C7: Không khí trong bình nóng lên, nở ra, đẩy giọt nước màu về đầu B.
+ C8: Không khí trong bình đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển trở lại phía đầu A. Miếng gỗ có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng.
+ C9: Sự truyền nhiệt trên không phải là dẫn nhiệtvì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải là đối lưu vì ở đây nhiệt được truyền theo đường thẳng chứ không phải thành dòng.
Bài 23: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT. I. Mục tiêu. 1) Kiến thức. Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Nắm được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. Tìm được ví dụ trong thực tế về bức xạ nhiệt. Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. 2) Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng quan sát các hiện tượng thí nghiệm. 3) Thái độ. Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. Học sinh yêu thích môn học hơn. II. Chuẩn bị. 1) Chuẩn bị của Giáo viên. Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 23.2; 23.3; 23.4 và 23.5 trong SGK. 2) Chuẩn bị của Học sinh. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. Tổ chức hoạt động dạy học. P Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập. (5 phút). *Kiểm tra bài cũ: Sử dụng bảng phụ sau: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (.) ? Nhiệt năng có thể truyền từ sang của cùng một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức. Chất rắn dẫn nhiệt, còn chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt GV: Gọi một HS lên bảng hoàn thành bảng phụ. GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) và ghi điểm. *Tạo tình huống học tập. GV: Ở bài trước các em đã được nghiên cứu về sự dẫn nhiệt và thấy được rằng chất lỏng dẫn nhiệt kém. Tuy nhiên trong thí nghiệm về sự dẫn nhiệt của nước, nếu ta không gắn miếng sáp ở đáy ống nghiệm mà để miếng sáp ở miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm như mô tả ở hình 23.1 SGK tr.80 thì chỉ trong một thời gian ngắn sáp đã nóng chảy. Vậy trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay, bài 23: Đối lưu - bức xạ nhiệt. PHoạt động 2: Tìm hiểu về sự đối lưu. (15 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh · Để tìm hiểu về sự đối lưu chúng ta tiến hành một thí nghiệm. · Đặt các dụng cụ thí nghiệm mô tả trong hình 23.2 lên bàn, yêu cầu HS kể tên các dụng cụ này. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm như sau: + Lắp các dụng cụ thí nghiệm như hình 23.2 trong SGk trang 80. + Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thuỷ tinh đựng nước. + Dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím. · Biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát hiện tượng. Qua việc quan sát, các em thấy có hiện tượng gì xảy ra với phần nước có màu tím? Nó chuyển động thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương? Đó cũng chính là nội dung câu C1, đề nghị các em ghi lại vào vở. Hướng dẫn HS nghiên cứu và hoàn thành câu C2 và C3. Thông báo: sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí. Để nghiên cứu cụ thể hơn về sự đối lưu trong chất khí chúng ta cùng chuyển sang phần vận dụng và nghiên cứu thí nghiệm sau: thí nghiệm hình 23.3 trong SGK tr.81. Biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Nêu hiện tượng mà em quan sát được? Vậy theo các em hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Giải thích trên cũng chính là nội dung câu C4, các em hãy ghi lại vào vở. Các em lưu ý: + Trong thí nghiệm trên ta cũng thấy có một phần khói hương chuyển động lên trên ngay tại chỗ que hương bị đốt cháy, đó là do ngay tại chỗ đó cũng xảy ra hiện tượng đối lưu. + Hiện tượng đối lưu xảy ra chủ yếu trong chất lỏng và chất khí. Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu C5, C6. Quan sát và kể tên các dụng cụ thí nghiệm. Quan sát GV biểu diễn thí nghiệm. Hiện tượng: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống. Ghi bài Nghiên cứu trả lời câu C2 và C3. + C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra nên trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nhẹ hơn sẽ nổi lên còn lớp nước lạnh ở trên sẽ chìm xuống tạo thành dòng. + C3: Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên. Quan sát GV biểu diễn thí nghiệm. Nêu được hiện tượng: + Khói hương chuyển động thành dòng từ trên xuống vòng qua khe hở giữa 2 miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hiện tượng trên được giải thích là do hiện tượng đối lưu trong chất khí: + Ở bên đốt nến không khí nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó bị giảm nên sẽ bay lên trên. Ngược lại, ở bên đặt que hương không khí nặng hơn đi xuống đáy cốc vòng qua khe hở giữa 2 miếng bìa và sang bên đặt ngọn nến. Do đó ta sẽ thấy khói hương chuyển động thành dòng như trong thí nghiệm. Ghi bài. Nghiên cứu và hoàn thành câu C5, C6. + C5: + C6: ªNội dung ghi bảng: Bài 23: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT. I. Đối lưu. 1) Thí nghiệm. Dụng cụ: Cách tiến hành: 2) Trả lời câu hỏi. C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống. C2: C3: ==> Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí. 3) Vận dụng. -C4; C5; C6:.. ==> Sự đối lưu không xảy ra trong chất rắn và trong chân không, nó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. GV: Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, khoảng không gian còn lại giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không. Ta đã biết rằng khoảng chân không này không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần tiếp theo. Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt.(18 phút) Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Biểu diễn thí nghiệm hình 23.4 và 23.5 trong SKG tr.81 yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời các câu C7, C8, C9. Thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ các tia nhiệt. Quan sát GV làm thí nghiệm, nêu được hiện tượng: + Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B. + Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu khi đó giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Trả lời: + C7: .. + C8: + C9: ªNội dung ghi bảng: II. Bức xạ nhiệt 1) Thí nghiệm.. 2) Trả lời câu hỏi. + C7: Không khí trong bình nóng lên, nở ra, đẩy giọt nước màu về đầu B. + C8: Không khí trong bình đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển trở lại phía đầu A. Miếng gỗ có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng. + C9: Sự truyền nhiệt trên không phải là dẫn nhiệtvì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải là đối lưu vì ở đây nhiệt được truyền theo đường thẳng chứ không phải thành dòng. ==> Kết luận: + Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không. + Khả năng hấp thụ tia nhiệt cuả một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. GV: Từ những kiến thức đã học các em hãy trả lời mmọt số các câu hỏi sau trong phần tiếp theo. Phần III. Vận dụng. PHoạt động 4: Vận dụng -củng cố- giao bài tập về nhà. (7 phút) Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hướng dẫn HS trả lời câu C10, C11, C12. Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ, 1 học sinh đọc phần Có thể em chưa biết. Giao bài tập về nhà: + Học thuộc ghi nhớ. + Làm bài tập: từ 23.1 đến 23.7 trong SBT. + Nghiên cứu trước bài 24: Công thức tính nhiệt lượng. Trả lời câu C10, C11, C12. Đọc bài. ªNội dung ghi bảng: III. Vận dụng. C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt. C11: Để giảm sự hấp thụ tia nhiệt. C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của: + Chất rắn: Dẫn nhiệt. + Chất lỏng: Đối lưu. + Chất khí: Đối lưu. + Chân không: Bức xạ nhiệt BTVN: 23.1 đến 23.7 ( SBT) §Nhận xét của GVHD: .. .. .. .. .
Tài liệu đính kèm: