Giáo án môn Văn 8 - Tuần 23

Giáo án môn Văn 8 - Tuần 23

Tiếng Việt. Tiết 82: CÂU CẦU KHIẾN

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

- Chức năng của câu cầu khiến.

b. Về kỹ năng:

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh.

c. Về thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng câu cầu khiến với từng đối tượng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ

b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn 8 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23:
Ngày soạn: 13.1.2011 Ngày dạy: 16.1.2011.Lớp 8B
Ngày dạy: 16.1.2011.Lớp 8A
Ngày dạy:16.1.2011.Lớp 8C
Tiếng Việt. Tiết 82: CÂU CẦU KHIẾN
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
- Chức năng của câu cầu khiến.
b. Về kỹ năng: 
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh.
c. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức sử dụng câu cầu khiến với từng đối tượng. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: Em hãy nêu những chức năng của câu nghi vấn? Lấy VD?
* Đáp án: 
- Chức năng của câu nghi vấn: (8đ)
+ Dùng để hỏi
+ Để cầu khiến
+ Khẳng định, phủ định, đe doạ....
- VD: Có muốn bị điểm kém không ? (2đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Trong giao tiếp ngoài câu nghi vấn còn có kiểu câu cầu khiến, vậy câu cầu khiến có chức năng ntn? Đặc điểm ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay:
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi Hs đọc VD bảng phụ. 
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến ?
? Dựa vào đâu em xác định được đó là câu cầu khiến?
? Mỗi câu cầu khiến trên dùng để làm gì?
G: Gọi Hs đọc VD chú ý ngữ điệu
? Cách đọc câu "Mở cửa" ở 2 VD có gì khác nhau?
a. Câu trần thuật
b. Cầu khiến
? Câu "Mở cửa" trong b dùng để làm gì? khác với câu "Mở cửa" trong a ở chỗ nào?
? Trong trường hợp câu cầu khiến trên em thấy có đặc điểm và chức năng gì?
? Qua tìm hiểu các VD trên em có kết luận gì về câu cấu khiến? (Đặc điểm, chức năng). 
? Khi viết câu cầu khiến cần lưu ý điều gì?
Gv: đưa VD bảng phụ. 
? So sánh hình thức và nghĩa của 2 câu văn trên?
Qua phân tích VD trên em có ý kiến nhận xét gì về hình thức câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến không có chủ ngữ nhưng ta vẫn biết chủ ngữ vắng mặt đó chỉ người đối thoại qua người tiếp nhận câu cầu khiến. 
? Em hãy lấy VD về câu cầu khiến? Và cho biết chức năng, đặc điểm của câu đó?
Gọi Hs đọc ghi nhớ
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Xác định từ cầu khiến? Nhận xét gì về CN trong câu? Có thể thay thế CN không? ý nghĩa?
Hs đọc đoạn văn 
? Câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó?
? So sánh hình thức, ý nghĩa của 2 câu sau?
? Nêu yêu cầu của bài?
I/ Đặc điểm, hình thức và chức năng: (20')
 1. Ví dụ:
* VD1: (sgk)
HS: đọc
a. ...... Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi....
b. .......... Đi thôi con. 
HS: - Có từ cầu khiến: Đừng, đi, thôi.....
HS: - Khuyên bảo, yêu cầu, nhắc nhở.....
*VD2:
a. ...mở cửa (câu trần thuật)
b. ...mở cửa! (cầu khiến- phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn)
HS: => ngữ điệu khác nhau
HS: 
a- dùng để trả lời câu hỏi
b- dùng để ra lệnh, đề nghị
HS: -> Nhấn mạnh, ra lệnh. 
HS: Trình bày
2. Bài học:
- Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo. 
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than để nhấn mạnh. 
VD: 
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 
b. Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 
HS: a. Là câu cầu khiến khuyết chủ ngữ biểu lộ thái độ thông cảm, xót thương. 
b. Tạo ngữ điệu thể hiện tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo của chi Dậu -> anh Dậu, thật dịu dàng, tình cảm. 
* Lưu ý: Không nên quá lạm dụng kiểu câu cầu khiến khuyết CN vì đôi khi làm mất ngữ điệu và diễn tả tâm trạng của người thực hiện câu cầu khiến. 
VD:
- Đề nghi im lặng! (Ra lệnh)
- Hãy đọc bài đi! (Ra lệnh)
- Thôi đừng khóc lóc nữa. (Khuyên)
- Cả lớp trật tự (Yêu cầu)
* Ghi nhớ (sgk)
HS: đọc
II/ Luyện tập:(15')
Bài tập 1:
a. Hãy
b. Đi
c. Đừng
- CN trong 3 câu đều chỉ người đối thoại hoặc nhóm người đối thoại. 
a. Vắng CN (người đối thoại) phải dựa vào ngữ cảnh của câu trước đó. 
