Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Hà Anh Tú

Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Hà Anh Tú

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

 - Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

2. Kĩ năng :

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ :

 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* GV : - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk

 - HS: Sách SH8, vở học và bài tập.

* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.

 

doc 206 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 62Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Hà Anh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 
Tiết 1 : Bài 1 :
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
 - Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
2. Kĩ năng :
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV : - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk
 - HS: Sách SH8, vở học và bài tập.
* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Bài mới
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không có
3. Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Tình huống: Trong lúc chơi đá bóng, Nam trượt chân ngã. Tay Nam bị gãy, đầu xương gãy lòi ra, máu chảy nhiều. Theo bạn, trong trường hợp này, chúng ta có nên đẩy xương gãy vào trong không? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này? Có thể đưa ra nhiều tình huống khác. 
HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân.
GV tổng hợp: Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu,  Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học à Bài mở đầu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học ?
+ Ngành ĐV nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?
+ Cho ví dụ cụ thể.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để:
+Trả lời các câu hỏi lệnh SGK Tr5: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú?
+Rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- GV bổ sung thông tin:
Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu:
*HS Nhóm 1,2,3,4 đọc<mục 2 /6 sgk và quan sát tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 trên bảng và trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệm vụ: Học bộ môn cần nghiên cứu vấn đề gì?
+ Ý nghĩa: Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì ?
*HS nhóm 5,6,7,8 thực hiện ‚/tr6 sgk: Dựa vào các hình trên, hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội.
+ Hãy phân tích cụ thể mối quan hệ đó?
+ Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn KH khác ?
- Y/cầu các nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác theo dõi nh.xét và b.sung (nếu sai sót).
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
GV viết lên bảng phụ một số phương pháp bộ môn : 
+ Quan sát
+Thí nghiệm
+ Đọc tài liệu
+ Suy luận
+ Vận dụng thực tiễn
+ Ghi nhớ
à Trên cơ sở các phương pháp học môn sinh học 6,7 hãy lựa chọn những phương pháp chính để nghiên cứu trên người?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV gọi ngẫu nhiên 4 hs lên bảng đánh dấu vào hàng dọc lựa chọn của mình. HS khác phân tích và nêu ý kiến cá nhân.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
+ Gv nhận xét và nêu 3 phương pháp chính.
+ Nhấn mạnh là tất cả các phương pháp trên đều quan trọng đối với môn học này.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thực hiện theo y/cầu.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
KL:
- Loài người thuộc lớp thú 
- Con người có tiếng nói chữ viết, tư duy trừu tượng hoạt động có mục đích® làm chủ thiên nhiên.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
- Cung cấp những KT về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Mối liên quan giữa môn học với các môn KH khác như y học,TDTT, hội họa.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
 - Kết hợp quan sát, thí nghiệm, và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1. Con người là một trong những đại diện của
A. lớp Chim.	B. lớp Lưỡng cư.	C. lớp Bò sát.	D. lớp Thú.
Câu 2. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
C. Biết tư duy
D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
Câu 3. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ?
1. Quan sát tranh ảnh, mô hình để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể.
2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
A. 1, 2, 3	B. 1, 2	C. 1, 3	D. 2, 3
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò cốt lõi, giúp con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên ?
A. Bộ não phát triển	B. Lao động
C. Sống trên mặt đất	D. Di chuyển bằng hai chân
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ?
1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn	2. Đi bằng hai chân
3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng	4. Răng phân hóa
5. Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành
A. 1, 3	B. 1, 2, 3	C. 2, 4, 5	D. 1, 3, 4
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác ?
A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày	B. Đi bằng hai chân
C. Nuôi con bằng sữa mẹ	D. Xương mặt lớn hơn xương sọ
Câu 8. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại	B. Tâm lý giáo dục học
C. Thể thao	D. Y học
Câu 9. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ?
A. Con người      	B. Gôrila	C. Đười ươi      	D. Vượn
Câu 10. Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất ?
A. Cu li      	B. Khỉ đột	C. Tinh tinh      	D. Đười ươi
Đáp án
1. D
2. A
3. D
4. A
5. B
6. A
7. C
8. A
9. A
10. C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
- Cho biết những lợi ích của việc học tập môn “cơ thể người và vệ sinh”?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhi ...  35. 2: Sự vận động của cơ thể
Hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể: + Bảo vệ
+ Nơi bám của cơ
- Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
Hệ cơ
- Tế bào cơ dài
- Có khả năng co dãn
Cơ co, dãn giúp cơ quan hoạt động.
Bảng 35. 3: Tuần hoàn
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Tim
- Có van nhĩ thất và van động mạch.
- Co bóp theo chu kì gồm 3 pha.
- Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông.
Hệ mạch
- Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
- Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.
Bảng 35. 4: Hô hấp
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp
Cơ chế
Vai trò
Riêng
Chung
Thở
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp.
Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
Cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
Trao đổi khí
ở phổi
- Các khí (O2; CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ khí CO2 trong máu.
Trao đổi khí
ở tế bào
- Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra.
Bảng 35. 5: Tiêu hoá
 Cơ quan thực hiện
Hoạt động Loại chất
Khoang miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hóa
Gluxit
X
X
Lipit
X
Protein
X
X
Hấp thụ
Đường
X
Axit béo và glixêrin
X
Axit amin
X
Bảng 35. 6: Trao đổi chất và chuyển hóa
Các quá trình
Đặc điểm
Vai trò
Trao đổi chất
Ở cấp cơ thể
- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài
- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài
Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa
Ở cấp tế bào
- Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong
- Thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong
Chuyển hóa ở tế bào
Đồng hóa
- Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể
- Tích lũy năng lượng
Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của tế bào
Dị hóa
- Phân giải các chất của tế bào
- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Phương pháp
Nội dung
NHIỆM VỤ2: Câu hỏi ôn tập
- Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. Phản xạ là gì? Cho một ví dụ về phản xạ. Hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
2. Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào?
3. Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài? 
4. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Nêu các biện pháp chống mỏi cơ?
5. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Bản thân em đã miễn dịch với những loại bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)? 
6. Đông máu là gì? Ý nghĩa của sự đông máu đối với đời sống con người như thế nào?
7.Ở người có những nhóm máu nào?Trình bày nguyên tắc truyền máu ở người? 
8. Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình? 
9. Trồng cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? 
10. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp. Theo em là học sinh các em cần phải làm gì? 
11.Nêu cấu tạo và hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? 
12. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?
13. Khái niệm đồng hóa, dị hóa. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
14. Thân nhiệt là gì? Cơ thể điều hòa thân nhiệt như thế nào?
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Phản xạ là gì? Cho một ví dụ về phản xạ. Hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
2. Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào?
3. Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài? 
4. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Nêu các biện pháp chống mỏi cơ?
5. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Bản thân em đã miễn dịch với những loại bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)? 
6. Đông máu là gì? Ý nghĩa của sự đông máu đối với đời sống con người như thế nào?
7.Ở người có những nhóm máu nào?Trình bày nguyên tắc truyền máu ở người? 
8. Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình? 
9. Trồng cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? 
10. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp. Theo em là học sinh các em cần phải làm gì? 
11.Nêu cấu tạo và hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? 
12. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?
13. Khái niệm đồng hóa, dị hóa. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
14. Thân nhiệt là gì? Cơ thể điều hòa thân nhiệt như thế nào?
4. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài và hoàn thiện nội dung ôn tập.
Học kỹ nội dung đề cương.
Chuẩn bị để giờ sau kiểm tra học kì I.
Tiết 38:	KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a. Mức độ nhận biết
Nêu được các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ.
Nêu được cấn tạo và chức năng của xương dài, nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ.
Nêu được đặc điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ người so với bộ xương và hệ cơ thú.
Trình bày được các nhóm máu và các nguyên tắc cần chú ý khi truyền máu ở người.
Nêu được cấu tạo và hoạt động của tim.
Nêu được khái niệm hô hấp; Các cơ quan trong hệ hô hấp; Các tác nhân có hại và biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
b. Mức độ thông hiểu
Lấy được ví dụ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong ví dụ cụ thể.
Phân biệt được sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ. Cho ví dụ.
Giải thích vì sao tìm hoạt động cả đời mà không mệt mỏi.
Hiểu tác hại của khói thuốc lá, lợi ích của việc trồng cây xanh.
Hiểu được hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non và các loại thức ăn được tiêu hóa ở ruột non.
c. Mức độ vận dụng
Tác hại của môi trường đối với hệ hô hấp. Liên hệ bản thân.
Tác hại của thuốc lá đối với cơ thể. Liên hệ bản thân.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
Giáo dục Học sinh tính cẩn thận và trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. TRỌNG TÂM
Nêu được các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ.
Nêu được đặc điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ người so với bộ xương và hệ cơ thú.
Trình bày được các nhóm máu và các nguyên tắc cần chú ý khi truyền máu ở người.
Nêu được cấu tạo và hoạt động của tim. Giải thích vì sao tìm hoạt động cả đời mà không mệt mỏi.
Hiểu tác hại của khói thuốc lá, lợi ích của việc trồng cây xanh.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chương I:
KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Nêu khái niệm phản xạ.
 Cho ví dụ về phản xạ. 
Phân tích đường đi của xung thần kinh.
Số câu: 1
40 điểm = 20 %
½ câu
20 điểm = 10 %
¼ câu
10 điểm = 5 %
¼ câu
10 điểm = 5%
Chương II:
VẬN ĐỘNG 
So sánh, nêu được điểm tiến hóa của bộ xương người so với xương thú
Số câu: 1
60 điểm = 30 %
1 câu
60 điểm = 30%
Chương III:
TUẦN HOÀN
Trình bày cấu tạo và hoạt động của tim.
Số câu: 1
60 điểm = 50 %
1 câu
60 điểm =30 %
Chương IV:
HÔ HẤP
Kể tên các tác nhân có hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
Số câu: 1
40 điểm = 20%
1 câu
40 điểm = 20%
Số câu: 4
200 điểm =100 %
Số câu: 2,5
120 điểm = 60 %
Số câu: 1,25
70 điểm = 35 %
Số câu: 0,25
10 điểm = 5 %
IV. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. (40 điểm)
	Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
Câu 2. (60 điểm)
	Nêu đặc điểm chứng minh bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú?
Câu 3. (60 điểm) 
	Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tim?
	Câu 4. (40 điểm)
	Kể tên các tác nhân có hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác 
nhân có hại đó?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời mọi kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Vi dụ: Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.
- Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ:
Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích Nơron hướng tâm tủy sống (phân tích) Nơron ly tâm cơ ở cánh tay co co tay, tay rụt lại.
20đ
10đ
10đ
2.
Các phần 
o sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỷ lệ sọ não/ mặt
Lồi cằm xương mặt
Lớn
Phát triển
Nhỏ
Không có
Cột sống
Lồng ngực
Cong ở 4 chỗ
Nở rộng sang 

ên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng – bụng 
Xương chậu
Xương đùi
Xương bàn chân
Xương gót
Nở rộng
Phát triển
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm
Lớn, phát triển về phía sau
Hẹp
Bình thường 
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ 
15đ
15đ
30đ
3.
* Cấu tạo ngoài:
- Tim có hình chóp, to bằng khoảng nắm tay, nằm giữa hai lá phổi, hơi dịch ra phía trước và lệch sang trái.
 - Bao ngoài tim có một màng mỏng gọi là màng tim.
* Cấu tạo trong:
 - Tim có 4 ngăn. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất. Giữa tâm thất và động mạch có van động mạch (van tổ chim) giúp máu lưu thông theo một chiều.
 - Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải
* Hoạt động của tim:
 - Tim co dãn theo chu kỳ gồm 3 pha, kéo dài 0,8 s
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1s.
 + Pha co tâm thất: 0,3s.
 + Pha dãn chung: 0,4s.
 - Trong 1 phút diễn ra khoảng 75 chu kì co dãn tim (nhịp tim).
20đ
20đ
20đ
4.
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NOx; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh.
- Biện pháp bảo vệ:
 + Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.
 + Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.
 + Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp. Thường xuyên dọn vệ sinh.
 + Không khạc nhổ, xả rác bừa bãi.
 + Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra bụi, các khí độc.
 + Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
10đ
5đ
5đ
5đ
5đ
5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc