Giáo án Ngữ văn 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)

Giáo án Ngữ văn 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

( luyện tập)

A. Mức độ cần đạt:

- Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ

- Biết vết câu có sử dụng trật tự từ hợp lí

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ

2. Kỹ năng .

 - Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.

 - Lựa chọn trật tự từ hợp lý trong nói và viết , phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ khi nói và viết hàng ngày

C. Phương pháp: phát vấn, tích hợp, luyện tập

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định: 8a1

2. Kiểm tra bài cũ:

 (?) Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao? (Tính học đòi làm sang: 5đ - Lợi dụng: 5đ)

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 3/2011
Ngày dạy: 31/3/2011
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 
( luyện tập)
A. Mức độ cần đạt:
- Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ
- Biết vết câu có sử dụng trật tự từ hợp lí
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ
2. Kỹ năng .
 - Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
 - Lựa chọn trật tự từ hợp lý trong nói và viết , phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ khi nói và viết hàng ngày
C. Phương pháp: phát vấn, tích hợp, luyện tập
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: 8a1 
2. Kiểm tra bài cũ:
	(?) Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao? (Tính học đòi làm sang: 5đ - Lợi dụng: 5đ)
	(?) Và tính cách đó của ông như thế nào và bị lợi dung ra sao ở cảnh sau?(Tính học đòi làm sang: 5đ - Lợi dụng: 5đ)
8a1 .
 3. Bài mới: Để nắm vững kiến thức về lựa chon trật tự từ hôm nay chúng ta đi vào phần luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 GV cho HS nhắc lại nhận xét chung và tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ để giúp HS thực hành tốt phần luyện tập.
 Hướng dẫn HS làm bài tập.
 BT1. GV gọi HS đọc lại Bt1. GV ghi cụm từ in đậm lên bảng ở từng phần khi tiến hành.
 (?) Trật tự từ ở các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị ntn?
 - HS làm nhóm 3’. Đại diện trả lời.
 - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
BT2. GV gọi HS đọc lại Bt2
 (?) Vì sao các từ in đậm được đặt ở đầu câu?
 - GV gọi từng em trả lời từng câu a, b, c.
 - HS trả lời. GV nhận xét, sửa sai.
 BT3. GV gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn thơ a, b
 (?) Phân biệt hiệu quả diễn đạt trật tự từ?
 - HS suy nghĩ trả lời.
 - GV nhận xét, kết luận.
 BT4. GV gọi HS đọc lại Bt4.
 (?) Câu hỏi thảo luận: Các câu (a) và (b) này có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
 - HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời.
 - Nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
à Do thời lượng không nhiều, bài tập còn lại GV hướng dẫn cho HS về nhà làm.
 BT5. GV cho HS đọc nhẩm lại Bt5 và gợi ý cho HS về làm:
 Các từ in đậm đều là từ có tác dụng miêu tả cho “cây tre”, nghĩa là các từ này có quan hệ bình đẳng với nhau. Từ cơ sở đó em thử hoán đổi vị trí các từ in đậm và giải thích tại sao tg’ lại chọn trật tự từ như thế.
 BT6. GV cho HS quan sát Bt6 và yêu câu HS tùy chọn viết 1 đoạn văn của (a) hoặc (b), 
 Cách sắp xếp ý trong câu, đoạn sẽ chi phối việc chọn lựa trật tự từ. Khi viết em phải chú ý tính liên kết và giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
BÀI TẬP BỔ SUNG
Bài 1: Nhận xét về ý nghĩa của những cõu thơ khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ:
Người tôi yêu đó đi xa
Người yêu tôi lại ở nhà, chán ghê!	
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Người mến cảnh xuân hái nhành hoa
Xuân mến cảnh người đến muôn nhà
Người xuân xem thế đa tỡnh nhỉ?
Xuân người vẫn vậy tói trăng hoa!	(Khuyết danh)
Gợi ý:	- Chủ thể của hành động.
	- Con người vào mùa xuân và mùa xuân của tỡnh người.
Bài 2: Nhận xét ý nghĩa của các câu văn khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ:
1. a. Hôm nay tôi đọc báo.
 b. Tôi đọc báo hôm nay.
2. a. Bao giờ anh về?
 b. Anh về bao giờ?
3. a. Thầy giáo giảng hai giờ.
 b. Hai giờ thầy giáo giảng.
4. a. Tôi ngồi ở bàn ba.
 b. Tôi ngồi ở ba bàn.
5. a. Anh ấy nói giỏi lắm!
 b. Anh ấy giỏi nói lắm!
6. a. Anh ăn ít như thế là không được.
b. Anh ít ăn như thế là không được.
I. Tìm hiểu chung
Ôn lại lí thuyết
II. Luyện tập
1. Bài tập
Bài 1: 
a. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự các công việc phải làm để cỗ vũ, động viên và phát huy tinh hần yêu nước của nhân dân.
b. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên thực hiện hàng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính
Bài 2:
a. Lặp lại từ ở tù để liên kết câu.
b. Lặp lại Vốn từ vựng để tạo liên kết câu.
c. Lặp lại cụm từ còn một trâu và một thùng gạo để tạo liên kết câu.
d. Dựng cụm từ Trong sự thắng lợi ấy để tạo liên kết câu
Bài 3: 
a. Cách diễn đạt thông thường:
Dưới núi, vài chú tiều lom khom,
Bên sông, mấy nhà chợ lác đác.
Con quốc quốc nhớ nước đau lòng
Cái gia gia thương nhà mỏi miệng.
Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn.
b. Cách diễn đạt thông thường:Hình anh lúc nắng chiều rất đẹp.
Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh hình ảnh đẹp.
Bài 4: 
- Câu a là cách diễn đạt thông thường.
- Câu b đảo trật tự ở cụm C-V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vụ lối của nhõn vật.
- Theo văn cảnh thỡ nên chọn cách diễn đạt b
Bài 5: Cỏch sắp xếp của tỏc giả là hợp lớ, vỡ:
- xanh: màu sắc, đặc điểm về hỡnh thức dễ nhỡn thấy.
- nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm: những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cần phải có thời gian tỡm hiểu mới biết được.
Bài 6: HS tự viết đoạn văn
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề và giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn trong đoạn văn đó
- Chuẩn bị Viết bài TLV số 7
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • dockimcuc tiet19.doc