Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK: hành khách đang ngồi trên 1 toa tàu đang rời nhà ga.
? C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
? Trong trường hợp này em đã chọn vật nào làm vật mốc?
? So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
? Trong trường hợp này em đã chọn vật nào làm vật mốc?
Từ những câu hỏi trên GV yêu cầu HS trả lời C6, C7
Yêu cầu HS đọc phần SGK
GV nhấn mạnh: chuyển động và đứng yên có tính
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết PPCT: BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC A- Mục tiêu: 1. Về kiến thức: sau khi học xong bài này học sinh sẽ: Biết được chuyển động cơ học là gì? Biết được tính tương đối của chuyển động. 2. Về kỹ năng: Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày, có nêu được vật làm mốc. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp. 3. Về thái độ: HS có cảm thấy thích thú khi học được kiến thức mới. B- Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết: 1. Trọng tâm: Chuyển động cơ học 2. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học C- Các hoạt động học – dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: 2. Tổ chức hoạt động dạy học: Giới thiệu chương: (3 phút) Chương trình vật lý 8 gồm 2 chương: Cơ học và nhiệt học. Trước tiên ta sẽ xem trong chương I ta cần nghiên cứu những vấn đề gì? GV yêu cầu HS đọc câu hỏi đặt ra ở đầu chương. Sau khi học chương này các em sẽ trả lời được câu hỏi trên. Ngoài ra các em sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi đặt ra ở đầu chương như: Chuyển động cơ học là gì? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lực có quan hệ với vận tốc như thế nào? Giới thiệu bài: (2 phút) Trong cuộc sống hằng ngày ta thường nói một vật chuyển động hay đứng yên. Vậy theo em căn cứ vào đâu mà ta có thể nói vật đó chuyển động hay đứng yên. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên. Bài mới: Trợ giúp của giáo GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (15 phút) GV yêu cầu HS đọc C1 và thảo luận để đưa ra câu trả lời. Để biết được câu trả lời nào là đúng, các em hãy đọc phần ¾ SGK ? Muốn nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên ta phải làm gì? ? Vật làm mốc là vật nào? Yêu cầu HS trả lời lại C1 Yêu cầu HS trả lời C2, C3 GV giới thiệu với HS về chuyển động cơ học, yêu cầu HS cho ví dụ HS đọc suy nghĩ trả lời C1 Đọc bài Muốn nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên ta phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật làm mốc Vật mốc gồm: Trái Đất, nhà cửa, cây cối Trả lời C1 Trả lời C2, C3 Chú ý lắng nghe và cho ví dụ. I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)Ví dụ: trái đất, cây bên đường Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên (12 phút) Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK: hành khách đang ngồi trên 1 toa tàu đang rời nhà ga. ? C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? ? Trong trường hợp này em đã chọn vật nào làm vật mốc? ? So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? ? Trong trường hợp này em đã chọn vật nào làm vật mốc? Từ những câu hỏi trên GV yêu cầu HS trả lời C6, C7 Yêu cầu HS đọc phần ¾ SGK GV nhấn mạnh: chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Quan sát hình, chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV. C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga. Chọn nhà ga làm vật mốc So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi Chọn toa tàu làm vật mốc. Trả lời C6, C7 Đọc bài II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Hoạt động 3: Giới thiệu một số dạng chuyển động thường gặp (5 phút) Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi: ? Quỹ đạo chuyển động là gì? ? Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết? GV giới thiệu với HS một số dạng chuyển động thường gặp. Yêu cầu HS cho ví dụ. Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra. Quỹ đạo: thẳng, cong, tròn Chú ý lắng nghe và cho ví dụ. III. Một số dạng chuyển động thường gặp: Gồm: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. Củng cố – Hướng dẫn về nhà (8 phút) GV: Đặt một số câu hỏi để HS ôn lại nội dung bài học: ? Thế nào gọi là chuyển động cơ học? Cho ví dụ? ? Thế nào gọi là tính tương đối của chuyển động? ? Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào? GV hướng dẫn cho HS giải các bài tập trong SBT, yêu cầu HS về nhà làm bài tập. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: