Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Công cơ học - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Công cơ học - Năm học 2010-2011

 3.Nội dung bài mới:

 a. Đặt vấn đề:

 GV Sử dụng các tranh: Học sinh đang ngồi học bài, con bò kéo xe, lực sỹ đỡ quả tạ, máy xúc đất đang làm việc, đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu chuyển động, người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động. Đây là những hình ảnh quen thuộc của người dân chúng ta. Trong thực tế ngưòi ta quan niệm rằng mọi công sức bỏ ra để làm 1 việc đều thực hiện công, vậy trong khoa học thì công nào là công cơ học => bài mới.

 b. Triển khai bài dạy:

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Công cơ học - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
 Ngày soạn: 05/12/2010
CÔNG CƠ HỌC
A.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Nắm được khi nào có công cơ học.
 + Hiểu được công thức tính công A =F.S, nêu tên các đại lượng, từng đơn vị.
 + Phân biệt được công trong đời sống và công cơ học.
 + Biết vận dụng công thức để tính công trong từng trường hợp.
 2. Kỹ năng:
 + Phân tích lực thực hiện công
 + Kỹ năng thu thập và sử lý thông tin.
 + Kỹ năng vận dụng công thức A= F.S để tính công cơ học
 3. Thái độ: 
 + Yêu thích môn học, tính trung thực, tỉ mỉ, ý thức liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 + Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ: 
 + Tranh vẽ bò kó xe, máy xúc đất, vận động viên cử tạï.
 + CNTT để hổ trợ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Ổn định lớp - kiểm tra sỹ số: lớp 8B vắng.
FA
P
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Thả một miếng gỗ vào trong bình đựng nước (như hình vẽ) phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. FA > P vật 
 B. FA = P vật
 C. FA < P vật 
 D. FA= P chất lỏng 
 3.Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: 
 GV Sử dụng các tranh: Học sinh đang ngồi học bài, con bò kéo xe, lực sỹ đỡ quả tạ, máy xúc đất đang làm việc, đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu chuyển động, người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động. Đây là những hình ảnh quen thuộc của người dân chúng ta. Trong thực tế ngưòi ta quan niệm rằng mọi công sức bỏ ra để làm 1 việc đều thực hiện công, vậy trong khoa học thì công nào là công cơ học => bài mới.
 b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học.( 10 phút)
GV: sử dụng các tranh để phân tích cho học sinh
GV: Con bò có dùng lực để kéo xe không? Xe có chuyển dời không?
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
GV: Thông báo lực kéo của con bò thực hiện công cơ học.
GV: Lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ không? Quả tạ có dịch chuyển không?
HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Thông báo người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
GV: chốt lại hai ví dụ trên, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng so sánh về lực tác dụng và quảng đường chuyển dời và 
yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu C1.
HS: Trả lời câu C1.
Quan sát
Lực tác dụng
Quảng đường dịch chuyển
Nhận xét
Bò kéo xe
Lực sĩ đỡ tạ
Từ quan sát và nhận xét trên thầy trò ta cùng nhau rút ra một vài kết luận
GV: Yêu cầu 2 học sinh ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm làm bài C2.thời gian 2 phút.
Hoạt động 2. (10 phút)
Cũng cố kiến thức về công cơ học
GV: Nêu yêu cầu của bài tập C3 
Chia học sinh thành 4 dãy, mỗi dãy hình thành nhóm 2 thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời trước lớp 
Dãy 1: Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động.
Dãy 2: Một học sinh đang ngồi học bài.
Dãy 3: Máy xúc đất đang làm việc.
