Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 8

Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 8

Câu 1: (1,5 điểm).

 Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - O. Hen-ri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?

Câu 2: (2,5 điểm).

 Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:

"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"

 ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).

Câu 2: (6,0 điểm).

Phân tích và phát biểu cảm nhận về khí phách kiên cường của các chí sĩ cách mạng yêu nước đầu thế kỉ XX qua 2 tác phẩm: “Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác”(Phan Bội Châu)và “Đập đá ở Côn Lôn”(Phan Châu Trinh)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục
Huyện tam dương
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi 
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------šư›--------
Câu 1: (1,5 điểm).
	Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - O. Hen-ri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
 	 ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (6,0 điểm).
Phõn tớch và phỏt biểu cảm nhận về khớ phỏch kiờn cường của cỏc chớ sĩ cỏch mạng yờu nước đầu thế kỉ XX qua 2 tỏc phẩm: “Vào nhà ngục Quảng Đụng Cảm tỏc”(Phan Bội Chõu)và “Đập đỏ ở Cụn Lụn”(Phan Chõu Trinh)
========================
Phòng Giáo dục
Huyện tam dương
Đáp án và biểu điểm chấm
Đề kiểm tra khảo sát học sinh giỏi
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
--------šư›--------
Câu: (1,5 điểm).
	- Yêu cầu trả lời câu hỏi dưới dạng một đoạn văn ngắn.
	- Các ý cơ bản cần có:
	* Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác. (0,2 đ) Vì:
	+ Chiếc lá giống y như thật.
	+ Chiếc lá ấy đã tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn-xi.
	+ Chiếc lá ấy được vẽ tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già Bơ-men.
Câu 2: (2,5 điểm).
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật cũng như giá trị diễn đạt nội dung trong đoạn thơ:
	+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" (0,2 đ) --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. (0,15 đ) ; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người (0,15 đ) 
	+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" (0,2 đ) 
	- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. (0,2 đ)
	- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người (0,2đ)
	+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) (0,2 đ) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác (0,2 đ) --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác. (0,2 đ)
	+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) (0,2 đ) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất (0,2 đ) --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi. (0,2 đ).
	* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ. (0,2 đ)
Câu 2: (5,5 điểm).
A. Yêu cầu:
 a. Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	- Làm rõ nhận định về thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX và 2 nhà thơ yêu nước PBC và PCT
	-	* Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
	- Sơ lược về thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX và hai nhà chí sĩ PBC và PCT
-Giới thiệu hai bài thơ của hai nhà thơ,sự thể hiện khí phách và tâm hồn của những người yêu nước
II.Thân bài
 1.Tổng
-Hoàn cảnh cảm hứng của 2 tác phẩm:nhà tù đế quốc,thực dân giam cầm những chiến sĩ hoạt động cách mạng:PBC bị giam ở Quảng Đông-Trung Quốc còn PCT bị đày ra Côn Đảo
-Trong hoàn cảnh bị giam cầm ,những nhà yêu nước luôn bộc lộ tâm hồn qua thơ,nói lên chí hướng,thể hiện tư thế hiên ngang không chịu khuất phục trước cường quyền
 2.Phân
*Trước hết là khí phách hiện ngang được thể hiện rất giống nhau ở 2 nhà thơ.Cách thể hiện ý chí hết sức quen thuộc trong thi ca truyền thống :Làm thơ lập ngôn,lập chí để thử thách một cách ngạo nghễ với cảnh tù đày
*Hình ảnh người chí sĩ cách mạng với chí lớn dời non lấp bể.Dù trong hoàn cảnh khó khăn và tù đày nhưng vẫn không chịu cúi đầu.Vẻ đẹp son sắt với sự nghiệp cách mạng(Lấy dẫn chứng và chứng minh)
*Tình cảm hướng về đất nước cao cả và chân thành.Những bận rộn tâm tư gắn liền với vận mệnh đất nước vượt ra khỏi sự lo toan sống chết của bản thân.ý thơ bộc lộ tầm vóc cao cả vĩ đại của tâm hồn
3.Hợp
-Đánh giá về con người 2 nhà yêu nước qua bài thơ;Khí phách hiên ngang của các chí sĩ yêu nước,tình cảm và ý chí về vận mệnh của đất nước.
-Nghệ thuật mới mẻ,vượt lên khuôn khổ của thi ca truyền thống
C.Kết bài
Nêu cảm nhận chung và bài học rút ra từ nhân cách của 2 nàh cách mạng tiền bối.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
 + Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. --> (5 - 6 điểm).
 + Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn lúng túng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. --> (3,0 - 4,5 điểm).
 + Bài làm nhìn chung tỏ ra hiểu đề. Xây dựng hệ thống luận điểm thiếu mạch lạc. Còn lúng túng trong cách diễn đạt. --> (1 - 2,5 điểm).
 + Sai lạc cơ bản về nội dung/ phương pháp. --> (0,5 điểm).
************************

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi va dap an HSG van 8.doc