an toàn trong vận chuyển, khai thác dầu, có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.
III. Vận dụng
C6 : Ta có: P = dv.Vv
FA = dl.Vv
Vật chìm: P > FA 
 dv.Vv > dl.Vv, dv > dl.
-Vật nổi: P < FA 
 dv.Vv < dl.Vv , dv < dl.
-Vật lơ lững: P = FA 
 dv.Vv = dl.Vv, dv = dl.
HS: Vật nổi khi: dv < dl. 
Vật chìm khi: dv > dl. 
Vật lơ lững khi: dv = dl.
- C7: Tàu thép nổi vì dtàu dnước.
- C8: Hòn bi thép nổi trong thủy ngân vì dthép < dthủy ngân.
- C9: FAM = FAN. 
FAM < PM. 
FAN = PN. 
PM > PN.
Tự kiểm tra:
Tại sao người không biết bơi khi rơi xuống nước lại cần bám vào một cái phao? HS về nhà tự kiểm tra và giải thích.
Ai có lý? 
- Bạn Thảo: “ Khối chì nhúng trong một khối lỏng bất kì thì luôn luôn chìm.”
- Bạn Phương: “ Theo mình biết thì khối chì có thể nổi trong một chất lỏng nào đó?”
 - Em hãy cho biết ý kiến của bạn nào đúng?
4. Hướng dẫn về nhà:(1’)
- Học thuộc và hiểu phần ghi nhớ.
- Làm lại các câu c vào vở bài tập.
- Giải bài tập 12.1 -> 12.7 SBT.
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”: Dựa vào kiến thức thu được giải thích khi nào tàu nổi lên, chìm xuống?
- Đọc tìm hiểu bài “ Công cơ học” tìm ra điều kiện để có công cơ học. Công thức tính công.
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet13.doc