Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện

Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện

III, TIẾN TRÌNH BÀY DẠY

1, Ổn định lớp

2, Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện, cho ví dụ của mỗi tác dụng

Học sinh: Nêu được 5 tác dụng của dòng điện đã học ở bài 22 và 23: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.

 * Yêu cầu 1 học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và giáo viên đưa ra nhận xét và cho điểm.

Như chung ta đã biết, dòng điện có nhiều tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, các tác dụng đó có lúc mạnh yếu khác nhau. VD: bóng đèn lúc sáng, lúc tối, quạt điện lúc quay nhanh, khi quay chậm. tác dụng của dòng điện là mạnh hay yếu đó phụ thuộc vào 1 dại lượng vật lí mang tên: cường độ dòng điện. bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đại lượng vật lí này.

Tiết 27, Bài 24 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

3, Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 27, Bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27, BÀI 24: 
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Ngày soạn
Ngày soạn
: ./../2010
Ngày giảng
: ./../2010
I, MỤC TIÊU
1 kiến thức
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (Lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
2 Kỹ năng
- Kĩ năng mắc mạch điện dơn giản, lựa chọn Ampe kế có ĐCNN và GHĐ phù hợp với giá trị đo.
3 Thái độ:
- Thái độ nghhiêm túc trong học tập, hoạt động nhóm và lam thí nghiệm.
- Hình thành thé giới quan, có thái độ yêu thích bộ môn.
II, CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, bảng phụ hình 24.2 và 24.3 phóng to, 2 pin, 1 đèn có đế, 1 biến trở, 1 ampe kế to, 1 vôn kế, 5 dây nối, 1 công tắc.
Học sinh: Sgk.
III, TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
1, Ổn định lớp
2, Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện, cho ví dụ của mỗi tác dụng
Học sinh: Nêu được 5 tác dụng của dòng điện đã học ở bài 22 và 23: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
 * Yêu cầu 1 học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và giáo viên đưa ra nhận xét và cho điểm.
Như chung ta đã biết, dòng điện có nhiều tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, các tác dụng đó có lúc mạnh yếu khác nhau. VD: bóng đèn lúc sáng, lúc tối, quạt điện lúc quay nhanh, khi quay chậm. tác dụng của dòng điện là mạnh hay yếu đó phụ thuộc vào 1 dại lượng vật lí mang tên: cường độ dòng điện. bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đại lượng vật lí này.
Tiết 27, Bài 24 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
3, Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐƠN VỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN (08 Phút).
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I – Cường độ dòng điện
- Giới thiệu mạch điện thí nghiệm hình 24.1. YC học sinh quan sát và cho biét các dụng cụ thí nghiệm
- Thông báo với học sinh:
 + Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
 + Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- Làm lại thí nghiệm hình 24.1, dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn.
- Yêu cầu học sinh quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh hay yếu để hoàn thành nhận xét. (chưa yêu cầu hs đọc số chỉ của ampe kế).
- Quan sát thị nghiệm và nêu các dụng cụ thí nghiệm
- Hs quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh hay yếu để hoàn thành nhận xét.
- HS quan sát thí nghiệm.
1. Thí nghiệm
- Gọi 1, 2 hs đọc nhận xét -> Gv sửa cách dùng câu từ của hs và chốt lại nhận xét đùng.
- Học sinh đọc nhận xét
- Nhận xét: với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- Số chỉ của Ampe kế cho biết gi? Ampe kế là dụng cụ để làm gì?
- Vạy cường độ dòng điện là gi?
- Thông báo về cường độ dòng điện, kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện. 
-YC học sinh nêu ký hiệu và đơn vị của cường độ dòng điện.
- Giới thiệu đơn vị độ dòng điện dòng điện (ampe) là tên nhà bác học người Pháp. Ông là người đã phát hiện cường độ dòng điện và tìm ra cách đo độ dòng điện.
- Số chỉ của Ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điên và là giá trị của cường độ dòng điện.
- Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện.
- Học sinh lắng nghe
2. Cường độ dòng điện
a. Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
Cường độ dòng điện kí hiệu là: I.
b. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe: kí hiệu: A.
Ngoài ra, còn dùng đơn vị là miliampe: kí hiệu mA.
1mA = A= 0.001 A;
1A = 1000 mA.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ AMPE KẾ (7 Phút)
- Nhắc lại để Hs ghi vào vở: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện
- Ghi bài
II/ Ampe kế:
Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu ampe kế:
 + Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vôn kế. 
 + Giới thiệu: Đây là ampe kế và một dụng cụ đo điện trông bề ngoài rất giống với ampe kế.
