Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào

2. Năng lực:

- Tiến hành thí nghiệm, tổng hợp kết quả thí nghiệm

3. Phẩm chất:

- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy chiếu vật thể

2. Học liệu: SHD KHTN 8; SBT lí 8

III. Tiến trình dạy học

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2022
Ngày giảng: 30/3(8D);..........(8A); .........(8E)
CHỦ ĐỀ : NHIỆT VÀ TRUYỀN NHIỆT
Tiết 31: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Biết đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào
2. Năng lực:
- Tiến hành thí nghiệm, tổng hợp kết quả thí nghiệm
Phẩm chất:
- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy chiếu vật thể
2. Học liệu: SHD KHTN 8; SBT lí 8
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, dự đoán độ tăng nhiệt độ phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS tổ chức chơi trò chơi.YC thực hiện phần khởi động A.1
Dùng ngọn lửa đèn cồn làm nóng một lượng nước trong cốc
Nhiệt lượng mà nước nhận được phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: Phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ, vào và khối lượng của vật.
HS dự đoán: Phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ, vào chất cấu tạo nên vật và khối lượng của vật.
- Hãy đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó?
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào 
Mục tiêu: Kể được các ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc các yếu tố quyết định độ lớn của một vật thu vào để nóng lên.
-YC đọc tài liệu và cho biết để kiểm tra xem nhiệt lượng một vật nhận được phụ thuộc vào mỗi yếu tố như thế nào chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- HS nêu 3 thí nghiệm cần thực hiện, cụ thể cho từng thí nghiệm
- Với thí nghiệm 1 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào đun lâu hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc có khối lượng lớn hơn đun lâu hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào khối lượng
- Với thí nghiệm 2 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào tăng nhiệt độ nhiều hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc đun lâu hơn có độ tăng nhiệt độ nhiều hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ
- Với thí nghiệm 3 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào đun lâu hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc nước đun lâu hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào chất làm vật
Qua các thí nghiệm rút ra nhận xét: nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào?
* KL: GV chốt lại cho HS biết được nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào 
I/ Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào:
1. Thí nghiệm
a) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng khác nhau; t = nhau; t t
C2: khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn
b) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng như nhau
Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
c) Một cốc chứa nước, một cốc chứa rượu có khối lượng như nhau
Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt đọ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
* Nhiệt lượng .phụ thuộc 3 yếu tố:
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Vận dụng công thức, nhận xét để giải thích các hiện tượng
GV chiếu câu hỏi lên màn chiếu
HS suy nghĩa trả lời
HS khác chia sẻ và nhận xét
GV nhận xét và chia sẻ
Câu 1:  Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:
A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.
Câu 2:  Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên:
A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
* Hướng dẫn về nhà
HD bài cũ: Nhiệt lượng mà vật nhận được phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HD bài mới: 
- Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng?
- Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Sự truyền nhiệt xảy ra đến khi nào thì dừng lại?
- Dự đoán nhiệt lượng một vật tỏa ra và vật kia thu vào khi hai vật tiếp xúc với nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_25_phuong_trinh_can_bang_nhiet.doc