Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc

* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập

GV : Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ?

*Họat động 2 : Tìm hiểu về vận tốc

GV : Treo bảng 2.1 (SGK/8) và yêu cầu HS đọc câu C1,C2 (SGK/8)

HS : Làm theo yêu cầu của GV

GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 3 phút làm các câu C1,C2 vào bảng 2.1

HS : Làm theo yêu cầu của GV

GV : Gọi bất kỳ HS trong nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét

●Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ?

HS : Cùng chạy một quãng đường như nhau, bạn nào mất ít thời gian hơn chạy nhanh hơn

●Nêu kết quả xếp hạng và quãng đường mỗi HS chạy được trong một giây?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
Tiết 2 : 
Bài 2 : Vận tốc
Ngày dạy :. 
1. Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của tớc đợ là đại lượng biểu diễn sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tớc đợ
 1.2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức để giải bài tập
 1.3. Thái độ
- Hướng nghiệp cho HS
- Có thái độ yêu thích môn học
2. Trọng tâm:
- Khái niệm vận tốc
- Cơng thức và đơn vị tính vận tốc
3. Chuẩn bị :
 3.1. GV :
 3.2. HS : 
- SGK,vở,dụng cụ học tập.
- Kiến thức cũ: Chuyển động cơ học
- Đọc trước nội dung bài mới chú ý: 
 +KN về vận tốc
 +Cơng thức,đơn vị tính vận tốc
4. Tiến trình :
 4.1. Ổn định :
GV : KT sỉ số lớp 
HS : Lớp trưởng báo cáo 8A1 8A2 8A3 8A4 
 4.2. Kiểm tra miệng:
1. Chuyển động cơ học là gì ? Làm bài 1.2 (SBT/3) (8đ)
HS : Là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học
 A.
Trên một chiếc xe buýt đang chạy, người nhân viên đang đi lại trên xe để bán vé. Hỏi Người nhân hành khách ngồi trên ghế chuyển động so với vật nào và đứng yên so với vật nào? Giải thích và rút ra kết luận. (10đ)
HS : Chuyển động so với người bán vé, đứng yên so với xe
* KL : Chuyển động và đứng yên có tính tương đối
2. Nêu khái niệm vận tốc
HS: 
 4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
GV : Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ?
*Họat động 2 : Tìm hiểu về vận tốc
GV : Treo bảng 2.1 (SGK/8) và yêu cầu HS đọc câu C1,C2 (SGK/8)
HS : Làm theo yêu cầu của GV
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 3 phút làm các câu C1,C2 vào bảng 2.1
HS : Làm theo yêu cầu của GV
GV : Gọi bất kỳ HS trong nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét
●Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ?
HS : Cùng chạy một quãng đường như nhau, bạn nào mất ít thời gian hơn chạy nhanh hơn
●Nêu kết quả xếp hạng và quãng đường mỗi HS chạy được trong một giây?
Họ và tên học sinh
Xếp hạng
Quãng đường chạy trong một giây
Nguyễn An
Trần Bình
Lê Văn Cao
Đào Việt Hùng
Phạm Việt
3
2
5
1
4
6m
6.32m
5.45m
6.67m
5.71m
GV: Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc
●Nêu khái niệm vận tốc?
GV : Gọi HS đọc và trả lời câu C3 (SGK/9)
HS : Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động
(1) nhanh (2) chậm (3) quãng đường đi được (4) đơn vị
* Hướng nghiệp: Những người làm bảng giờ tàu khởi hành và giờ đến trong ngành đường sắt, máy bay, tàu thủy,trong ngành gia thơng vận tải, hành khơng, hàng hải; làm các biển báo gia thơng; xác đ5nh vận tốc của ơ tơ khi vi phạm giao thơng trong ngành cơng an
●Nêu công thức tính vận tốc ? Giải thích rõ từng đại lượng trong công thức?
GV : Đưa ra thông báo về đơn vị vận tốc “Phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian”
GV : Gọi HS làm bảng 2.2 (SGK/9)
HS : 
Đơn vị chiều dài
m
m
km
km
cm
Đơn vị thời gian
s
phút
h
s
s
Đơn vị vận tốc
m/s
m/phút
km/h
km/s
cm/s
●Nêu đơn vị hợp pháp của vận tốc?
●Nêu tên dụng cụ dùng để đo vận tốc ?
HS : Tốc kế
* Liên hệ thực tế : Em thấy tốc kế dùng ở đâu trong đời sống hằng ngày ?
HS : Đồng hồ đo vận tốc trên các loại xe
*Hoạt động 3: Vận dụng
GV : Gọi HS đọc và trả lời câu C5
HS : 
a. Mỗi giờ ôtô đi được 36 km
- Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8 km 
- Mỗi giây tàu hoả đi được 10 m 
b. Oâtô , tàu hoả chuyển động nhanh như nhau ( 10m / s ) 
- Xe đạp chuyển động chậm nhất (3m / s )
GV : Yêu cầu HS biến đổi công thức tính vận tốc
V = S/t
HS : S = V.t
 t = S/V
GV : Lưu ý cách giải bài toán vật lý
- Tóm tắt đề (Các đại lượng đã cho có trùng đơn vị chưa, nếu không phải đổi đơn vị)
- Có lời giải, công thức áp dụngà thế số vào
- Đáp số phải có đơn vị của đại lượng cần tính và được bỏ vào dấu ngoặc đơn
GV : Gọi HS đọc và làm các câu C6,7,8 (SGK/10)
HS :
* C6
Tóm tắt Giải
t = 1,5h = 5400s Vận tốc của tàu ra km / h 
S = 81km = 81.000m V = S / t = 81 / 1,5 = 54 (km / h) 
V = ? km/h = ? m/s Vận tốc của tàu ra m/ s 
 V = S /t = 54000 / 3600 = 15 (m/s) 
 54, 15 không có nghĩa là vận tốc khác nhau 
* C7 
Tóm tắt Giải
t = 40’ = 2/3 h Quãng đường đi được là :
V = 12km/h V = S / t Þ S = v.t = 12.2/3 = 8 (km)
S= ? km
* C8 : 
Tóm tắt Giải 
V= 4km /h Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc :
t= 30’ = ½ h V = S : t Þ S = V.t = 4 x 0,5 = 2(km) 
S = ? (km) 
I. Vận tốc là gì ?
- Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian .
II. Công thức tính vận tốc
Trong đó :
V : Vận tốc 
S : quãng đường đi được 
t : thời gian để đi hết quãng đường đó
III. Đơn vị vận tốc :
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian 
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s ) và kílômét trên giờ (km /h ) 
 4.4. Củng cố và luyện tập
 Lồng ghép vào bài mới mục III
*Mở rộng:Gọi HS đọc mục cĩ thể em chưa biết
 4.5.Hướng dẫn HS ở nhà
* Đối với bài học tiết này
-Về nhà học bài 
-Làm bài tập 2.1à2.5 (SBT/5)
 Hướng dẫn HS bài tập về nhà:
 Muốn biết chuyển động nào nhanh hơn thì phải dựa vào vận tốc chuyển động của các vật. Lưu ý vận tốc phải cùng đơn vị
 Tính quãng đường hai người đi được trong 20 phútà Lấy quãng đường củangười đi nhiều hơn trừ cho người đi ít hơn ta biết được khoảng cách giữa hai người
* Đối với bài học tiếp theo
- Đọc trước nội dung bài mới bài 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU-CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
 + ĐN về chuyển động đều-Chuyển động không đều
 + Phân tích bảng 3.1 : Tìm hiểu chuyển động trên quãng đường nào là đều
 + Cơng thức, đơn vị tính vận tốc trung bình
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docvan toc.doc