Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương II về cơ năng, nhiệt năng và chuyển động nhiệt của phân tử, nguyên tử.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

Tự tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực thảo luận hợp tác nhóm làm việc.

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 09/03/2022
Tiết 25 Ngày soạn: 11/03/2022
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương II về cơ năng, nhiệt năng và chuyển động nhiệt của phân tử, nguyên tử.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
Tự tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực thảo luận hợp tác nhóm làm việc.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức KHTN: 
+ Nhận thức được các chất được cấu tạo như thế nào?
+ Nhận thức được các hình thức truyền nhiệt.
- Năng lực tìm hiểu KHTN: 
+ Tìm hiểu sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
+ Tìm hiểu mối liên hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học: 
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và giải một số bài tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi và BT.
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Ôn tập trước ở nhà những kiến thức đã học trong chương II.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi, hăng hay trước khi vào bài học.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong chương II.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
● Báo cáo, thảo luận:
GV lần lượt gọi ngẫu nhiên 02 HS lên bảng tóm tắt kiến thức.
● Kết luận, nhận định:
GV yêu cầu những HS còn lại nêu nhận xét về sản phẩm hoạt động của 02 HS trên, GV sửa chữa, nhận xét bổ sung, thống nhất kiến thức.
I. Tóm tắt lý thuyết:
1. Cấu tạo chất:
- Mọi vật chất đều được cấu tạo từ nguyên tử.
- Giữa các nguyên tử có khoảng cách.
2. Nhiệt năng:
- Tổng động năng của các phân tử gọi là nhiệt năng.
- Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.
2. Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập:
a. Mục tiêu: Học sinh nắm vững lý thuyết thông qua trả lời các câu hỏi.
b. Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Chuyển giao nhiệm vụ:
GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi của GV.
● Báo cáo, thảo luận:
GV lần lượt gọi đại diện các nhóm đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
● Kết luận, nhận định:
GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của các nhóm, GV sửa chữa, nhận xét bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
II. Câu hỏi lý thuyết:
- Hãy mổ tả TN Brown ?
 Trả lời:
Năm 1827, nhà bác học Brown khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước đã nhận thấy chúng chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Hãy giải thích TN Brown ?
 Trả lời:
Nguyên nhân làm cho các hạt phấn hoa trong TN Brown chuyển động là do các phân tử nước chuyển động kéo theo các hạt phấn hoa chuyển động.
- Nhiệt lượng là gì ?
 Trả lời:
Phần nhiệt năng mà vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- Dẫn nhiệt là gì? Trình bày các hình thức dẫn nhiệt ?
 Trả lời:
- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của cùng một vật.
- Có hai hình thức truyền nhiệt:
+ Đối lưu là hình thức truyền nhiệt thành dòng.
+ Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS thông qua các BT trắc nghiệm.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của BT trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra các BT trắc nghiệm, yêu cầu HS chọn đáp án đúng.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời các BT trắc nghiệm.
● Báo cáo, thảo luận:
GV lần lượt gọi 03 HS ngẫu nhiên trả lời các BT trắc nghiệm trước cả lớp.
● Kết luận, nhận định:
GV gọi những HS còn lại nêu nhận xét câu trả lời của bạn, GV sửa chữa, bổ sung, thống nhất các câu trả lời.
III. Bài tập trắc nghiệm:
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
 Lời giải:
Chọn D: Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3
B. Lớn hơn 100cm3
C. Nhỏ hơn 100cm3
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao ?
 Lời giải:
Chọn C: Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.
Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì:
A. kích thước mỗi phân tử khí giảm
B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm
C. Khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
D. Số phân tử khí giảm
 Lời giải:
Chọn B: Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu:
Thông qua kiến thức đã học, HS vận dụng để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày và giải một số BT định tính.
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân để giải các BT mà GV đưa ra.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Chuyển giao nhiệm vụ:
GV ghi BT lên bảng, yêu cầu HS làm.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân giải các BT mà GV đưa ra.
● Báo cáo, thảo luận:
GV gọi ngẫu nhiên 03 HS lên bảng làm BT.
● Kết luận, nhận định:
Những HS còn lại nêu nhận xét, GV chỉnh sửa, nhận xét bổ sung, thống nhất lời giải.
IV. Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Mô tả hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
 Lời giải:
Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách, nếm nước có vị mặn chứng tỏ nước được cấu tạo từ các hạt riêng biệt chứ không phải liền 1 khối
Bài tập 2: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
 Lời giải:
Vì các hạt vật chất và khoảng cách giữa chúng rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được nên trông chúng có vẻ như liền một khối.
Bài tập 3: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
 Lời giải:
Vì nước nóng làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_on_tap_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.docx