Giáo án môn Văn 8 - Tuần 25

Giáo án môn Văn 8 - Tuần 25

Tiếng Việt. Tiết 89: CÂU TRẦN THUẬT

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Chức năng của câu trần thuật.

b. Về kỹ năng:

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

c. Về thái độ

- HS có ý thức sử dụng kiểu câu trần thuật.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án.

b. Chuẩn bị của GV: Học bài cũ, đọc bài mới.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a. Kiểm tra bài cũ: (5')

* Câu hỏi: Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cảm thán? Lấy VD minh hoạ ?

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn 8 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:
Ngày soạn: 27.1.2012 Ngày dạy: 6.02.2012.Lớp 8B
Ngày dạy: 6.02.2012.Lớp 8A
Ngày dạy:6.02.2012.Lớp 8C
Tiếng Việt. Tiết 89: CÂU TRẦN THUẬT
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
b. Về kỹ năng: 
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
c. Về thái độ
- HS có ý thức sử dụng kiểu câu trần thuật. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của GV: Học bài cũ, đọc bài mới. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cảm thán? Lấy VD minh hoạ ?
* Trả lời: 
- Câu cảm thán là câu có chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, trời ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói(người viết) xuất hiện chue yếu trong ngôn . ngữ nói háng ngày hay ngôn ngữ trong văn chương. (7đ)
VD: Chao ôi! Sao ngày hôm nay lại dài thế! (3đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Ở trong những tiết học trước các em đã học về câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Em hãy xác định VD sau thuộc kiểu câu nào?
VD: Lan và Hoa là đôi bạn thân cùng học một lớp. 
- Là kiểu câu trần thuật. 
 Vậy câu trần thuật có những đặc điểm, chức năng và hình thức như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
 b. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Gọi học sinh đọc VD bảng phụ
? Những câu nào trong đoạn trích không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
? Vậy các em cho biết những câu còn lại có mục đích nói là gì?
? Nếu gọi những câu đó là câu trần thuật em hiểu thế nào về câu trần thuật?
GV: Có câu trần thuật biểu thị một hành động với mục đích khác nhau (một nhóm riêng) VD. 
? Em thấy khi viết câu trần thuật có dấu hiệu nào?
? Trong 4 kiểu câu, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?
GV: Câu trần thuật được sử dụng trong tất cả các mục đích nói khác nhau đều có thể được thể hiện bằng câu trần thật. Ngoài chức năng thông tin thông báo, câu trần thuật còn được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc...
GV: Gọi đọc ghi nhớ
? Hãy xác định kiểu câu và chức năng trong các câu?
? Nhận xét kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu đó là gì?
? Xác định 3 câu sau thuộc kiểu câu nào? Sử dụng để làm gì?
? Nhận xét sự khác biệt ý nghĩa của câu này?
Những câu sau có phải câu trần thuật không? Dùng để làm gì?
I/ Đặc điểm, hình thức và chức năng: (20')
1. Ví dụ: ( sgk )
HS: đọc 
HS: - Ôi Tào Khê! (cảm thán)
Còn lại không có chức năng của các câu đã học. 
HS: a.- Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta . 
Câu 3: Yêu cầu nhắc nhở trách nhiệm của những người đang sống hôm nay. 
b. Câu 1:Để kể
 Câu 2: Để thông báo
c. Cả 2 câu miêu tả
d. Câu 2 : Nhận định đánh giá
 Câu 3:Bộc lộ tuổi trẻ cảm xúc 
2. Bài học:
- Câu trần thật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, thông thường để kể, thông báo, nhận định miêu tả...
- Ngoài ra dùng để yêu câu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
VD: Cảm ơn: Xin cảm ơn cô!
Mời: Xin mời bà xơi cơm ạ!
Chúc mừng: Anh xin chúc mừng em. 
Hứa: Tôi hứa ngày mai đến sớm
Đảm bảo:
Hỏi: Mình hỏi cậu hút thuốc lá có lợi ở chỗ nào?
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng. 
VD: 
- Rắn là loài bó sát không chân. 
- Buổi chia tay có bâng khuâng một nỗi buồn...
(Bộc lộ cảm xúc)
HS: - Câu trần thuật được sử dụng nhiều. 
