Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 61: Tuyến sinh dục

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 61: Tuyến sinh dục

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Kể tên các Hoocmon sinh dục nam và Hoocmon sinh dục nữ.

- Hiểu rõ chức năng sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích tình hình

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ cơ thể

II. Chuẩn bị :

1.Chuẩn bị của GV :

+ Các hình vẽ ở SGK

 + Bảng phụ

2.Chuẩn bị của HS:

Kẽ sẵn các bảng 58.1 và 58.2 vào vở bài tập

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 61: Tuyến sinh dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 32
Tiết 61
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Kể tên các Hoocmon sinh dục nam và Hoocmon sinh dục nữ.
- Hiểu rõ chức năng sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích tình hình 
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ cơ thể 
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV :	
+ Các hình vẽ ở SGK
 	+ Bảng phụ 
2.Chuẩn bị của HS: 
Kẽ sẵn các bảng 58.1 và 58.2 vào vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
Kiểm tra sĩ số và nắm tình hình chuẩn bị của HS 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Trình bày các chức năng của các Hoocmon tuyến tụy ?
2. Trình bày vai trò của tuyến trên thận ?
1. Insulin : chuyển glucôzơ ® glucôgen ® làm giảm đường huyết.
Ngược lại : Glucôgen ® tăng đường huyết)
2. + Phần vỏ: tiết các Hoócmôn điều hòa đường huyết điều hòa các muối Na, K trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
Phần tủy: Tiết ađrônalin và no ađrônalin có tác động điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp góp phần cùng glucogôn điều chỉnh lượng đường trong máu.
4đ
6đ
3. Giảng bài mới :
a. Giới thiệu bài : (1’) 
Khi phát triển đến độ tuổi nhất định, cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà có ® bài mới.
b Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
Hoạt động 1: Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, trả lời câu hỏi.
+ Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha ?
+ Các hoocmon sinh dục có tác dụng gì ? 
+ Hoạt động của tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của tuyến nội tiết nào ?
- HS tự nghiên cứu thông tin ® tìm hiểu chức năng kép của tinh hoàn và buồng trứng 
+ Sinh sản ra tế bào sinh dục.
+ Tiết hoocmôn
- GV bổ sung, hoàn chỉnh.
- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát hình 58.1 và 58.2 (SGK). 
Lưu ý HS ở hình 58.1
(+) : Kích thích 
(–) : Ức chế, kìm hãm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ® hoàn thành bài tập điền từ 
- HS quan sát kỹ hình vẽ, đọc kỹ phần chú thích, xem kỹ hướng mũi tên  ® thu nhận kiến thức.
- Thảo luận nhóm để thống nhất các từ cần điền và hoàn thành bài tập (tr 182)
- Cho HS lần lượt nêu kết quả.
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- GV ghi kết quả của các nhóm lên bảng.
- Nhận xét bổ sung 
- Nhận xét và công bố đáp án đúng (theo thứ tự chỗ trống cần điền).
1. LH (ISCH)
2. Các tế bào kẽ
3. Tostôstêrôn.
- Gọi một HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh.
- HS hoàn chỉnh bài tập.
- Đọc lại.
® Nêu chức năng của tinh hoàn ?
- GV bổ sung, hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề Hoocmôn tostôstêrôn có tác dụng gì ?
- HS dựa vào kết quả bài tập nêu.
- Tinh hoàn :
+ Sản sinh tinh trùng
+ Tiết hoocmôn sinh dục nam tostôstêrôn.
- Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập (bảng 58.1) 
- GV phát phiếu học tập cho 1 số HS nam ® đánh số vào ô lựa chọn.
- HS theo dõi bài tập đọc kỹ nội dung liên hệ thực tế ® đánh dấu vào các ô lựa chọn. 
- Nộp phiếu học tập.
- Hoocmôn tostôstêrôn gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
- GV tổng kết và đánh dấu vào bảng phụ.
- Đánh dấu xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì của nam (bảng 58.1)
- GV nhấn mạnh: xuất hiện tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ® có khả năng sinh sản. 
- Hs thu nhận và ghi nhớ thông tin.
- Liên hệ: Hoạn quan (cắt bỏ tuyến sinh dục).
+ Cắt bỏ trước tuổi dậy thì không có râu, da muội, giọng nói thanh, 
- HS ghi nhớ thông tin bổ sung.
+ Cắt bỏ sau tuổi dậy thì: túi tinh và tuyến tiền liệt teo ® không có con.
15’
Hoạt động 2: Buồng trứng và Hoocmôn sinh dục nữ
- Yêu cầu HS quan sát hình 58.3
- Thảo luận nhóm ® hoàn thành bài tập điền từ.
- HS quan sát kỹ hình vẽ, tìm hiểu quá trình phát triển của trứng (từ các nang trứng gốc) và tiết hoocmôn buồng trứng.
- Các nhóm thảo luận ® lựa chọn các từ cần điền.
- Cho các nhóm lần lượt nêu kết quả.
- GV ghi lại kết quả.
- Nhận xét và công bố đáp án đúng (theo thứ tự chổ trống cần điền):
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung
1. Tuyến yên
2. Nang trứng
3. Ơstrôgen
4. Prôgestêrôn
- Một HS đọc lại thông tin trong bài tập sau khi đã hoàn chỉnh.
® Qua bài tập, hãy nêu chức năng của buồng trứng.
- GV phát phiếu học tập ghi sẵn bảng 58.2 chi 1 số HS nữ.
- HS nêu các chức năng của buồn trứng.
- Buồng trứng :
+ Sản sinh trứng
+ Tiết hoocmôn sinh dục Ơstrôgen
® Yêu cầu đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu có ở bản thân.
- GV tổng kết và nhấn mạnh kinh nguyệt là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nữ ® sinh sản.
- HS nữ làm bài tập.
- Nộp phiếu học tập.
- Ơstrôgen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nữ.
- Dấu hiệu xuất hiện của tuổi dậy thì ở nữ (bảng 58.2).
5’
Hoạt động 3: Củng cố
- HS đọc kết luận ở sách giáo khoa 
- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng
- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và ở nữ?
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp theo:(2’)
- Học bài, trả lời câu hỏi trang 184 – SGK 
- Xem mục “Em có biết”.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân
- Ôn lại chương nội tiết
- Chuẩn bị bài học sau : xem trước nội dung bài 59
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet.61.doc