Tiết 93 - 94 Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần
- Đắc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
b. Về kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai
- Phân tích được nghệ thuật lập luận cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
c. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc của ông cha ta.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (4')
* Câu hỏi: Nêu giá trị đặc sắc của văn bản " Chiếu dời đô":
Tuần 26: Ngày soạn: 10.02.2012 Ngày dạy: 13.02.2012.Lớp 8B Ngày dạy: 13,14.02.2012.Lớp 8A Ngày dạy:13,14.02.2012.Lớp 8C Tiết 93 - 94 Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ Trần Quốc Tuấn 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: - Sơ giản về thể hịch. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ. - Tinh thần yêu nước ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần - Đắc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ. b. Về kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch - Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai - Phân tích được nghệ thuật lập luận cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại. c. Về thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc của ông cha ta. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ: (4') * Câu hỏi: Nêu giá trị đặc sắc của văn bản " Chiếu dời đô": * Trả lời: - Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, dồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên dà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân. (8đ) ( 2đ dành cho phần trình bày và kiểm tra vở soạn của HS ) * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Tháng 9.284 trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long (Bình Than) Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố bài lộ bố"dụ chư tì tướng hịch văn" (Hịch tướng sĩ) đã kích động tinh thần yêu nước trọng nghĩa, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ ra học tập binh thư, rèn luyện quân sĩ sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 (1285). b. Dạy nôị dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? Về năm sinh hiện nay vẫn chưa biết chính xác là năm nào vì có tài liệu nói ong sinh năm 1226, nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư thì ông sinh năm 1231. Ông sinh trong 1gđ quý tộc cuối đời Lý ở Tức Mạc thuộc ngoại ô tỉnh Nam Định ngày nay. Cha ông là Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông, Vốn là người thông minh lại được giáo dục và rèn luyện nên ông sớm trở thành tài năng xuất chúng, là người có phẩm chất cao đẹp có tài năng văn võ song toàn, có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và lần 3, với các chiến công hiển hách: Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp ... Trong 2 lần chống Mông - Nguyên ông được cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Sau này nhân dân đã tôn thờ ông là Đức thánh và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước - GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh : tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định quê hương ông. (sgk) - Trình bày hoàn cảnh sáng tác VB? - Năm 1258 giặc Mông cổ sang xâm lược, để chuẩn bị chiến tranh nhà Trần đã tăng cường bố phòng mở hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than cuối năm 1283, đầu 1284 Trần Quốc Tuấn đã soạn thảo cuốn " Binh thư yếu lược " và " Hịch tướng sĩ " Bài hịch đã được đọc trước một cuộc duyệt binh lớn ở Đông thành Thăng Long, trước khi 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu sang xâm lược nước ta lần thứ 2. ? Em hiểu gì về thể loại hịch ? - Hịch: Thể văn nghị luận thời xưa...có tính chất cổ động, thuyết phục, để kêu gọi dân tộc chống lại kẻ thù. Nêu cách đọc VB? - GV đọc mẫu đoạn 1 - Gọi hs đọc - nhận xét. - Bài Hịch được lấy từ bản dịch Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X- thế kỉ XVII in lần thứ 2 NXB Văn học HN, 1976. Trong bài hịch đã chú thích cho chúng ta tên của một số tì tướng như : Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhược....và một số từ khó như :Quần trưởng, tể phụ, nhạc thái thường .... Yêu cầu các em xem phần chú thích trong sgk để hiểu nghĩa ? Thông thường VB Hịch thường có bố cục như thế nào ? ? Tìm bố cục của bài" Hịch tướng sĩ " và nội dung khái quát từng phần? Bố cục của Hịch tướng sĩ có nét sáng tạo linh hoạt có đoạn không chặt chẽ theo đúng kết cấu bố cục chung của bài hịch . Đoạn 1: nêu gương các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì chủ tướng vì nước để tì tướng ngẫm nghĩ. Đoạn 2: tình hình đất nước hiện tại , nỗi lòng của chủ tướng và cách đối sử đối với tì tướng. Đoạn 3 : Phân tích phê phán những biểu hiện sai trái trong hàng ngũ tì tướng để họ thấy điều hay lẽ phải . Đoạn 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu quyết thắng của tướng sĩ. Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 ? Nhắc lại Nội dung chính của đoạn 1 là gì? ? Các trung thần nghĩa sĩ được nhắc đến như thế nào ? Để nêu gương các trung thần nghĩa sĩ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ? Những nhân vật được nêu gương có địa vị XH ntn? ? Tại sao tg lại nêu gương ở Trung Quốc, kể cả gương Cốt Đãi Ngột Lang ? em có suy nghĩ gì về việc này ? ? Mục đích của việc nêu dẫn chứng trên là gì? HS đọc đoạn 2 : Huống chi...về sau ! Như chúng ta đã phân đoạn thì trong đoạn 2 có 2 nội dung : tố cáo tội ác của giặc và tâm sự của TQT. ? Tội ác và và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả nói đến ntn? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn? ? Với giọng văn đó tác giả đã tố cáo tội ác gì của giặc? ? Tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì? ? Em thấy thái độ của TQT đối với bọn giặc ntn? Mở đầu đoạn 2 tác giả viết" Huống chi...sinh tử..." từ 1258 - 1284 đã cho một thế hệ tướng sĩ trưởng thành được chứng kiến sứ giặc ntn và mọi hoạt động dối trá, tham lam, ngạo ngược của kẻ thù. Tác giả nhắc đi nhắc lại những biểu hiện đó với một thái độ khinh bỉ và đối với một lòng căm thù phẫn nộ đến đau đớn, nhức nhối. Vì vậy ông đã dùng những con thú xấu xa nhất để chỉ những dã tâm của bọn giặc. Với những từ ngữ giàu giá trị gợi tả để mạt sắt, hạ nhục kẻ thù. ? Nhìn thấy dã tâm của giặc TQT đã chỉ ra nguy cơ gì? ? Trước tình trạng của đất nước như vậy tâm trạng của TQT như thế nào ? - ở trên tác giả bộc lộ tình cảm của mình một cách gián tiếp trước những tội ác của giặc, còn đoạn tiếp theo này tác giả đã trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình với cương vị là một chủ tướng. Có ý kiến cho rằng: Đọc đoạn văn trên TQT đã bộc lộ tình cảm của mình gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Theo em có đúng không? vì sao ? Vậy đó là tâm trạng như thế nào? Tâm lí đó của tác giả có phù hợp với tình trạng đất nước không? Vì sao? ? Qua phân tích tâm trạng, tình cảm của TQT em thấy ông có mong ước gì? ? Theo em vì sao ông có tâm trạng và quyết tâm đó ? ( điều đó xuất phát từ đâu ? ) GV: Củng cố: Nghĩ đến vân mệnh đất nước vị chủ tướng đã quên ăn, quên ngủ, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, đau đớn đến rơi lệ. Đó là một nỗi đau quá sức chịu đựng, laị thường xuyên liên tục, mức đau, căm thù đã lên đến tuyệt đỉnh và ông " muốn xả thịt, lột