Dãy 4: Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
Sau 3 phút giáo viên gọi nhẫu nhiên học sinh trong dãy đó trả lời, học sinh dãy khác nhận xét.
GV: Yêu cầu cá nhân học sinh hoàn thành bài tập C4. 
GV: Sử dụng CNTT để hướng dẫn học sinh, cần chú ý phân tích lực
HS: Làm việc cá nhân, trả lời trước lớp
GV: Gọi học sinh khác nhận xét, thống nhất trước lớp.
F
B
A
S
Hoạt động 3.Thông báo công thức tính công ( 5 phút)
Nếu có một lực F tác dụng vào vật,
 làm vật dịch chuyển một quãng 
đường s theo phương của lực thì 
công của lực F được tính theo công thức nào?
Chú ý :
+ A = F. S được sử dụng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng 
+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực, công thức tính công tính công được học ở lớp trên
+ Vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
Hoạt động 4 (10 phút) Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài C5.
GV: Áp dụng công thức nào để tính công của lực kéo của đầu tàu?
HS: Trả lời được A= F.S
GV: Yêu cầu học sinh dưới lớp là và một học sinh lên bảng làm, học sinh khác nêu nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài C6.
Yêu cầu học đổi đơn vị về đơn vị chính
GV: Trọng lực của quả dừa bao nhiêu?
Dưới tác dụng của trọng lực quả dừa dịch chuyển 1 khoảng bao nhiêu?
HS: làm theo hướng dẫn của giáo viên
Một học sinh lên bảng tóm tắt và thống nhất đơn vị
Một học sinh lên bảg làm, học sinh kgác nêu nhận xét
GV: chốt lại vấn đề
Tương tự giáo viên sử dụng CNTT hướng dẫn học sinh làm bài C7 .
I. Khi nào có công cơ học?
 1. Quan sát và nhận xét:
 Kéo xe => t/d lực lên xe
Bò 
 Xe chạy => xe dịch chuyển
Lực kéo của con bò thực hiện công cơ học.
 đỡ quả tạ=> t/d lực 
Lực sĩ 
 Quả tạ đứng yên s’=0
Lực sĩ không thực hiện công cơ học.
 Lực t/d vào vật
C1. 
Có công cơ học
 Vật chuyển dời
2. Kết luận
C2.
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực
- Công cơ học gọi tắt là công
3. Vận dụng
C3.
a. Có lực tác dụng F > 0
 Có chuyển dời s > 0
 Người có sinh công cơ học
b. S = 0=> công cơ học = 0
c. F > 0
 S > 0
 => Có công cơ học
d. F > 0
 S > 0
 => Có công cơ học
C4.
a. Lực kéo của đầu tàu hoả
b.Lực hút của trái đất làm quả bưởi rơi
c.Lực kéo của người công nhân
II.Công thức tính công
 1. Công thức tính công cơ học
 Khi có một lực F t/d vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F là:
A= F.S
A là công của lực F, đơn vị Jun, kí hiệu J.
Chú ý: 
F
Học ở lớp trên
F
P
A = 0
2. Vận dụng
C5. Tóm tắt
F= 5000N
S = 1000 m
Tính A?
Bài giải
Công của lực kéo của đầu tàu
A= F.s = 5000N.1000m = 5.106 (J)
= 5.103kJ
Vậy công của lực kéo đầu tàu là 5.103 kJ
C6. 
Tóm tắt:
m= 2kg=> P= 20N
h= 6m
A=?
Công của trọng lực:
A= P.h = 20N. 6m= 120J
P
F
C7
.
A = 0
4. Cũng cố( Sử dụng các bài tập để cũng cố, nếu còn thời gian)
Bài tập 1
 a. Khi có .vào vật làm cho vật . thì có công cơ học.
 b. Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: .. vào vật và . vật dịch chuyển. 
 c. Công thức tính công cơ học trong đó
 A :..............đơn vị 
 F :..................đơn vị....... 
 s : ..đơn vị.
Bài 2.
Trường hợp nào sau đây, ngọn gió không thực hiện công cơ học?
 A. Gió thổi làm tốc mái nhà lên
 B. Gió xoáy hút nước đưa lên cao
 C. Gió thổi vào bức tường thành
 D. Gió thổi mạnh làm tàu bè dạt vào bờ 
Bài 3.Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là:
 A. J
 B. 0J
 C. 2J
 D. 0,5J
5. Dặn dò: 
 + Liệt kê các việc làm hàng ngày của mình về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
 + Vận dụng công thức tính công A =F.S, làm các bài tập 13.3 đến 13.12 sbt
 + Ôn tập lại các laọi máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6
 + Tự học trước bài 14 định luật về công

Tài liệu đính kèm:

  • doccong co hoc.doc