- Vì nó có thể thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong VB. 
- Là kiểu câu cơ bản, được dung phổ biến nhấ trong giao tiếp. 
* Ghi nhớ (sgk)
HS: đọc
II/ Luyện tập: (15')
1. Bài tập 1:
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật
Câu 1: Dùng để kể, câu 2, 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế mèn -> dế choắt. 
b. Câu 1: Kể 
Câu 2: Câu cảm thán, bộc lộ cảm xúc, câu 3, 4: Trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc biết ơn. 
2. Bài tập 2:
- Câu 2: Phân tích nghĩa câu nghi vấn. 
- Câu dịch thơ: Câu trần thuật 2 câu tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý. 
3. Bài tập 3:
a. Câu cầu khiến
b. Câu nghi vấn
c. Câu trần thuật
Cả 3 câu dùng để cầu khiến(có chức năng giống nhau) câu b, c thể hiện ý cầu khiến(đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn lịch sự hơn câu a. 
4. Bài tập 4:
- Tất cả đều là câu trần thuật
a. Để cầu khiến
b. Kể
c. Cầu khiến
c. Củng cố, luyện tập: (3')
* Câu hỏi: Trong 4 kiểu câu đã học kiểu câu nào được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp hàng ngày ? Thế nào là câu trần thuật ?
* Trả lời:
A- Câu nghi vấn B- Câu cảm thán
C- Câu cầu khiến D- Câu trần thuật 
- Câu trần thật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, thông thường để kể, thông báo, nhận hđịnh miêu tả...
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1')
- Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học ( Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật )
- Về nhà các em hoàn chỉnh các phần bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài sau: Câu chính phụ. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
Ngày soạn: 27.1.2012 Ngày dạy:6.02.2012.Lớp 8B
Ngày dạy: 7.02.2012.Lớp 8A
Ngày dạy:7.02.2012.Lớp 8C
Tiết 90:Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ
 Lí Công Uẩn
1. MỤC TIÊU:
a. Vê kiến thức: 
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định rời đô.
b. Vê kỹ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
c. Về thái độ: 
- HS thấy được sức thuyết phục to lớn của"chiếu dời đô" qua đó có thái độ trân trọng, khâm phục ông cha ta xưa. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi đường"?
* Trả lời: 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. (5đ)
- Là bài thơ tớ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường leo núi đã gợi ra chân lí đường đời vượt qua bao gian lao chồng chất sẽ tới được sự thắng lợi vẻ vang. (5đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới : Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) là vị vua đầu sáng lập nghiệp vương triều Lí người có sáng kiến quan trọng năm 1010 dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La(sau đổi thành Thăng Long - HN) và đổi tên nước là Đại Cổ Việt thành Đại Việt mở ra một thời kì mới của đất nước. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác bài chiếu?
? Em hiểu gì về thể loại này?
? Nêu yêu cầu đọc?
GV đọc mẫu - gọi HS đọc
HS nhận xét, GV nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong Sgk
? Theo em VB có thể chia mấy phần? Đó là phần nào?
? Phần mở đầu đã giới thiệu những gì?
? Kết quả của việc dời đô đó là gì?
? Vậy dẫn ra việc dời đô của nhà chu nhằm mục đích gì?
GV: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Nói theo người xưa: Làm theo ý trời, mệnh trời. Việc dời đô của Lí Thái Tổ là không có gì khác thường hay trái với qui luật. 
? Tính thuyết phục của lí lẽ chứng cớ là gì? 
? Từ việc xưa tác giả liên hệ phê phán việc 2 triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô ntn? Kết quả ra sao?
GV: Chưa chịu dời đô khỏi đất Hoa Lư vì theo ý của riêng mình mà chưa vì đại cục, chưa có cái nhìn xa rộng, bao quát, khinh thường mệnh trời, không theo gương tiền nhân. 
? Nhưng ngày nay khách quan nhìn nhận và đánh giá ý kiến đó của Lí Công Uẩn có hoàn toàn chính xác không?
GV: Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để về nơi đồng bằng đất phẳng mà vẫn phải dựa vào địa hình thế núi. Đây chính là điểm hạn chế của triều đại chứ không phải họ trái mệnh trời, không phải vì không dời đô. Tuy nhiên Lí Công Uẩn rất đúng, sâu sắc, có tầm xa trông rộng của một vị vua. Khi vừa lên ngôi ông không đóng đô ở Hoa Lư nữa. 
? Câu văn "Trẫm rất đau xót..." nói lên điều gì?
? Câu nói đó còn có tác dụng gì trong bài văn?
GV: Nhà vua đã xác định để tránh cái lầm lỗi của hai triều đại trước là vì dân, vì trăm họ. 
GV: Gọi HS đọc đoạn 2. 
? Theo tác giả Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
(Vị trí địa lí, hình thể sông núi, sự thuận tiện...)
? Những lí do, chứng cớ đó có thuyết phục không? Vì sao?
? Em hiểu thế nào là thế "rồng cuốn", "hổ ngồi"?
GV: Đó là thế đất có núi sông, nhìn sông dựa núi, đất cao, thoáng, tốt lành, vững vàng có thể đem lại nhiều thuận lợi cho kinh đô. 
? Em có nhận xét gì về cách đặt câu, sắp xếp các ý của tác giả?
GV: Lí Công Uẩn có mắt tinh đời, sâu sắc nhìn nhận đánh giá, lựa chọn kinh đô. 
? Khi tiên đoán Đại La là nơi tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, tác giả bộc lộ khát vọng gì?
Gọi HS đọc đoạn cuối. 
? Theo em đoạn kết được viết dưới hình thức như thế nào ?
? Tại sao kết thúc bài chiếu lại là lời hỏi ý kiến của quốc thần?
? Em hiểu gì về tư tưởng, tình cảm của Lí Công Uẩn qua lời tuyện bố đó?
GV: Lí Công Uẩn có thể ra lệnh nhưng ông lại hỏi ý kiến muôn dân đó là sự khôn khéo, ông chỉ nói dời đô là theo mệnh, hợp lòng người " thiên thời, địa lợi nhân hoá". 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sắp đặt cũng như tính thuyết phục của bài chiếu?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. 
? Chứng minh "chiếu dời đô" có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục
I/ Đọc tìm hiểu chung: (8)
1. Tác giả, tác phẩm:
- Lí Công Uẩn ( 974 – 1028) tức Lý Thái Tổ, vị vua khai sáng chiều Lí là vị vua anh minh có công lớn và lập nhiều chiến công. Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn sáng lập vương triều nhà Lí. 
- Viết chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư -> Đại La. 
- Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Có thể viết bằng văn xuôi biến ngẫu được công bố và đón nhận một cách trang trọng. 
2. Đọc:
HS: - Giọng đọc phải trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân tình. 
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó:
HS: dựa vào Sgk trả lời.
4. Bố cục:
3 phần:
- Phần đầu-> Kế hoạch dời đô
- Muốn dời đô nhưng lí do
- Còn lại
II/ Phân tích: (21)
1. Lí do dời đô (8')
 Nhà Thư ... c điểm, hình thức, chức năng của câu trần thuật? Cho VD
* Trả lời: 
- Câu trần thuật không có đặc điểm, hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, thường dùng để thông báo, nhận định, miêu tả. Còn dùng để yêu cầu đề nghị, bộc lộ tình cảm cảm xúc. (8đ)
- VD: - Rắn là loài bó sát không chân. (2đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Ngoài các kiểu câu các em đã biết trong những bài học trước còn có kiểu câu khác gọi: Câu phủ định. Vậy câu phủ định có chức năng, đặc điểm, hình thức ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay:
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi học sinh đọc VD (bảng phụ)
X.định kiểu câu trong VD trên?
? Em có nhận xét gì về đ.điểm h/thức của 4 câu trên?
? Vậy các câu b,c,d khác với hình thức câu (a) ở điểm nào?
GV: Những từ ngữ: Ko, chưa, chẳng là những từ ngữ phủ định. Những câu có chứa các từ ngữ phủ định đó được gọi là những CPĐ.
Vậy gọi các câu b,c,d là CPĐ.
? Hãy cho biết em hiểu thế nào là CPĐ?
Các em lưu ý phần bài học
? Xét tiếp VD em cho biết trong các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a) ?
? Như vậy các câu (trần thuật) phủ định này có chức năng gì?
GV: Đó cũng chính là c.năng thứ nhất của câu phủ định:
C.ta xét VD tiếp
Treo bảng phụ VD 2 (sgk)
Cho (H) đọc VD.
? Trong VD trên đâu là những CPĐ? Vì sao?
? Hãy so sánh với các CPĐ ở phần trên và cho biết trong 2 CPĐ này có chứa phần biểu thị ND bị phủ định không?
? Vậy ND bị phủ định ở câu 1 là gì?
? ND bị phủ định ở câu 2 là gì?
