Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2010-2011

. Khoanh tròn

C6. Vật vừa có thế năng, vừa có động năng.

D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống

2. Trả lời câu hỏi

C6. HS trả lời

Các trường hợp có công cơ học:

a, Cậu bé trèo cây

b, Nước chảy từ đập chắn nước xuống

3. Bài tập

HS: Đọc C4, tóm tắt

Tóm tắt

Fn = Pn = 450N

h = 4m

A = ? Giải: Công của người đi từ tầng 1 lên tầng 2 là:

A = P.h = 450.4 = 1800 (J)

HS: Đọc C5, tóm tắt

Tóm tắt

m = 125kg

h =70cm = 0,7m

t = 0,3s

P = ? Giải:

Trọng lượng của người đó là:

P = 10m = 1250N

Công của người đó là:

A = P.h = 1250.0,7

 = 775(J)

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 19+20 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :17.8.2010
Ngày giảng:24.8.2010
TIẾT 19:	 	TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng và một số bài tập SGK.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị các trò chơi ô chữ ra bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị trước phần bài tập ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập
? Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu 3 ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác
I. Ôn tập
C17. Ví dụ: Nước chảy từ trên cao xuống (Thế năng chuyển hóa thành động năng)
Ném một vật lên cao (Động năng chuyển hóa thành thế năng)
Hoạt động 2: Vận dụng 
? Đọc câu 6 phần trắc nghiệm và trả lời
? Đọc câu 6
? Những trường hợp nào có công cơ học?
? Nhận xét
? Đọc câu 4 phần bài tập
? Lên bảng trình bày lời giải
? Đọc và tóm tắt bài toán
? Trình bày lời giải
? Nhận xét
II. Vận dụng
1. Khoanh tròn
C6. Vật vừa có thế năng, vừa có động năng.
D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống
2. Trả lời câu hỏi
C6. HS trả lời
Các trường hợp có công cơ học:
a, Cậu bé trèo cây
b, Nước chảy từ đập chắn nước xuống
3. Bài tập
HS: Đọc C4, tóm tắt
Tóm tắt
Fn = Pn = 450N
h = 4m
A = ?
Giải: Công của người đi từ tầng 1 lên tầng 2 là: 
A = P.h = 450.4 = 1800 (J)
HS: Đọc C5, tóm tắt
Tóm tắt
m = 125kg 
h =70cm = 0,7m
t = 0,3s
P = ?
Giải: 
Trọng lượng của người đó là: 
P = 10m = 1250N
Công của người đó là:
A = P.h = 1250.0,7
 = 775(J)
Công suất của người đó là: 
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ.
GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn.
Thể lệ chơi:
+ Chia làm 2 đội: Mỗi đội 4 người.
+ Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng dọc của ô chữ, trong 30 giây kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống, nếu quá thời gian không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
+ Đội nào có số điểm cao hơn đội đó thắng.
- GV kẻ bảng ghi điểm cho mỗi đội.
- Đội nào phát hiện được nội dung ô chữ hàng dọc được thắng gấp đôi (2 điểm).
- GV xếp loại sau cuộc chơi
- HS nghe GV hướng dẫn
Đáp án:
Hàng ngang:	1) Cung.
	2) Không đổi.
	3) Bảo toàn.
	4) Công suất.
	5) Acsimét.
	6) Tương đối.
	7) Bằng nhau.
	8) Dao động.
	9) Lực cân bằng.
Từ hàng dọc: Công cơ học
4. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương I.
- Làm lại các bài tập trong SBT được hướng dẫn trên lớp.
Ngày soạn :17.8.2010
Ngày giảng:25.8.2010
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Tiết 20: 	CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử,nguyên tử
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách .
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : + Hai bình chia độ: 1 bình đựng 50cm3 rượu; 1 bình đựng 50cm3 nước.
 Cho mỗi nhóm HS: Hai bình chia độ GHĐ: 100cm3 : 1 bình đựng 50cm3 ngô; một bình đựng 50cm3 cát khô và mịn.
Học sinh:Đọc bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chương I-Tổ chức tình huống học tập (9’)
GV: Yêu cầu HS đọc mục tiêu của chương II: Nhiệt học.
GV làm thí nghiệm trộn nước với rượu và yêu cầu HS quan sát và dự đoán.
Hoạt động 2: Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không (15’)
- Lấy VD về một số vật được cấu tạo bởi các chất ?
- Hãy cho biết các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- Nguyên tử là gì ? phân tử là gì?
- Các chất đó được cấu tạo như thế nào?
? Phân tử nước được tạo thành từ những nguyên tử nào?
? Tại sao các chất tạo nên vật quanh ta có vẻ như liền một khối? 
? Đọc thêm thông tin phần I (SGK.58) 
? Qua những chứng cứ trên em cho biết: các chất được cấu tạo như thế nào?
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
HS lấy các ví dụ
HS trả lời
HS: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
HS: Các chất được cấu tạo từ các hạt nguyên tử và phân tử.
HS: 2 nguyên tử Hiđrô kết hợp với 1 nguyên tử Ôxi.
HS: Vì các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật vô cùng nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
HS: 1 em đọc thông tin SGK. 68. phần I
+ Kết luận1: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
Hoạt động 3: Giữa các phân tử có khoảng cách không?(10’)
- Đọc câu C1: Nêu dụng cụ và cách tiến hành TN mô hình?
GV: Nêu lại dụng cụ, cách tiến hành : Lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ.( Chú ý: chỉ lắc nhẹ, không để cát bắn ra ngoài)
- Trước khi tiến hành : Đọc VNgô, VCát, tính VNgô + VCát
Các nhóm tiến hành TN(trong 3’) đọc kết quả hỗn hợp ngô và cát điền các kết quả đó vào bảng TN. 
- Tại sao có sự hụt thể tích như trên? 
- Hãy vận dụng giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước?
-Qua TN mô hình và các khẳng định trên thì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?
- Các chất được cấu tạo như thế nào?.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách không?
1, Thí nghiệm mô hình.(SGK.69)
HS: Nêu dụng cụ và cách tiến hành.
HS: Nge GV hướng dẫn,
HS: Các nhóm lấy dụng cụ tiến hành TN, ghi kết quả.
HS : Vhh < VNgô + VCát .
2, Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
HS giải thích
HS: Trả lời.
+ Kết luận 2: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hoạt động 4: Vận dụng (9’)
C3 : Thả một cục đường vào nước khuấy đều lên đường tan vào nước có vị ngọt ?
C4: Quả bóng cao su, bóng bay bơm căng dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?
C5. Cá muốn sống phải có không khí nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước ? Vì sao?
? Lấy các ví dụ thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách? Giải thích 
GV: Nhấn mạnh, chốt lại toàn bài.
III, Vận dụng
C3:Vì khi khuấy đều các phân tử đường và nước xen vào nhau do đó nước có vị ngọt.
C4. Vì thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách, các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách ra ngoài do đó bóng xẹp dần.
C5. Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
-Xăm xe sau một thời gian lốp xe bị xẹp đi .
 Muối dưa cà .
4. Hướng dẫn về nhà:(1')
Học thuộc phần ghi nhớ.
BTVN: 19.1 đến 19.7 SBT.
TUẦN 2 TỪ 23/8 ĐẾN 28/8
 BGH Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docT 19 - 20 LI 8 PC.doc