sVậy điểm nào trên mặt đồng hồ đo giúp chúng ta phân biệt ampe kế với dụng cụ đo điện khác?
 + Yêu cầu các nhóm, tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN của ampe kế của nhóm mình và tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế theo trình tự mục b,c,d.
- Điều khiển thảo luận các nội dung mục a,b,c,d àchốt lại kết quả đúng.
- Quan sát mặt ampe kế để nêu được đặc điểm phân biệt ampe kế với dụng cụ đo điện khác
-Trả lời: trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc chữ mA.
- Học sinh hoạt động theo nhóm tìm hiểu đặc điểm của ampe kế.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các nội dung mục a,b,c,d đa thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo về câu trả lời của nhau.
- Treo bảng 2, dựa vào cường độ dòng điện ứng với từng dụng cụ, em có thể dùng ampe kế có GHĐ và ĐCNN như thế nào để đo, để biết được chúng ta tìm hiểu cách Đo cường độ dòng điện.
C1:
- a. Hình 24.2a: GHĐ: 100mA; ĐCNN:10mA
 Hình 24.2b: ĐCNN: 0.5A
- b. Ampe kế hình 24.2a, b dùng kim chỉ . Ampe kế hình 24.2 c hiện số.
- c. Ampe kế có hai chốt nối dây dẫn: chốt dương (+), chốt âm (-).
- d. Hs nhận biết được các chốt nối của ampe kế của nhóm mình.
Hoạt động 3: MẮC AMPE KẾ ĐỂ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN (17 Phút).
III – Đo cường độ dòng điện.
- Giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu cho chốt (+), chốt (-) của ampe kế 
 A
 + -
+Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3.
+Yêu cầu chỉ rõ chốt (+), chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
+Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ, học sinh ở dưới vẽ vào tập.
+Treo bảng 2 trang 67 giới thiệu cường độ dòng điện qua một số dụng cụ dùng điện.
sAmpe kế nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao?
*Lưu ý: 
+ Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp. Trong các ampe kế đó ampe kế có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
+ Mắc chốt dương của Ampe kế với cực dương của nguồn điện, tuyệt đối không được mắc 2 chốt của ampe kế trực tiếp với 2 cực của của nguồn điện, điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0, chưa đóng công tác khi GV chưa kiểm tra mạch điện.
- Nêu các bước khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch trước khi yêu cầu thực hành:
+ Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo.
+ Phải điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
+ Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn.
+ Khi đọc kết quả phải đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương.
- Yêu cầu 4 nhóm mắc mạch điện hình 24.3.
? Ta phải chọn ampe kế có GHĐ như thế nào với giá trị cường độ dòng điện muốn đo?
? Mắc ampe kế vào trong mạch điện như thế nào? 
? Đặt mắt đọc kết quả đo như thế nào để kết quả chính xác?
ØChốt lại một số điểm lưu ý khi sử dụng ampe kế.
- Yêu cầu HS ghi nhận I1=A
- Yêu cầu 4 nhóm mắc thêm một pin cho nguồn điện và tiến hành tương tự để đo dòng, quan sát độ sáng của đèn, hoàn thành mục 6 với giá trị I2=A và trả lời câu hỏi C2.
- Theo dõi.
- Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3
- Dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của GV.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm trong 3 phút.
- Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo.
- Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện.
- Khi đọc kết quả phải đặt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương.
- Ghi nhận I1=.A
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm với nguồn 2 pin, quan sát và nhận xét.
- Kí hiệu Ampe kế trên sơ đồ mạch điện: 
 A
 + -
- Sơ đồ mạch điện hình 24.3
K
+ -
 + A - 
*Lưu ý: 
1, Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp. Trong các ampe kế đó ampe kế có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
2, Mắc chốt dương của Ampe kế với cực dương của nguồn điện, tuyệt đối không được mắc 2 chốt của ampe kế trực tiếp với 2 cực của của nguồn điện
3, điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0.
4, Khi đọc kết quả phải đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương.
Hoạt động 4: CỦNG CỐ - VẬN DỤNG (06 Phút)
? Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện ra sao?
? Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ nào? Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
- Yêu cầu học sinh tồng hợp kiến thức cần ghi nhớ trong bài học.
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học trả lời C3, C4, C5.
- Cho học sinh đọc “Có thể em chưa biêt”.
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị ampe (A).
- Làm và ghi vào SBT.
* C3:
 * C4
Cường độ dòng điện
Ampe kế phù hợp nhất
a/ 0,15 A
b/ 15 mA
c/ 1,2 A
3/ 250 mA
2/ 20 mA
1/ 2 A
 * C5: Ampe kế trong sơ đồ a mắc đúng
* Ghi nhớ:
III Vận dụng:
C3 (SGK / 68):
C4 (SGK / 68):
C5 (SGK / 68):
4, hướng dẫn về nhà (01 phút)
Học bài.
Làm bài tập SBT BT1 đến bài tập BT6.
Chuẩn bị bài Hiệu điện thế.

Tài liệu đính kèm:

  • doccuong do dong dien.doc