? Vậy theo em mấy ô.thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
GV: Như vậy, 2 câu p.định trên nhằm để phản bác 1 ý kiến, n.định của người đối thoại. Vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.
GV: Chức năng câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng giả định trước đó có ý kiến hay một nhận định nào đó được đưa ra và nó thường xuất hiện đầu câu hay đầu văn bản, đầu cuộc đối thoại. Ngoài ra câu phủ định còn có chức năng để bày tỏ 1 sự ngờ vực băn khoăn nữa. Song ở ND bài này chúng ta chỉ dừng lại ở 2 chức năng miêu tả & bác bỏ của câu phủ định.
Chốt ND-Rút ghi nhớ (sgk)
? Đã nắm được đ.điểm h.thức và c.năng của CPĐ. Em hãy lấy 1 VD về CPĐ?
Liên hệ: Việc dùng CPĐ trong văn thơ, ca daorất nhiềuðlàm cho câu văn, thơ sinh động, diễn đạt ý nghĩa sâu sắc hơn, rõ nét.
GV: Đưa tiếp VD
? Hãy x.định 2 câu trên có phải là CPĐ ko?
? Vậy ý nghĩa p.định của 2 câu này ntn? 
Như vậy c.ta cần lưu ý: Dùng CPĐ với hình thức dùng 2 lân từ ngữ p.định để thể hiện ý nghĩa k.định nhằm làm cho ý k.định được nhấn mạnh hơn.
C.ta sẽ làm phần b,c, phần a về nhà.
Vậy muốn tìm được các câu phủ định bác bỏ c.ta phải lưu ý điểm nào?
Cho (H) làm
? Vì sao em cho rằng đó là những CPĐ bác bỏ?
C.ta chú ý: ở câu 2 trong VD (c) cũng có ý nghĩa bác bỏ nhưng ko phải là CPĐ vì ko có từ ngữ p.định
Trong đó còn có những câu là p.định m.tả - C.ta về tìm tiếp & P.tích.
? Những câu còn lại có phải câu phủ định hay không?
- Câu c là câu phủ định bác bỏ "là câu chuyện hoang đường có ý nghĩa nhận định"
- Những câu còn lại là câu phủ định miêu tả. 
? Nếu thay từ phủ định: "Không" bằng "chưa" thì nhà văn phải viết lại ntn?
 Câu nào thích hợp với câu truyện hơn? Vì sao?
? Các câu sau có phải là câu phủ định hay không? Vì sao?
Thảo luận nhóm
 Có thể thay từ " không" vào từ "quên", "chưa" vào "chẳng" được hay không? Vì sao?
I/ Đặc điểm, hình thức và chức năng: (20')
1. Ví dụ: 
* Ví dụ 1: ( Bảng phụ )
HS: - Đều là CTT.
HS: Câu: b,c,d có đ.điểm h.thức khác với câu (a)
HS: Khác ở chỗ: Câu b - chứa từ ko.
 c - chưa
 d - chẳng.
ðCòn câu (a) ko có các từ đó.
HS: Trình bày.
2. Bài học:
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), đâu (có),....
HS: -Nếu câu (a) k.định “Nam đi Huế” là có diễn ra.
-Thì các câu b,c,d lại dùng để phủ định sự việc đó tức là việc “Nam đi Huế là ko diễn ra.
HS: Th/báo, xác nhận ko có sự việc Nam đi Huế.
=> Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). 
* Ví dụ 2: ( Bảng phụ )
HS: đọc
HS: 
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
- Đâu có!
ðVì các câu trên chứa các từ ngữ phủ định
- HS: không 
-Câu 1: ND bị phủ định ở đây được thể hiện trong câu nói của ô.thầy bói sờ vòi (tưởngđỉa).
- Câu 2: ND bị phủ định được thể hiện trong cả câu nói của ô.thầy bói sờ vòi () và cả của ô.thầy bói sờ ngà (nócàn).
HS: P.định ý kiến, nhận định của 1 người (câu 1) còn ở câu 2 p.định ý kiến, nhận định của cả 2 người mà chủ yếu là của ô.thầy bói sờ ngà.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). 
* Ghi nhớ (sgk)
* VD: 
- Một cây làm chẳng nên non
- Đầu trò tiếp khách trầu không có
*Bài tập nhanh:
VD:
a- Nam không làm bài tập 
b- Nam không phải là không làm bài tập.
HS: Cả 2 câu đều là câu phủ định
- Câu 1: Mang ý nghĩa p.định việc ko làm bài tập của Nam
- Câu 2: có đặc điểm đ.biệt là có 1 từ p.định kết hợp với 1 từ ngữ p.định khác. Nên ý nghĩa của cả câu phủ định này là k.định việc có làm bài tập của Nam chứ không phải p.định.
II/ Luyện tập: (15')
1. Bài tập 1:
b-Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu!
c-Ko, chúng con ko đói nữa đâu.
- Vì nó p.bác 1 ý kiến, nhận định trước đó.
-C1: Là câu ô.giáo dùng để p.bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
-C2: là câu cái Tý muốn làm thay đổi điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: Mấy đứa con đang đói quá!
2. Bài tập 2:
HS: - Cả 3 câu: a, b, c đều là câu phủ định vì có từ phủ định: Không, chưa, chẳng.
a- câu, song có ý nghĩa nhất định.
b- tháng tám, ai cũng tưởng ăn
ðý nghĩa tuy tương đối nhưng ko h.toàn giống nhau.
