Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Hồ Thị Nhung

Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Hồ Thị Nhung

I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Đọc kĩ phần trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D ở đầu câu.

“ Quen rồi, mỗi ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Những quả bom nổ, một thứ tiếng kỳ quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp độp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”

 (Ngữ văn 9 – Tập 2)

1. Phần trích trên thuộc tác phẩm nào ?

A. Chiếc lược ngà. C. Những ngôi sao xa xôi.

B. Bến quê. D. Cố Hương.

2. Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là gì ?

A. Miêu tả. C. Biểu cảm.

B. Tự sự. D. Nghị luận.

3. Câu văn “ một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần” thuộc loại câu nào?.

A. Câu đơn. C. Câu ghép đẳng lập.

B. Câu đặc biệt. D. Câu ghép chính phụ.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Hồ Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Giáo viên ra đề : Hồ Thị Nhung Năm học : 2006-2007
 Môn : Ngữ Văn – lớp 9
 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Đọc kĩ phần trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D ở đầu câu.
“ Quen rồi, mỗi ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. 
Những quả bom nổ, một thứ tiếng kỳ quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp độp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.” 
 	(Ngữ văn 9 – Tập 2)
1. Phần trích trên thuộc tác phẩm nào ?
A. Chiếc lược ngà. C. Những ngôi sao xa xôi.
B. Bến quê. D. Cố Hương.
2. Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là gì ?
A. Miêu tả. C. Biểu cảm.
B. Tự sự. D. Nghị luận.
3. Câu văn “ một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần” thuộc loại câu nào?.
A. Câu đơn. C. Câu ghép đẳng lập.
B. Câu đặc biệt. D. Câu ghép chính phụ.
4. Văn bản có phần trích trên thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết. C. Hồi kí.
B. Phóng sự. D. Truyện ngắn.
5. Văn bản có phần trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp cả ba ngôi.
6. Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
A. Bao quát được các đối tượng.
B. Làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, xác thực. 
C. Tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
D. Tạo thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
7. Phần trích dẫn có hai đoạn văn liên kết với nhau bằng biện pháp chính nào?.
A. Phép thế. B. Phép lặp. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng. 
8. Phần đặt sau dấu hai chấm trong câu văn: “Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền” là thành phần gì?.
A. Thành phần gọi đáp. C. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán.
9. Nội dung chính của văn bản có phần trích trên là gì?.
A. Cuộc sống khó khăn ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
B. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
10. Từ nào là từ tượng thanh trong các từ dưới đây?
A. Mằn mặn. C. Không khí.
B. Âm thầm. D. Lộp độp.
11. Từ nào là từ láy trong các từ dưới đây ?
A. Vô hình. C. Mằn mặn. 	
B. Lăn lội. D. Mờ nhạt.
12. Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và thời gian sáng tác văn bản có phần trích trên?
A. Nguyên Hồng, trước 1945 C. Nguyễn Thành Long, sau 1975. 
B. Nguyễn Minh Châu, trước 1975 D. Lê Minh Khuê, trước 1975.
II. Tự luận : ( 7 điểm ) : học sinh làm bài trên giấy riêng.
Câu 1 : ( 1 điểm ) : “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nêu luận điểm chính của văn bản ấy.
Câu 2 : ( 6 điểm ): Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài : “ Mùa Xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải:
 Ta làm con chim hót.
	Ta làm một nhành hoa.
	Ta nhập vào hòa ca.
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ.
	Lặng lẽ dâng cho đời.
	Dù là tuổi hai mươi.
	Dù là khi tóc bạc.
	 ( Ngữ văn 9 – Tập 2).
Chuyên môn. Tổ trưởng. Giáo viên. 
Trường THCS Nguyễn văn Trỗi ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Giáo viên : Hồ Thị Nhung NĂM HỌC : 2006-2007
	 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 9
I. Trắc nghiệm : (3 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm .
 1. C 3. A 5. A 7. B 9. B 11. C 
 2. B 4. D 6. D 8. C 10. D 12. D 
II. Tự luận : ( 7 điểm ).
 Câu 1 : ( 1 điểm ): Luận điểm nêu chính xác, không mắc các lỗi về hình thức. 
 Luận điểm chính của văn bản : “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan là : “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.”
 Câu 2 : ( 6 điểm ) 
 A. Yêu cầu chung.
 1. Thể loại : Nghị luận về một đoạn thơ.
 2. Nội dung : nêu nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng đối với hai khổ thơ trong bài thơ : “ Mùa Xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải.
3. Hình thức : 
- Độ dài văn bản khoảng : 700 – 900 chữ.
- Bố cục : đảm bảo ba phần, rõ ràng, mạch lạc.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không sai các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Biết cách liên kết câu và liên kết đoạn, diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc.
B. Yêu cầu cụ thể: Cần làm rõ được các vấn đề sau :
1. Mở bài : Giới thiệu được bài thơ, tác giả và vị trí đoạn trích. Khái quát nội dung cảm xúc của hai khổ thơ.
2. Thân bài : 
a. Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đọan trích.
a.1. Nội dung :
- Nguyện ước muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình ( tất cả tài năng, tâm huyết ) cho mùa xuân của đất nước ( cho đời, cho nhân dân và dân tộc).
- Đó là sự khiêm nhường, lặn lẽ, hiến dâng dù lúc còn trẻ hay khi về già.
a.2. Nghệ thuật :
- Giọng điệu tha thiết, sâu lắng.
- Các điệp từ, điệp ngữ “Ta làm”, các hình ảnh : chim hót, cành hoa, nốt trầm Các biện pháp tu từ như : hóa dụ, ẩn dụ, từ láy
- Đại từ “ Ta”, ý nghĩa từ “dâng”. 
b. Cảm nhận riêng về đoạn thơ.
Trên cơ sở nhận xét đánh giá ở trên, học sinh phát biểu cảm nhận riêng về một khía cạnh tâm đắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
3. Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
C. Biểu điểm :
1. Mở bài : 0,5 điểm.
2. Thân bài : 5 điểm, trong đó : 
- Nội dung và nghệ thuật : 4 điểm.
- Cảm nhận riêng về đoạn thơ: 1 điểm.
3. Kết bài : 0,5 điểm.
=============================

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_ho_thi_nhung.doc