b. CN là ông giáo ngôi thứ 2 số ít
c. CN chúng ta ngôi thứ nhất số nhiều có cả người đối thoại. 
- Con hãy....(Rõ đối tượng tiếp nhận ý câu nhẹ nhàng, tình cảm hơn)
- Hút trước đi: ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói kém lịc sự. 
- này các anh... (thay đổi nghĩa cơ bản của câu)
Bài tập 2:
a. Thôi, cơm... ấy đi(Vắng CN)
b. Các con...khóc (Có CN ngôi thứ 2 số nhiều)
c. Đảo tay...mau
 Cầm lấy...này
=> Không có từ ngữ cầu khiến chỉ có ngữ điệu. 
Bài tập 3:
a. Vắng CN
b. Có CN ngôi thứ 2 số ít ý cầu khiến nhẹ hơn thể hiện rõ tình cảm của người nói. 
Bài tập 4: 
Dế choắt muốn Dế mèn đào một cái ngách từ nhà mình sang nhà của Dế mèn. 
-> Có mục đích cầu khiến
c. Củng cố, luyện tập:: (3')
- Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?
- Trả lời: Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo. 
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than để nhấn mạnh. 
d. Hướng dẫn tự học bài ở nhà: (1')
- Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học 
- Biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến không lịch sự thiếu văn hoá.
- Về nhà các em học bài, nắm được đặc điểm, chức năng của câu cầu khiến, hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài sau: Câu cảm thán. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
__________________________________________
Ngày soạn: 14.01.2011 	Ngày dạy: 16.1.2011.Lớp 8B
Ngày dạy:17.1. 2011.Lớp 8C
Ngày dạy:17.1. 2011.Lớp 8A
Tập làm văn. Tiết 83: 
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Mục đích yêu cầu cách quan sát và làm bài văn giiới thiệu danh lam thắng cảnh.
b. Về kỹ năng: 
- Quan sát danh lam thắng cảnh
- Đọc tài liệu, tra cứu thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp cách làm có độ dài 300 chữ.
c. Về thái độ :
- Giáo dục hs lòng yêu mến, trân trọng các danh lam thắng cảnh. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc bài mới. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: Khi làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cần chú ý những gì?
* Đáp án: 
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) người viết phải tìm hiểu và nắm chắc phương pháp đó khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thao tác theo trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): ở tiết học trước các em đã biết cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm) đồ chơi, một cách nấu ăn... Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi Hs đọc bài văn
? Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh?
- Là công việc của các hướng dẫn viên du lịch, mục đích giới thiệu cho khách thăm quan hiểu tận tường, đầy đủ hơn về một danh lam thắng cảnh. 
? Bài văn thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng? Đó là đối tượng nào?
? Quan hệ của hai đối tượng này là gì?
? Qua bài thuyết minh em hiểu biết thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên?
? Muốn có những kiến thức đó người viết phải làm gì?
GV: Nhưng tốt nhất có điều kiện phải đến tận nơi xem xét, quan sát, nghe, hỏi han, tìm hiểu trực tiếp và ghi chép. 
? Bài viết trên được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào?
? Theo em bài viết còn thiếu sót gì về bố cục?
? Trình tự sắp xếp của bài văn là gì?
? Em hãy bổ sung cho phần mở bài?
? Bổ sung phần kết bài?
? Theo em phần thân bài cần bổ sung những ý gì?
? Có cần sắp xếp lại không? Vì sao?
GV: Với bài viết trên còn quá khô khan cần có những đoạn viết cảm xúc hơn. 
? Qua tìm hiểu bài văn trên em thấy muốn viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cần phải làm gì?
? Bố cục của bài văn phải ntn?
? Lời văn cần đảm bảo yêu cầu gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ
? Hãy lập lại bố cục của bài văn?
Giới thiệu trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm - > đền Ngọc Sơn từ xa -> gần, ngoài vào trong nên sắp xếp thứ tự ntn?
? Chi tiết tiêu biểu nào làm nổi bật quá trình lịch sử, VH của di tích?
I/ Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh (20')
*Bài văn: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
HS: đọc
HS: trình bày
HS: - Giới thiệu 2 đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. 