3. Bài tập 3: 
HS: - Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. 
HS: - Câu văn của Tô Hoài phù hợp hơn vì sau đó Dế Choắt chết. 
4. Bài tập 4:
HS: - Không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định. (Nhưng cũng được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định)
5. Bài tập 5:
HS: - Không thể thay quên bằng không hay chưa bằng chẳng. Vì nếu thay như vậy sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn. 
Chưa bao giờ tôi thấy bạn đẹp như hôm nay.
c. Củng cố, luyện tập: (3')
* Câu hỏi:
- Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản.
A- Hai loại. B- Ba loại. 
C- Bốn loại D- không phân loại.
- Đặt câu phủ định 
* Học sinh lên bảng khoanh vào đáp án đúng và đặt câu 
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1')
- Viết đoạn văn có sử dụng kết hợp một số kiểu câu đã học trong đó bắt buộc có câu phủ định.
- Về nhà các em xem lại bài, học ghi nhớ, 
- Hoàn thành các phần bài tập. 
- Chuẩn bị bài sau: Hành động nói. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
_____________________________________________________
Ngày soạn: 27.1.2012 Ngày dạy: 30.1.2012.Lớp 8B
Ngày dạy: 30.1.2012.Lớp 8A
Ngày dạy:30.1.2012.Lớp 8C
Tập làm văn. Tiết 92: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
1. MỤC TIÊU: 
a. Về kiến thức: 
- Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử ( danh lam thắng cảnh ) ở địa phương
b. Về kỹ năng: 
- Quan sát tìm hiểu nghiên cứa... về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
c. Về thái độ:
- HS tự giác tìm hiểu di tích, danh thắng ở địa phương mình. 
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của HS: - Quan sát một di tích lịch sử hay một danh thắng ở địa phương. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Để giúp các em củng cố lại các kĩ năng làm một bài văn thuyết minh và tìm hiểu di tích, thắng cảnh ở quê hương mình hôm nay chúng ta cùng thực hiện một chương trình địa phương...
b. Dạy nội dung bài mới: 
*. Bước 1: (6')
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm một đề tài.
+ Nhóm 1: Di tích lịch sử
+ Nhóm 2: Di tích văn hoá
+ Nhóm 3: Cảnh đẹp quê hương. 
- Lưu ý:
+ Có thể có trường hợp vừa là di tích vừa là danh lam thắng cảnh
+ Khi tìm hiểu, điều tra đối tượng đến tham quan trực tiếp, quan sát kĩ vị trí, địa hình,phạm vi khuân viên từ bao quát đến cụ thể từ ngoài vào trong. 
+ Tìm hiểu di tích, cảnh quan bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người nắm được đối tượng đó. 
+ Tìm đọc sách báo, tranh ảnh, bản đồ... 
*. Bước 2: (22')
 Soạn đề cương, lập dàn ý:
A/ Phần mở bài:
- Dẫn dắt đối tượng: Danh lam, thắng cảnh, di tích. 
- Vai trò của nó đối với đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân địa phương. 
B/ Phần thân bài: (có thể)
- Theo trình tự không gian: Từ ngoài -> trong, từ địa lí - > lịch sử -> lẽ hội phong tục tập quán. 
- Theo trình tự thời gian: Quá trình xây dựng, tường tu, tái tạo, phát triển, hiện nay và những vấn đề cần giải quyết
- Kết hợp giữa tả, kể biểu cảm, bình luận nhưng không được bịa đặt. Cần có sự việc, số liệu chính xác. 
C/ Phần kết bài:
- Nêu cảm nhận chung của mình
- Nêu giá trị đối với đời sống, văn hoá chung
* Yêu cầu viết không quá 1000 chữ. 
* Bước 3: (11')
- Trình bày bài thuyết minh:
- Đại diện từng nhóm lên trình bày bài thuyết minh của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung
c. Củng cố, luyện tập : (3')
* Câu hỏi:
? Hãy nhắc lại cách làm bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh
* Trả lời:
=> Phải đến tận nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. 
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. 
- Lời văn chính xác, gợi cảm, kết hợp miêu tả, kể, bình luận. 
d. Hướng dẫn tự học: (1')
- Về nhà các em hoàn chỉnh bài văn thuyết minh vào vở viết văn
- Chuẩn bị bài sau: Xem lại bài viết số 5
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về kiểu bài thuyết minh
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8. Tuần 25.doc