Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Bài 48: Mắt

Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Bài 48: Mắt

GV: Yêu cầu HS theo dõi vào SGK và trả lời câu hỏi:

+ Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?

+ Bộ phận nào của mắt là 1 thấu kính hội tụ?

Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không?

Bằng cách nào?

+ Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?

− GV: Mắt và máy ảnh có đặc điểm gì giống và khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào

doc 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Bài 48: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 48: MẮT
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
− Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
− Nêu được chức năng thủy tinh thể và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
− Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn.
− Biết cách thử mắt.
Kĩ năng.
− Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh Vật lí.
− Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
Thái độ:
− Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
CHUẨN BỊ.
− 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc.
− 1 mô hình con mắt.
− 1 bảng thử mắt của y tế.
HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph).
GV: Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận đó.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt (7ph).
GV
HS
NỘI DUNG
− GV: Yêu cầu HS theo dõi vào SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
+ Bộ phận nào của mắt là 1 thấu kính hội tụ?
Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không?
Bằng cách nào?
+ Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?
− GV: Mắt và máy ảnh có đặc điểm gì giống và khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào phần 2.
− GV: Yêu cầu 1 HS nhắc lại cấu tạo của máy ảnh và nêu tác dụng của từng bộ phận đó.
− GV: Yêu cầu 1 à2 HS trả lời câu C1.
− GV: Đưa ra 2 tính huống:
1. Quan sát 1 vật ở rất gần mắt.
2. Quan sát 1 vật ở xa mắt.
Em hãy nêu đặc điểm của mắt khi đó? (Hay đặc điểm của thể thủy tinh).
− GV: Tại sao mắt ta phải thực hiện quá trình đó? Quá trình đó gọi là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào phần II.
− HS: Theo dõi vào SGK và trả lời câu hỏi.
+ 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
+ Thể thủy tinh là 1 TKHT.
Tiêu cự của nó có thể thay đổi được.
Thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống.
+ Hiện lên ở màng lưới.
− HS: Trả lời câu hỏi.
− HS: Trả lời câu hỏi:
Giống nhau:
+ Thể thủy tinh và vật kính đều là TKHT.
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.
Khác nhau:
+ Thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi.
+ Vật kính có tiêu cự không đổi.
− HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
− HS: Lắng nghe.
Bài 48: MẮT
I. Cấu tạo của mắt.
1. Cấu tạo.
– 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
– Thể thủy tinh là 1 TKHT.
Tiêu cự của nó có thể thay đổi được.
Thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống.
– Hiện lên ở màng lưới.
2. So sánh mắt và máy ảnh.
– C1:
Giống nhau:
+ Thể thủy tinh và vật kính đều là TKHT.
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.
Khác nhau:
+ Thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi.
+ Vật kính có tiêu cự không đổi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt (13ph).
GV
HS
NỘI DUNG
− GV: Nhắc lại câu hỏi: Mục đích phồng lên hay dẹt xuồng của thể thủy tinh?
 − GV: Thông báo: Qúa trình thể thủy tinh co giãn, phồng lên hay dẹt xuống gọi là sự điều tiết của mắt. Hay sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
− GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về sự điều tiết.
− GV: Yêu cầu HS đọc câu C2, sau đó gọi 2 HS lên vẽ ảnh trong 2 trường hợp:
+ Khi vật ở gần.
+ Khi vật ở xa.
GV hướng dẫn HS dựng ảnh: Thể thủy tinh được biểu diễn bằng 1 TKHT, màng lưới được biểu diễn bằng 1 màn hứng ảnh. Lưu ý HS phải giữ khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới không đổi.
− GV: Qua việc dụng ảnh em có nhận xét gì về độ dài của tiêu cự?
− GV: Ta có thể quan sát được vật ở điểm rất xa và rất gần, những điểm đó gọi là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào phần III.
− HS: Trả lời câu hoi:
Là để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
− HS: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
− HS: C2.
Lên vẽ ảnh cho 2 trường hợp.
− HS: Vật càng ở xa thì tiêu cự càng dài.
II. Sự điều tiết.
– Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
– C2:
+ Vật ở gần:
A’
B’
O
B
A
F1
+ Khi vật ở xa.
F2
A’
B’
O
B
A
− Nhận xét: Vật càng ở xa thì tiêu cự càng dài.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn.
GV
HS
NỘI DUNG
− GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Điểm cực viễn là gì? 
+ Kí hiệu?
+Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là gì?
– GV: Thông báo cho HS: Những người mắt tốt có thể nhìn thấy được những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết.
− GV: Điểm cực cận là gì? Kí hiệu? Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là gì?
− GV: Thông báo cho HS: 
+ Tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt.
+ Khoảng cách từ điểm cực cận tới điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
− GV: Yêu cầu HS xác định điểm cực cận và khoảng cực cận của mình.
− GV: Chốt lại những kiến thức cần nhớ trong bài họi ngày hôm nay.
à Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
− HS: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
+ Là điểm xa nhất mắt nhìn rõ vật mà không phải điều tiết.
+ Kí hiệu: Cv.
+ Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.
– HS: Lắng nghe.
− HS:
+ Là điểm gần nhất mắt nhìn rõ.
+ Kí hiệu: Cv.
+ Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận.
− HS: Lắng nghe.
− HS: Xác định điểm cực cận và khoảng cực cận của mình.
− HS: Lắng nghe và đọc to phần ghi nhớ.
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn.
1. Điểm cực viễn.
– Là điểm xa nhất mắt nhìn rõ vật mà không phải điều tiết.
 – Kí hiệu: Cv.
– Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.
2. Điểm cực cận.
– Là điểm gần nhất mắt nhìn rõ.
– Kí hiệu: Cv.
– Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận.
– C4.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
GV
GS
NỘI DUNG
− GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C5, C6.
Gợi ý HS: Câu C5 tương tự câu C6 của bài 47.
à Gọi 1 HS lên bảng chữa câu C5.
− GV: Gọi 1 HS trả lời câu C6:
− Nhận xét câu trả lời của HS.
− GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu mục “có thể em chưa biết”
− GV: Hướng dẫn về nhà:
+ Học phần ghi nhớ.
+ Làm các bài tập trong SBT.
− HS: C5.
d = 20m.
h = 8m.
d’ = 0,02m.
h’ =?
Giải
Chiều cao của ảnh là:
− HS: C6
+ Khi nhìn 1 vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất.
+ Khi nhìn 1 vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.
IV. Vận dụng.
− C5.
d = 20m.
h = 8m.
d’ = 0,02m.
h’ =?
Giải
Chiều cao của ảnh là:
− C6:
* Nhận xét của GV:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 48 Mat1.doc