Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào

II. Chuẩn bị

 1.Chuẩn bị của GV

- Hai bình thủy tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm

- Khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước.

 2. Chuẩn bị của HS

- Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia độ nhỏ nhất 2cm3

- Khoảng100cm3 ngô, 100cm3 cát khô và mịn.

III. Phương pháp dạy học

-Sử dụng kết hợp phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm thí nghiệm.

 

doc 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19: 
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
I. M ục tiêu bài học
 1.Kiến thức
- Nêu được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo chất hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
 2. kỹ năng
- Biết chỉ ra sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy biết vận dụng vào thực tiễn.
 3. Thái độ
- HS yêu thích môn học hơn, có ý thúc vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong đời sống.
II. Chuẩn bị 
 1.Chuẩn bị của GV
- Hai bình thủy tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm
- Khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước.
 2. Chuẩn bị của HS
- Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia độ nhỏ nhất 2cm3
- Khoảng100cm3 ngô, 100cm3 cát khô và mịn.
III. Phương pháp dạy học
-Sử dụng kết hợp phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm thí nghiệm.
IV. Tiến trình lên lớp
Tổ chức lớp
-ổn định trật tự lớp, kiểm diện sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Nội dung bài học 
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5 phút)
GV: Hơn 300 năm trước, một nhà vật lý người Ý đã làm thí nghiệm sau: ông đổ đầy nước vào một cái bình cầu bằng bạc rồi hàn kín lại thật chắc, sau đó dùng búa đập mạnh vào bình. Kết quả thật bất ngờ, bình cầu không bị bẹp và nước trong bình đã thấm ra ngoài. Hãy giải thích tại sao có kết quả như vậy?
HS: Dự đoán
GV: Để giải thích hiện tượng trên chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay: “Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào”.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu về cấu tạo chất (15 phút)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hóa học, còn phân tử là nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Vì các chất cấu tạo nên vật vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
- HS quan sát hình vẽ.
- Thể tích rượu và nước là 100 cm3 
- Thể tích của rượu và nước giảm xuống.
- Dựa vào kiến thức đã học trong bộ môn hóa học lớp 8 em hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế nào?
- Tại sao các chất lại có vẻ như liền một khối?
- Các em hãy quan sát hình 19.3 SGK: ảnh chụp nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.
- Dựa trên hình ảnh thu được từ các kính hiển vi hiện đại đã khẳng định rằng sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên chất.
- GV nêu phần “có thể em chưa biết” để HS thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé.
- GV đưa ra 2 bình chia độ, 1bình đựng 50 cm3 nước, gọi HS đọc lại kết quả thể tích nước và rượu ở mỗi bình. 
- GV làm thí nghiệm đổ nhẹ 50 cm3 rượu (có nồng độ không quá cao) theo thành bình vào bình chia độ đựng 50 cm3 nước.
- Ban đầu ta thấy thể tích rượu và nước là bao nhiêu ?
- GV dùng que khuấy cho rượu và nước hòa lẫn vào nhau .Hiện tượng gì xảy ra?
- Vậy phần thể tích hao hụt ấy đã mất đi đâu? Chúng ta cùng nghiên cứu phần II: “Giữa các phân tử có khoảng cách không?’’.
I. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
+Vrượu=50 cm3
+Vnước=50cm3
- Ban đầu:
 Vrượu + Vnước=100 cm3
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử (12 phút)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- Thể tích hỗn hợp cát và ngô nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của chúng.
- Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô,các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
- Giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm.
- Nước là loại chất lỏng không chịu nén nên khi đập vào bình,bình cầu không bị ép vào trong nên nó không bị kẹp. Mặt khác, giữa các phân tử bạc có khoảng cách nên dưới áp lực khá lớn từ bên trong, các phân tử nước đã chui qua khoảng cách giữa các phân tử bạc để thấm ra ngoài.
- Để tìm cách giải thích về thể tích bị hao hụt trong thí nghiệm trên ta làm thí nghiệm tương tự sau:
Lấy 50 cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ. Hãy nhận xét thể tích hỗn hợp cát và ngô so với thể tích ban đầu.
- Giải thích tại sao có sự hao hụt thể tích đó?
- Dựa vào thí nghiệm này hãy giải thích về sự hao hụt thể thích trong thí nghiêm trộn rượu và nước. 
- Các em lưu ý thí nghiệm trộn cát và ngô ở trên chỉ là thí nghiệm mô hình để chứng tỏ giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng cách chứ không coi hạt cát, hạt ngô như phân tử cát, phân tử ngô.
- Em hãy giải thích hiện tượng ở phần mở đầu?
II.Giữa các phân tử có khoảng cách không?
1.Thí nghiệm mô hình
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
 Hoạt động 4:Vận dụng củng cố(13 phút)
Hoạt động của HS
Hoạt động GV
Nội dung
- Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
- Thành bóng cao su được cấu tao từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
- Vì các phân tử khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
- Vận dụng những điều đã học để giải thích các hiện tượn sau:
+ Thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên,đường tan và nước có vị ngọt?
- Quả bóng cao su hoặc quả bóng bơm căng dù có buộc chặt cũng cứ xẹp dần.
- Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước?
- Lý do các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước sẽ học ở bài sau.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK, gọi 2 HS đọc bài.
- Bài tập về nhà: Làm bài tập trong sách bài tập từ bài 19.1 đến bài 19.7 .
*NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
.....
....
......

Tài liệu đính kèm:

  • doccac chat dc cau tao nhu the nao.doc