da,...,quân thù" cho hả giận. Đó chỉ là cách nói ước lệ của người xưa để biểu thị lòng khao khát trả thù cháy bỏng bộc lộ ý chí quyết tâm hi sinh để giết giặc, xả thân cứu nước. Đoạn văn đậm chất trữ tình này, mỗi chữ, mỗi dòng như máu chảy, như nước mắt hiện hình trên trang giấy. Đó là gan ruột là tấc lòng là tâm huýêt của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự với bề tôi, với những người anh em của mình. Để khơi gợi lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của tướng sĩ ông đã dùng cách bày tỏ bộc bạch thái độ của mình trước. Đây chính là nét sáng tạo và tự nhiên của bài hịch. Vậy từ mong ước và quyết tâm đó TQT đã làm những gì ? và t/c của ông đối với các tướng sĩ ra sao ? tiết sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp . - Yêu cầu các em về nhà đọc thuộc lòng đoạn 2 của VB.và chuẩn bị phần còn lại. Tiết 2: * Tiết trước các em đã được tìm hiểu 2 phần đầu của bài Hịch tướng sĩ, chúng ta đã thấy được tội ác của giặc Mông - Nguyên ngông nghênh, tàn ác như thế nào và nỗi lòng nung nấu của TQT ra sao. Để thấy rõ tấm lòng của ong đối với các tướng sĩ ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài hịch. Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 . ? Em hãy nhắc lại nội dung chính của đoạn 3 ? - Phân tích phải trái cho tì tướng hiểu rõ điều hay lẽ phải . ? Chủ tướng Trần Quốc Tuấn có cách đối sử như thế nào đối với các tì tướng? ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của các câu trong đoạn văn ? ? Cấu tạo của các câu văn đã thể hiện mối quan hệ của chủ tướng ntn ? ? Em thấy mối quan hệ ân tình đó là trên dưới theo đạo thần chỉ huy bình đẳng hay của những người cùng cảnh ngộ? - Quan hệ chủ tướng: Khích lệ tướng võ thần trung quân bác ái. Qua đây ta lại thấy mqh đẳng cấp được tg ý thức rất sâu sắc. Giọng điệu phân biệt dưới trên rõ ràng, đầyân tình bao dung, nhưng cũng đầy quyền uy. đồng thời TQT cũng thể hiện mqh dựa trên quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như tình cốt nhục. Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở các tướng sĩ? ? Sau khi bày tỏ quan hệ ân tình TQT đã làm gì ?Qua những chi tiết nào ? ? Ông chỉ ra hậu quả những lối sống đó là gì? Không biết nhục, không biết thẹn...ham thú vui quên danh dự, bổn phận cầu an hưởng lạc mất hết sinh lực tâm khí đánh giặc. ? Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc từ trên phương diện nào? ? Tác giả đưa ra những chủ trương, mệnh lệnh nào? ? Tại sao TQT phải đưa ra như vậy? - Sau khi ra lệnh cho các tướng sĩ học sinh thư yếu lược TQT vạch ra 2 con đường sống chết vinh nhục đạo thần chủ, kế nghịch thù để tướng sĩ thấy rõ chỉ có thể chọn 1 trong 2 con đường đó. ? Điều này cho thấy thái độ của TQT ntn đối với tướng sĩ và kẻ thù? ? Em có nhận xét gì về câu kết? Đưa vào bài văn nghi luận có hợp lí không? - Giọng tâm tình, tâm sự bày tỏ ruột gan của vị chủ tướng hết sức vì nước vì vua. Nếu nói đến " Hịch tướng sĩ" là bài văn nghi luận hay trong VH cổ nước ta được hay không? Vì sao? ? Em cảm nhận được điều sâu sắc nào từ nội dung bài hịch? HS đọc ghi nhớ (sgk) Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của TQT được thể hiện qua bài hịch I/ Đọc và tìm hiểu chung: (15') 1. Tác giả, tác phẩm: - Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) Là người có công lớn trong 2 lần chống quân Mông - Nguyên. Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc. - Bài hịch viết trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 (1285) 2. Thể loại : - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa 3. Đọc: - Giọng hùng hồn, tha thiết, thân tình mà nghiêm khắc khi nói với các tướng sĩ, căm uất phẫn nộ khi nói tới kẻ thù... 4. Bố cục: HS: - Thể loại này thường có 4 phần: 1. Nêu vấn đề . 