HS: - Có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau...đền Ngọc Sơn toạ lạc bên Hồ Hoàn Kiếm
HS: - Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành sự tích trên hồ. 
- Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc, sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn, vị trí cấu trúc đền. 
HS: - Có kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hoá, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng phải đọc sách báo, tài liệu liên quan, thu thập, nghiên cứu, ghi chép, xem tranh ảnh, phim, băng....
HS: - Gồm 3 phần:
+ Giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm, nêu truyền thuyết - thuỷ quân
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn
+ Giới thiệu bờ hồ.
HS: - Có đủ 3 phần nhưng không phải là phần mở bài, thân bài, kết bài. 
HS: - Trình tự sắp xếp theo thời gian, vị trí từng cảnh vật (hồ - đền - bờ hồ)
HS: - Mở bài: Giới thiệu dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam. 
HS: - Kết bài: ý nghĩa lich sử XH, văn hoá của danh lam thắng cảnh. 
HS: - Thân bài: Bổ sung, sắp xếp lại một cách khoa học hơn. 
VD: Vị trí, diện tích, độ sâu qua các mùa. Cầu Thề Húc nói kỹ hơn về tháp rùa, Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ. 
- Phải đến tận nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. 
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. 
- Lời văn chính xác, gợi cảm, kết hợp miêu tả, kể, bình luận. 
* Ghi nhớ: (sgk)
II/ Luyện tập:(15')
Bài tập 1:
- MB: Giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. 
- TB: Vị trí hồ, diện tích, độ sâu qua các mùa. Cầu Thê Húc, Tháp Rùa, rùa, quang cảnh đường phố quanh hồ. 
- KL: ý nghĩa lịch sử, VH, XH, văn học...
 Bài tập 2:
- Từ trên gác nhà bưu điện nhìn bao quát quanh hồ - đền, từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn đảo Tháp Bích qua cầu Thê Húc vào đền, trong đền. 
Bài tập 3:
- Rùa hồ gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, Tháp Bích, vấn đề giữ gìn cảnh quang, sự trong sạch của Hồ Gươm. 
c. Củng cố, luyện tập: (3')
- Câu hỏi: Dòng nào nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh làm thắng cảnh?
A- Có tính chính xác và biểu cảm, kết hợp miêu tả kể
B- Có tính hình tượng
C- Có nhịp điệu và giàu cảm xúc
D- Có tính hàm súc
d. Hướng dẫn tự học bài ở nhà: (1')
- Đọc thamkhảo một số bài văn thuyết minh.
- Quan sát tìm hiểu ghi chép thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnhở địa phương.
- Tập viết đoạn mở bài, kết bài.
- Chuẩn bị một số đề.
- Về nhà các em làm hoàn chỉnh bài tập, viết thành một bài văn. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về VB thuyết minh. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
____________________________________________
Ngày soạn: 14.01.2011 	Ngày dạy: 16.1.2011.Lớp 8B
Ngày dạy:17.1. 2011.Lớp 8C
Ngày dạy:17.1. 2011.Lớp 8A
Tiết 84: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh
- Sự phong phú đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
b. Về kỹ năng: 
- Khái quát hệ thống những kiến thức đã học
- Đọc – hiểu yêu cầu đề văn thuyết minh
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh
- Lập dàn ý viết đoạn văn bài văn thuyết minh.
c. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích kiểu văn bản thuyết minh
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: Muốn viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần chú ý những gì?
* Trả lời: 
- Muốn viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh phải đến tận nơi quan sát, hoặc tra cứu sách báo, hỏi han những người hiểu biết về nơi đó. (6đ)
- Khi viết cần kèm theo miêu tả, kể, bình và bộc lộ cảm xúc. Lời văn cần chính xác biểu cảm. (4đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Các em đã được tìm hiểu về một số kiểu văn bản thuyết minh và một số khái niệm về kiểu bài này. Hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức cơ bản về văn thuyết minh:
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? Nhẳm mục đích gì trong cuộc sống?
? Nội dung tri thức trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo những gì?
? Yêu cầu gì về lời văn cần phải như thế nào?
GV: Ngoài ra cần kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận...hợp lí. 
? Có những phương pháp thuyết minh nào?
? Có những kiểu đề văn thuyết minh nào thường gặp?
? Để làm bài văn thuyết minh được đúng và nội dung phương pháp, người viết phải làm những gì? làm thế nào để tích lũy tri thức?
? Một bài văn thuyết minh có bố cục như thế nào? Vai trò, vị trí và nội dụng từng phần
? Trong bài văn thuyết minh có yếu tố miểu ta, biểu cảm, tự sự- kể chuyện không? Liều lượng và tác dụng của từng yếu tố đó NTN?
? Hãy nêu cách lập dàn ý đối với các bài sau?
- Một đồ dùng học tập, trong sinh hoạt. 
? Lập ý cho một danh lam thắng cảnh?
? Dàn ý chung của kiểu đề bài này ntn?
Em hãy viết một đoạn văn theo một trong các dàn ý trên?
I/ Ôn tập: (20')
1. Định nghĩa
HS: - Văn bản thuyết minh là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
2. Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức
HS: - Mọi tri thức(kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy. 
3. Yêu cầu về lời văn 
HS: - lời văn rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn. 
4. Các phương pháp thuyết minh
HS: - Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệu kê hệ thống hoá
- Nêu VD
- Dùng số liệu
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích.
5. Các kiểu đề văn thuyết minh 
HS: - Thuyết minh về đồ vật, động vật, thực vật, hiện tượng TN, XH. Mọi phương pháp, danh thắng cảnh, thể loại VH, một danh nhân, phong tục, tập quán, lễ hội...
6. Các bước xây dựng văn bản
HS: - Học tập, nghiên cứu, tích luỹ tri thức băng nhiều biện pháp: Gián tiếp, trực tiếp để nắm vững sâu sắc đối tượng. 
- Lập dàn ý, bố cục, chọn VD, số liệu
- Viết bài văn thuyết minh, sửa chữa, hoàn chỉnh
7- Dàn ý chung của bài văn thuyêt minh:
HS:
- MB: Giới thiệu khái quát về đối tượng 
- TB: Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề, từng đặc điểm của đối tượng. 
- Nếu thuyết minh một phương pháp thì cần 3 bước: 
+ Nguyên liệu
+ cách làm
+ Yêu cầu thành phẩm
- KB: ý nghĩa của đối tượng, hoặc bài học thực tế, XH, VH, LS, nhân sinh....
8. Vai trò vị trí , tỉ lệ các yếu tố
HS: - Các yếu tố đó không thể thiếu nhưgn chiếm tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí=> làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh
II/ Luyện tập: (15')
Bài tập 1:
HS: a. Lập ý: Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo của bộ phận công dụng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng. 
b. Dàn ý chung:
- MB: Khái quát tên đồ dùng, công dụng của nó
- TB: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo của các bộ phận, cách sử dụng. 
- KB: Những điều cần lưu ý khi lựa chọn đồ dùng, khi sử dụng, khi gặp sự cố. 
Bài tập 2:
HS: - Tên danh thắng, khái quát vị trí, ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật. 
* Dàn ý chung:
HS: 
- MB: Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh thắng với quê hương đất nước. 
- TB: 
+ Vị trí địa lí, quá trình lịch sử cho đến nay, cấu trúc, qui mô...
+ Sơ lược, phân tích
+ Phong tục, lễ hội, hiện vật trưng bày
- KB: Thái độ tình cảm với danh thắng
HS: - Đoạn văn: Ngọc Lan - loài hoa trắng thơm thoang thoảng, em rất yêu thích loài hoa này, bởi sự tinh khiết...
c. Củng cố, luyện tập (3')
- Câu hỏi: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời phù hợp ở cột B
A
B
1. Văn bản thuyết minh có vai trò NTN?
a- Là văn bản có tính tri thức, khách quan, cụng cấp tri thức chính xác, hữu ích
2. Văn bản thuyết minh có tác dụng NTN?
b- Nêu định nghĩa , giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,...
3.Văn bản thuyết minh có những tính chất nào?
c-Là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống .
4. Văn bản thuyết minh sử dụng những phương pháp cơ bản nào?
d- Nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong đời sống tự nhiên và XH
1-c
2-d
3- a
4- b
d. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà: (1')
- Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hoá ở nhà.
- Chuẩn bị một số đề bài văn thuyết minh thuộc các kiểu bài khác nhau
- Lập dàn ý một bài văn thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý.
- Chuẩn bị bài sau: Viết bài số 5 tại lớp.
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
 ___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8. Tuần 23.doc