Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều, cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.

2. Kỹ năng: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi , một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

4. Nội dung trọng tâm : khái niệm đa giác lồi, đa giác đều

5. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, tính toán, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi , một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề.

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ vẽ hình 112-117, hình 120, thước kẻ.

2. Học sinh: SGK, thước kẻ.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc 29 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
Chương II: ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
 §1. ĐA GIÁC. ĐA GIÁC ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều, cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
2. Kỹ năng: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi , một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.
4. Nội dung trọng tâm : khái niệm đa giác lồi, đa giác đều
5. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, tính toán, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi , một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ vẽ hình 112-117, hình 120, thước kẻ.
2. Học sinh: SGK, thước kẻ...
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Đa giác. Đa giác đều
- Biết được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều
- Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi , một số đa giác đều
- Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
- Rút ra công thức tổng quát tính tổng số đo các góc của một đa giác.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: (7 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (Hoạt động cá nhân)
- Mục tiêu: Nhớ lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, suy ra cách nhận biết đa giác
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu định nghĩa tứ giác ABCD, tứ giác lồi.
- Trong các hình sau, hình nào là tứ giác, tứ giác lồi? Vì sao?
GV: tam giác, tứ giác được gọi chung đa giác? Đa giác là gì? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ được biết.
- Định nghĩa tứ giác ABCD: SGK/64 
 - Định nghĩa tứ giác lồi: SGK/65 
HS trả lời
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm về đa giác: (Hoạt động cá nhân, nhóm.)
- Mục tiêu: HS nhận biết về đa giác.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Định nghĩa đa giác, cách gọi tên đa giác.
NLHT: Nhận biết đa giác, các yếu tố của đa giác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Đưa bảng phụ vẽ hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 lên bảng cho HS quan sát, giới thiệu đa giác
GV: giới thiệu các đỉnh, các cạnh của đa giác.
+ Hình 118 có phải là đa giác không? vì sao?
HS: hình 118 không phải là đa giác vì chúng có hai cạnh AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Các hình 115 đến 117 gọi là đa giác lồi. Tương tự như tứ giác lồi em hãy định nghĩa đa giác lồi?
HS: Nêu định nghĩa SGK
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm . Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
HS: khi vẽ một đường thẳng qua cạnh của đa giác thì đa giác nằm ở 2 nửa mặt phẳng.
GV giới thiệu chú ý SGK.
GV đưa bảng phụ vẽ hình 119 và ghi nội dung lên bảng cho HS quan sát.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, điền vào các chỗ trống trên bảng phụ
HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng phụ
GV: Giới thiệu cách gọi đa giác có n đỉnh:
+ n = 3, 4, 5, 6, 8 ta quen gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác.
+ n = 7, 9,10, 11, 12, hình 7 cạnh, hình 9 cạnh, hình 10 cạnh,...
1) Khái niệm về đa giác:
Các hình trên đều là đa giác.
*Định nghĩa đa giác lồi: SGK/114
*Chú ý: SGK/114
Đa giác ABCDE có:
Các đỉnh: A,B,C,D,E
Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và A
Các cạnh: AB, BC, CD, DE, EA
Các đường chéo: AC, AD, BD, BE, CE
Các góc: 
Các điểm nằm trong đa giác: M, N, P
Các điểm nằm ngoài đa giác: R, Q
HOẠT ĐỘNG 3: Đa giác đều: (Hoạt động cá nhân, cặp đôi.)
- Mục tiêu: HS biết về đa giác đều.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Biết một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.
NLHT: Vẽ trục, tâm đối xứng của một số đa giác đều
- 
- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 120 SGK, yêu cầu HS nhận xét về các cạnh và các góc trong mỗi đa giác?
HS: Các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau
GV: giới thiệu đa giác đều
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện 
HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng vẽ hình.
2) Đa giác đều:
*Định nghĩa: SGK/115
Tam giác đều b) Tứ giác đều
c) Ngũ giác đều d) Lục giác đều
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập (Hoạt động cá nhân, cặp đôi.)
- Mục tiêu: Biết cách xác định số cạnh, số đường chéo, số tam giác của đa giác
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Làm bài 4 SGK
NLHT: Nhận biết số cạnh, số đường chéo, số tam giác của đa giác
Nội dung: BT 4/ 115 
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo 
1
2
3
n-3
Sô D
2
3
4
n-2
Tổng số đo các góc
2.180 = 3600
3.180 = 5400
4.180 = 7200
(n-2).1800
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều
- Làm các bài tập số ; 3 tr 115 SGK ; 2; 3 ; 5 ; 8 ; 9 tr 126 SBT.
- Chuẩn bị bài mới: “Diện tích hình chữ nhật”
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu định nghĩa đa giác, đa giác lồi, đa giác đều. (M1)
Câu 2: Hãy nêu cách nhận biết một đa giác lồi. (M2)
Câu 3: Bài 1 SGK (M3, M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
§2. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết tính chất của diện tích đa giác, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
2. Kỹ năng: Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
4. Nội dung trọng tâm : công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
5. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, tính toán, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông, biết được tính chất của diện tích đa giác.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc bảng phụ kẻ ô vuông vẽ hình 121
2. Học sinh: Thước thẳng, eke, bút chì, bảng nhóm, ôn tập công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác (tiểu học).
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao (M4)
Diện tích đa giác
- Biết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông
- Suy ra công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, tính chất của diện tích đa giác
- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông
Giải bài toán thực tế
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi
Đáp án
- Nêu định nghĩa đa giác lồi, định nghĩa đa giác đều. (6đ)
- Hãy kể tên một số đa giác đều mà em biết ? (4đ)
- Định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều: SGK/114, 115
- Kể đúng tên một số đa giác đều như: tam giác đều, hình vuông (tứ giác đều), ngũ giác đều, lục giác đều 
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (Hoạt động cá nhân)
- Mục tiêu: Nhớ lại cách tính diện tích hình chữ nhật đã học, tìm cách suy luận ra công thức 
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Cách tính diện tích hình chữ nhật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhắc cách tính diện tích hình chữ nhật mà em biết
- Từ cách tính diện tích đó ta có thể viết công thức tổng quát được không ?
Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dai nhân với chiều rộng
- Công thức: S = a.b
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm về đa giác: (Hoạt động cá nhân, cặp đôi.)
- Mục tiêu: HS biết định nghĩa diện tích đa giác, tính chất của diện tích đa giác.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Định nghĩa diện tích đa giác, tính chất của diện tích đa giác.
NLHT: Tìm diện tích hình dựa vào số ô vuông, suy ra tính chất của diện tích đa giác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Đưa ra bảng phụ hình vẽ 121 SGK và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm 
Đại diện cặp đôi trình bày, GV chốt kiến thức: Nêu khái niệm diện tích đa giác.
GV: giới thiệu ba tính chất của diện tích đa giác.
HS: đọc lại 3 tính chất SGK.
GV: hai tam giác có diện tích bằng nhau nhưng hai tam giác đó có bằng nhau hay không?
HS: Hai tam giác có diện tích bằng nhau chưa chắc đã bằng nhau.
GV giới thiệu ký hiệu diện tích.
1. Khái niệm diện tích đa giác :
*Khái niệm: Số đo phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
- Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
* Tính chất: SGK/117
*Ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE hoặc S.
HOẠT ĐỘNG 3: Công thức tính diện tích hình chữ nhật: (Hoạt động cá nhân, cặp đôi.)
- Mục tiêu: HS biết công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: công thức tính diện tích hình chữ nhật.
NLHT: Tính diện tích hình chữ nhật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Hình chữ nhật có 2 kích thước a và b thì diện tích của nó được tính như thế nào?
HS: S = a.b
 GV: Khẳng định lại công thức tính diện tích hình ... hức đã học trong học kỳ I về tứ giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
4. Nội dung trọng tâm: hệ thống các kiến thức về tứ giác
5. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Học sinh biết chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, thước kẻ, bảng phụ ghi đề bài tập.
2. Học sinh: 
- Ôn lại các nội dung đã học trong chương tứ giác.
- Thước thẳng, eke, compa.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Tứ giác
- Nhận biết được các loại tứ giác.
- Hiểu được mối liên hệ giữa các loại tứ giác.
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Tìm được điều kiện để tứ giác thỏa mãn yêu cầu đề bài
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. ÔN LẠI KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập lý thuyết (Hoạt động cá nhân.)
- Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học trong chương I.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trong chương I.
- NLHT: NL tự học, NL ngôn ngữ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức:
+ Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thang cân.
 + Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
+ Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật.
+ Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
+ Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình vuông.
HS: nhớ lại kiến thức cũ, đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV
GV treo bảng phụ có sơ đồ nhận biết các loại tứ giác cho HS quan sát, nhớ lại kiến thức.
Ôn tập lý thuyết
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập (Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm)
- Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng các kiến thức về các loại tứ giác để chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về các loại tứ giác để giải bài tập.
- NLHT: chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập:
Cho DABC cân ở A. Gọi I là một điểm bất kỳ thuộc đường cao AH. Gọi D là giao điểm của BI và AC. E là giao điểm của CI và AB.
a. CMR: AD = AE b. BEDC là hình gì ?
c. Xác định vị trí của I để BE = ED = DC? 
1 HS đọc đề bài
GV: để chứng minh AD = AE, ta cần chứng minh điều gì?
HS: BE = DC 
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chứng minh BE = DC
HS hoạt động cặp đôi, cử đại diện lên bảng trình bày.
GV: Dự đoán BEDC là hình gì? Chứng minh?
HS đứng tại chỗ trả lời
1 HS lên bảng trình bày
GV: BE = ED thì em suy ra được điều gì?
HS: cân tại E
GV: Dựa vào tính chất của tam giác cân, em suy ra được điều gì?
HS: trả lời
GV hệ thống ghi bảng, HS theo dõi ghi vở
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập:
Cho hình bình hành ABCD trong đó có AD=2AB. Kẻ CE AB. Gọi M là trung điểm của AD, nối EM, kẻ MF vuông góc với CE; MF cắt BC tại N.
a. Tứ giác MNCD là hình gì ? 
b. EMC là tam giác gì ?
c. Chứng minh rằng: 
GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
GV: Dự đoán MNCD là hình gì? Chứng minh?
HS đứng tại chỗ trả lời
1 HS lên bảng trình bày
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi giải câu b.
HS hoạt động cặp đôi, cử đại diện lên bảng trình bày.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm giải câu c.
GV gợi ý: suy ra điều gì? Từ suy ra điều gì?
HS hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Bài 1:
a) Xét có: 
nên AH là trung trực của BC
có 
Suy ra : BI = CI; 
Mặt khác : 
Nên 
Xét và có:
 ; BI = CI; 
Nên = ( g - c - g)
) BE = DC mà AB = AC 
nên AD = AC - DC = AB - BE = AE.
b) Từ AD = AE. Ta có cân.
Nên ( Cặp góc đồng vị)
Suy ra: DE // BC và 
Vậy BCDE là hình thang cân ( dấu hiệu nhận biết hình thang cân).
c) Để BE = ED thì cân tại E
Mà ( Cặp góc so le trong)
Suy ra : hay BD là đường phân giác của góc B
Vậy I là giao điểm ba đường phân giác của 
Thì BE = DE = DC.
Bài 2:
a) Xét AECD : AE // CD ( gt )
AM = MD (gt)
MF // AE ( vì cùng vuông góc với CE)
Suy ra : EF = FC ( đlí 3)
+ Xét : NF // BE ( cm trên)
 EF = FC
Suy ra : BN = NC.
Vậy MNCD : MD = NC = ; MD // NC
Nên MNCD là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
b) cân tại M
Vì MF vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến ứng với cạnh EC.
c) Ta có : ( cặp góc so le trong)
 (1)
Mặt khác : ( cặp góc so le trong)
Mà ( vì cân tại M)
Suy ra : (2)
Từ (1) và (2) suy ra .
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương I.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn lại các kiến thức đã học về diện tích tứ giác.
 * CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu các kiến thức đã học trong chương I (M1)
 Câu 2: Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận của bài toán (M2) 
Câu 3: Giải bài 1, bài 2 (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KỲ I (tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học trong học kỳ I về đa giác, diện tích đa giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích đa giác, tính chất của diện tích đa giác.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
4. Nội dung trọng tâm: hệ thống các kiến thức về tứ giác
5. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngon ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tính diện tích đa giác, c/m mối quan hệ giữa các diện tích đa giác
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, thước kẻ, bảng phụ ghi đề bài tập.