2.Nêu tấm gương trong LS. 3. Nhận định tình hình, gây lòng tin 4. Đề ra chủ trương kêu gọi đấu tranh. 4 đoạn: HS: + Từ đầu -> tiếng tốt: Nêu gương tinh thần nghĩa sĩ trong sử sách, khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước + Tiếp -> vui lòng: Tố cáo tội ác của kẻ thù, và tâm sự của TQT. + Tiếp -> có được không?: Phân tích phải trái + Còn lại: Nhiệm vụ cấp bác ... hẩy, chấm phẩy những động từ mạnh, sâu, tạo mạch văn dồn dập đã cực tả được tâm trạng, tình cảm của tác giả trào dâng, và các vế đối 4 từ như càng nhấn mạnh hơn và tạo sự chặt chẽ trong đoạn văn. => Tâm trạng căm uất sục sôi, hận thù HS: - Những trạng thái, tâm lí đó đều phát sinh từ lòng căm thù đó chính từ những tội ác mà giặc đã gây ra. - Sẵn sàng xả thân cứu nước - Thể hiện lòng yêu nước lớn lao. 3. Đoạn 3: Phân tích phải trái (20') Không có mặc thì ta cho áo Không có ăn----------- cơm Quan nhỏ-------- thăng chức Lương ít --------- cấp bổng Đi thuỷ---------- cho thuyền Đi bộ ----------- cho ngựa ... trận mạc... cùng nhau sống chết....cùng nhau vui cười... HS: - Trong đoạn văn chủ yếu dùng các câu văn biền ngẫu ; 2 vế song hành đối xứng, kết cấu câu : không có - thì ta cho lặp đi lặp lại. HS: - Mối quan hệ gắn bó thân thiết bình đẳng => Gắn bó quyết tâm và tình yêu sâu nặng đối với tướng sĩ. HS: - Khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ. HS: - Phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ và chỉ ra những hành động đúng đắn nên theo , cần làm. Nhìn chủ nhục....không lo... Nước nhục...không thẹn...hầu quân giặc..không biết tức... không biết căm.. hoặc lấy việc chọi gà.. đánh bạc...vui thú vườn ruộng.. quyến luyến vợ con.. lo làm giàu.... không thể ... ...sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào!..thái ấp ..bổng lộc..gia quýên..tan, vợ con ..khốn, xã tắc, tổ tông bị giày xéo... trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa... - Chỉ ra thái độ hành động sống đúng đắn kịp thời nêu cao tinh thần cảnh giác tích cực luyện tập quân sĩ. 4. Đoạn kết: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu (10') Nay ta chọn binh.... Binh thư yếu... ...lời duy... HS: - Để lập luận vấn đề khiến tướng sĩ hoàn toàn tâm phục khẩu phục. => Thái độ dứt khoát rõ ràng cương quyết với tướng sĩ quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. III/ Tổng kết, ghi nhớ: (5') 1. Nghệ thuật: - Kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm. HS: trình bày. 2. Nội dung: - Lời khich lệ chân tình... lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của TQT. * Ghi nhớ : SGK IV/ Luyện tập: (3') TB: - có lòng căm thù giặc - có ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược c. Củng cố, luyện tập: (4') * Câu hỏi: Em hãy nêu những khích lệ chân tình của TQT trong bài? * Trả lời: - Khích lệ: Lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước... - Khích lệ: Trung quân ái quốc - Khích lệ: ý chí lập công danh - Khích lệ: Lòng tự trọng, liên sĩ... d. Hướng dẫn tự học: (1') - Đọc chú thích. - Đọc kĩ văn bản và học thuộc một vài đoạn văn biểu camtrong Hịch tướng sĩ. - Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kháng chiến chống giắc Mông – Nguyên của nhân dân ta thời Trần. - Về nhà các em học, phân tích được một số câu hay trong bài hịch - Chuẩn bị bài sau: Nước Đại Việt ta. * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: - Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................ - Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................ - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy:......... .................................................................................. ________________________________________________ Ngày soạn: 11.02.2012 Ngày dạy: 14.02.2012.Lớp 8C Ngày dạy: 16.02.2012.Lớp 8B Ngày dạy:17.02.2012.Lớp 8A Tiết 95. HÀNH ĐỘNG NÓI 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: - Khái niệm hành động nói. - Các kiểu hành động nói thường gặp b. Vê kỹ năng: - Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp - Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp. c. Về thái độ: - Giáo dục ý thức sử dụng hành động nói đúng đắn trong giao tiếp, viết bài. 2. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS : Học bài cũ, đọc bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ: (5') * Câu hỏi: Thế nào là câu phủ định? Đặc điểm, hình thức, chức năng của câu phủ định? * Trả lời: Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng, không phải... Câu phủ định dùng để thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quân hệ nào: Phản bác một ý kiến, một nhận định. * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Ngôn ngữ chính của con người là nói vậy cũng là một hành động của con người. Tại sao lại như vậy? Trong bài học hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta vấn đề này: b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đọc đoạn trích ? Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? ? Câu nào thể hiện ró nhất mục đích đó? ? Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? ? Chi tiết nào nói lên điều đó? ? Vậy Lý Thông đạt được mục đích của mình băng phương tiện gì? Nếu kiểu hành động" là việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì Sao? Nếu gọi hành động đó của Lý Thông là hành động nói. ? Em hiểu thế nào là hành động nói? GV: Trong VD xét ở trên như đã phân tích những câu còn lại trong lời nói của ? Lý Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Vậy mục đích ấy là gì? HS đọc VD (sgk) ? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích chi tiết, mục đích của mỗi hành động? ? Liệt kê các hành động nói mà em đã biết qua các VD trên? Hành động có thể diễn ra bằng lời nói tương ứng với các kiểu câu nhưng cũng có thể diễn ra bằng cử chỉ điệu bộ (gật đầu, lắc đầu, nhún vai, trợn mắt, bữu môi, phẩy tay...)Tuy nhiên dạng điển hình của hành động nói vẫn là bằng lời nói. ? Em hãy lấy VD về hành động nói? Nêu yêu cầu của bài tập 1? - Trần Quốc Tuấn viết "Hịch Tướng sĩ" nhằm mục đích gì? Xác định mục đích của hành động nói trong một câu của "Hịch Tướng sĩ"? Chỉ ra những mục đích nói trong đoạn trích? Đọc đoạn trích: Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu? I/ Hành động nói là gì? (8') 1. VD1: Đoạn văn HS: - Tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công của Thạch Sanh. HS: - Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. HS: - Có HS: - Chàng vội vã từ giã mẹ con Lý Thông trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. HS: - Thực hiện bằng lời nói. HS: - Việc làm của Lý Thông là một hành động vì nó là một việc làm có mục đích. 2. Bài học: - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. II/ Một số kiểu hành động nói thường gặp (12') HS: - Câu 1: Trình bày Câu 2: Đe doạ Câu 3: Hứa hẹn. 1. VD2: HS: + Lời của cái Tí: - Vậy thì...ăn ở đâu? (hỏi) - Vậy nhất định...đấy ư? (hỏi) - U không thương...ư? (hỏi) - Khốn nạn thân con thế này (cảm thán - cảm xúc). + Lời chị Dậu: - Con sẽ ăn ở...Thôn Đoài (báo tin). - Các kiểu hành động nói thường gặp: - Lời hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến dự doán) - Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức) - Hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. HS: - VD1: A: Cậu vừa học bài song rồi à? B: Gật đầu (lắc dầu) - VD2: A: Đi đun nước ngay (cầu khiến) B: Nhưng em còn học bài (trình bày). * Ghi nhớ (sgk) III/ Luyện tập: (15') Bài tập 1: HS: - Khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ. - " Nếu các ngươi biết luyện tập sách này....nghịch thù..." Bài tập 2: HS: - Bác hai đã.....rồi chứ (hỏi) - Cảm ơn cụ...như thường (cảm ơn). - Nhưng xem ý vẫn...lắm (trình bày) - Này bảo...trốn (cầu khiến) - Chứ cứ...khổ (cảm thán - cảm xúc) Bài tập 3: HS: - Anh phải hứa...xa nhau (điều khiển, ra lệnh) - Anh hứa đi (ra lệnh) - Anh xin hứa (hứa) c. Củng cố, luyện tập: (3') * Câu hỏi: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A- Nét mặt B- Điệu bộ C- Cử chỉ D- Ngôn từ Khi nói “ Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” Trần Quốc Tuấn đã thực hiện hành đông hỏi đúng hay sai * Trả lời: - Sai d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1') - Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động. Cho ví dụ. - Về nhà các em học bài, hoàn chỉnh bài tập vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Hành động nói (tiếp). * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: - Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................ - Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................ - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy:......... .................................................................................. _____________________________________________________ Ngày soạn: 14.02.2012 Ngày trả bài: 17.02.2012.Lớp 8C Ngày trả bài: 17.02.2012.Lớp 8B Ngày trả bài:18.02.2012.Lớp 8A Tiết 96: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: - Học sinh ôn lại kiểu bài thuyết minh. b. Vê kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài, đánh giá, nhận xét bài viết của mình và của bạn. c. Về thái độ : - Học sinh có ý thức trong việc đánh giá và viết bài thuyết minh. 2. CHUẨN BỊ: a. Thầy: Chấm bài b. Trò: Xem lại bài 3. NỘI DUNG LÊN LỚP: * Ổn định tổ chức: a. Nhắc lại đề bài * Đề bài : Giới thiệu về một loài hoa ( hoa lan, hoa đào...) b. Dàn ý, đáp án : * Mở bài: - Giới thiệu chung về loài hoa * Thân bài: - Xuất xứ của loài hoa - Cấu tạo , màu sắc, hương vị - Chăm sóc - Giá trị * Kết bài: - Nhận xét, đánh giá về loài hoa c. Nhận xét chung: ( 14’) * Ưu điểm: - Nhìn chung các em hiểu đề và có nhiều tiến bộ so với bài thuyết minh trước - Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt như bài của em Luật; Dương. - Trình bày tương đối sạch đẹp * Nhược điểm: - Mốt số ít chưa nắm vững thể loại thuyết minh, làm bài chống đối, - Có em chưa có bố cục rõ ràng, viết liền mạch hoặc chưa hiểu bố cục của bài văn là gì ( Như em: Biên; Panh; Thợi; Pùa; Ninh; Phong....) - Chữ viết sấu cẩu thả d. Sửa lỗi: ( 13’) VD: giực dỡ, hàng ngài, mùa suân, sinh sắn, bông hao... - đặc điểm, hình dáng hoa là trồng nhiều trên rừng -> Hoa đào thường trồng nhiều ở trên đồi nương e. Đọc bài mẫu: - Lớp 8A đọc bài của em Xuân, Vui, Nguyệt ... - Lớp 8B đọc bài của em Quân, Sơn, Uyên ... - Lớp 8C đoan bài của em Luận, Sinh, Thành ... f. Giải đáp gọi điểm tổng hợp kết quả: ( 2’) Lớp Điểm G Điểm K Điểm Tb Điểm Y Điểm kém 8A 0 20 9 0 0 8B 0 6 21 12 2 8C 0 5 20 14 3 g. Giải đáp các ý kiến của học sinh: 4. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA: - Đa số các em có ý thức viết bài - Hiểu được yêu cầu của đề bài bài viết có bố cục rõ dàng. - Chưa nắm vững thể loại thuyết minh, làm bài chống đối. - Chữ viết sấu cẩu thả.
Tài liệu đính kèm: