Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động đều chuyển động không đều

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động đều chuyển động không đều

GV cho HS quan sát lại bảng 3.1 SGK:

GV: ở đoạn đường AB, trong 3 giây xe đi được 0.05 m

? Trong 1 giây xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

GV: trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu mét.

GV yêu cầu HS tính vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường BC, CD.

GV lưu ý với HS:

+ Vận tốc trung bình trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau.

+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường khác trung bình cộng của vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động đều chuyển động không đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tuần:	
Tiết PPCT:	
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A- Mục tiêu:
1. Về kiến thức: sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều
Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều.
Nêu được ví dụ của các loại chuyển động.
2. Về kỹ năng:
Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều có trong thực tế.
Vận dụng được công thức để tính vận tốc để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
3. Về thái độ:
HS có cảm thấy thích thú khi học được kiến thức mới
B- Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết:
1. Trọng tâm:
Định nghĩa chuyển động đều.
Định nghĩa chuyển động không đều.
Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
2. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài 3 trong SGK và SGV.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học
C- Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả bài (7 phút)
Câu hỏi 1: Độ lớn của vận tốc cho ta biết điều gì? 
Câu hỏi 2: Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào?
Câu hỏi 3: Công thức nào dùng để tính vận tốc? Đơn vị tính của các đại lượng có trong công thức?
3. Tổ chức hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: ( 3 phút)
Các em hãy nêu một số chuyển động mà các em thấy được trong cuộc sống hằng ngày (chuyển động của cánh quạt, chuyển động của xe trên đường) GV: Trong thực tế có rất nhiều loại chuyển động, và người ta đã phân chia thành 2 loại cơ bản đó là: chuyển động đều và chuyển động không đều. Như vậy để hiểu rõ hơn về hai loại chuyển động này, hôm nay các em sẽ học bài: “Chuyển động đều và chuyển động không đều”.
Bài mới:
Trợ giúp của giáo GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút)
 Giới thiệu định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều.
GV: yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần định nghĩa ở SGK.
GV nhấn mạnh thêm về sự khác nhau cơ bản của hai loại chuyển động trên. 
GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều.
GV cho HS đọc câu C1, quan sát hình 3.1, bảng 3.1. yêu cầu từng tổ thảo luận và trả lời câu C1.
GV nhận xét lại câu trả lời của các tổ.
GV cho HS đọc và trả lời câu C2 
HS đọc bài, chú ý lắng nghe, và ghi chép bài.
Suy nghĩ tìm ví dụ
Làm việc theo tổ để tìm ra câu trả lời.
HS suy nghĩ trả lời câu C2.
I. Định nghĩa:
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
+ Chuyển động không dều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
(8 phút)
GV cho HS quan sát lại bảng 3.1 SGK:
GV: ở đoạn đường AB, trong 3 giây xe đi được 0.05 m
? Trong 1 giây xe đi được quãng đường là bao nhiêu? 
GV: trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu mét.
GV yêu cầu HS tính vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường BC, CD.
GV lưu ý với HS:
+ Vận tốc trung bình trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau.
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường khác trung bình cộng của vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
HS đọc và trả lời câu C2
Chú ý trả lời những câu hỏi của GV.
HS: Trong 1 giây xe đi được 
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Trong đó:
vtb : vận tốc trung bình
s: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường.
Hoạt động 3: Vận dụng (12 phút)
GV cho HS đọc, suy nghĩ và trả lời câu C4 SGK
C5: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt đề bài
? Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc được tính bằng cách nào?
? Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang được tính bằng cách nào?
? Muốn tính vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường ta làm thế nào?
C6: GV yêu cầu HS tự giải câu C6, sau đó sẽ gọi 1 HS lên bảng giải.
Yêu cầu các HS khác nhận xét
Trả lời câu C4
Đọc và tóm tắt đề bài
HS giải câu C6
III. Vận dụng:
C4: Chuyển động của ôtô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. 
Vì vận tốc của ôtô có sự thay đổi.
50km/h là vận tốc trung bình.
C5: Tóm tắt:
s1 = 120 m, t1 = 30 s
s2 = 60 m, t2 = 24 s
= ?, , vtb = ?
Giải:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang:
Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường:
C6: Tóm tắt:
t = 5 h
vtb = 30 km/h
s = ?
Giải :
Quãng đường đoàn tàu đi được:
Ta có: 
s = 30.5 = 150 (km)
 Củng cố (5 phút) 
GV: Đặt một số câu hỏi để HS ôn lại nội dung bài học:
? Thế nào là chuyển động đều? Ví dụ?
? Thế nào là chuyển động không đều? Ví dụ?
? Vận tốc trung bình của chuyển động đều được tính theo công thức nào?
GV hướng dẫn cho HS giải các bài tập trong SBT, yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3 vat ly 8(1).doc