2. Học sinh: 
- Ôn lại các nội dung đã học trong chương tứ giác.
- Thước thẳng, eke, compa.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Đa giác, diện tích đa giác
- Nhận biết công thức tính diện tích của từng loại đa giác
- Hiểu được mối liên hệ giữa các công thức tính diện tích của các đa giác.
- Biết tính diện tích của các đa giác.
-Biết chứng minh diện tích hai đa giác bằng nhau dựa vào tính chất của diện tích.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. ÔN LẠI KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập lý thuyết (Hoạt động cá nhân.)
- Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học trong chương II.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Học sinh biết các công thức tính diện tích đa giác.
- NLHT: NL tự học, NL ngôn ngữ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức:
- Phát biểu cách tính diện tích của tam giác, tam giác vuông, hình chữ nhật, hình vuông.
- Viết công thức tính diện tích của tam giác, tam giác vuông, hình chữ nhật, hình vuông.
HS: nhớ lại kiến thức cũ, đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV.
GV treo bảng phụ hệ thống các kiến thức đã học trong chương II.
Ôn tập lý thuyết: 
S = a .b
 S = a . a = a2 
S = a.b
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập (Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.)
- Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng các kiến thức về các loại tứ giác để chứng minh một tứ giác là hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, ...
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
 Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về các loại tứ giác để giải bài tập.
- NLHT: Tính diện tích đa giác, c/m mối quan hệ giữa các diện tích đa giác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập:
Cho tam giác ABC như hình vẽ:
a) Vẽ đường cao AH, viết công thức tính SABC
b) Biết AH =5 cm, canh tương ứng 8 cm. Tính diện tích tam giác. 
2 HS lên bảng thực hiện
GV nhận xét, sửa sai, chốt kiến thức
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH
a) Viết công thức tính diện tích tam giác ABC
b) Cho AB = 6cm, BC = 10 cm. Tính AC, SABC ; AH 
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện câu a
HS lên bảng thực hiện
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm giải câu b
HS hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng trình bày
HS nhận xét, GV chốt kiến thức: Muốn tính diện tích của tam giác vuông, ta có hai cách tính: Diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông hoặc bằng nửa tích cạnh với đường cao ứng với cạnh đó.
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập: Cho tam giác vuông ABC vuông tại A và AB = 6cm, AC = 5cm. Gọi P là trung điểm của cạnh BC, điểm Q đối xứng với P qua AB.
a)Tứ giác APBQ là hình gì? Tại sao?
b) Tính diện tích tứ giác APBQ?
c)Chứng minh SACPQ = SABC
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi giải câu a
HS hoạt động cặp đôi, cử đại diện lên bảng trình bày
GV: Làm cách nào để tính diện tích tứ giác APBQ?
HS: 
1 HS lên bảng trình bày
HS nhận xét, GV nhận xét
GV: Để chứng minh SACPQ = SABC, ta cần chứng minh điều gì?
HS: 
1 HS lên bảng trình bày
HS nhận xét, Gv nhận xét, chốt kiến thức.
Bài 1: 
a) 
b)
Bài 2:
a) 
b) Áp dụng định lý Py-ta-go cho 
 vuông tại A, ta có:
Ta có: 
Bài 3:
a) Vì Q đối xứng với P qua AB 
nên AB là đường trung trực
 của PQ
PB = PA, 
 QB = QA (1)
vuông tại A, AP là đường trung tuyến nên 
AP = BP (2)
Từ (1) và (2) suy ra PB = PA = BQ = QA
Suy ra APBQ là hình thoi (dấu hiệu nhận biết hình thoi)
b) Ta có PI là đường trung bình của nên
c) Ta có: (1)
Từ (1), (2), (3) suy ra SACPQ = SABC
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn lại các kiến thức đã học về đa giác, diện tích đa giác.
 * CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu các kiến thức đã học trong chương II (M1)
 Câu 2: Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận của bài toán (M2) 
Câu 3: Giải bài 1, bài 2 (M3)
Câu 4: Giải bài 3 (M4)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_ii_da_giac_dien_tich.doc