Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2019-2020

1. Kiến thức : - Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích bài toán, chứng ming tứ giác là hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

3. Thái độ: - Biết vận dụng cáckiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo

- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)

II/ Chuẩn bị GV & HS:

 - GV & HS: compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.

III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

-KTBC: Định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết một hình tứ giác làhình vuông.

 Sửa bài tập 79, 82 (SGK).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần12:	
Tiết 23: 	 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : - Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích bài toán, chứng ming tứ giác là hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
3. Thái độ: - Biết vận dụng cáckiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II/ Chuẩn bị GV & HS:
	- GV & HS: compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-KTBC: Định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết một hình tứ giác làhình vuông.
 Sửa bài tập 79, 82 (SGK).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung chính
Bài 83:
- HD HS làm miệng.
Bài 84:
- GV đưa đề bài trên bảng phụ.
- HD HS vẽ hình – Gọi một em lên bảng vẽ.
- HD HS giải từng câu 
Gv: Tứ giác AEDF là hình gì?
Hs: 
Gv: AEDF là hình thoi thì thêm điều kiện gi? Vậy D ở vị trí nào?
Hs:
Gv: Tam giác ABC là tam giác vuông AEDF là hình gì?
Vậy D ở vị trí nào thì AEDF là hình vuông?
Hs:
Bài 85:
- GV đưa đề bài trên bảng phụ.
- HD HS vẽ hình 
- Cho HS thảo luận theo nhóm để giải. Sau đó gọi đại diện hai nhóm lên bảng lần lượt trình bày bài giải.
Hs: 
Bài 83 (SGK):
A
B
E
D
C
F
Các câu a và d sai.
Các câu b, c, e đúng.
Bài 84 (SGK):
a) Tứ giác AEDF có AE//DF và DE//FA.
Vậy AEDF là hình bình hành.
b) Hình bình hành AEDF là hình thoi khi đường chéo AD là phân giác của góc A. Vậy điểm D là giao điểm của phân giác góc A và cạnh đối diện BC thì AEDF là hình thoi.
c) Nếu DABC là tam giác vuông đỉnh A thì tứ giác AEDF là hình chữ nhật.
Nếu DABC là tam giác vuông đỉnh A và điểm D là giao điểm của phân giác góc A và cạnh đối diện BC thì AEDF vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật nên là hình vuông.
Bài 85 (SGK):
A
B
C
E
F
D
a) Ta có: EF = AD = AB = AE.
Cho ta AE = EF = FD = DA.
Suy ra AEDF là hình thoi. (1)
Ta lại có (2)
Từ (1) và (2) suy ra AEDF là hình vuông.
b) Ta có:
 cân FA = FB.
DCED cân ED = EC.
AEDF là hình vuông: AF = DE FA = FB = DE = CE.
Mà EM = ED; MF = AF; FN = FB, NE = EC.
Vậy EM = MF = FN = NE EMFN là hình thoi (1)
AEDF là hình vuông nên AF DE: (2)
Từ (1) và (2) suy ra EMFN là hình vuông.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
- Định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết một hình tứ giác làhình vuông.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
- Các bài tập đã giải.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Xem lại bài.
- Làm bài tập 86 (SGK).
- Làm câu hỏi ôn tập chương I 
- Làm bài tập 87 /SGK
Chuẩn bị tiết sau : " Ôn tập chương I"
Tuần12:	
Tiết 24: 	 ÔN TẬP CHƯƠNG I
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : - HS cần hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương.
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình.
2. Kỹ năng: - Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
3. Thái độ: Rèn hs lập luận chứng minh cẩn thận
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II/ Chuẩn bị GV & HS:
	- GV & HS: compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- KTBC:Sửa bài tập 86 (SGK).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung chính
Gv: đưa sơ đồ các loại tứ giác yc hs 
a) Ôn tập định nghĩa các hình 
- Hình tứ giác ABCD
- Hình thang
- Hình thang cân
- Hình bình hành
- Hình chữ nhật
- Hình thoi 
- Hình vuông
Hs: trả lời từng câu hỏi Gv
b) Tính chất các hình
- về góc của tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông).
- Đường chéo hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông)
Gv: Trong các hình chỉ ra:
- Hình có trục đối xứng.
- Hình có tâm đối xứng.
Gv: Nêu dấu hiệu nhận biết các hình
hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông),
Hs: 
Gv: Thế nào là hai điểm đối xứng qua một điểm, qua một đường thẳng?
Hs: 
Gv: yc hs vẽ hai điểm A và A' đối xứng nhau qua điểm O và đường thẳng d
Hs: lên bảng vẽ hình
Gv: đưa hình vẽ lên màn hình 
Hs: làm miệng.
Gv: cho hs làm miệng
Hs: 
1. Ôn tập lí thuyết:
a) Định nghĩa các hình (hình tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông).
(SGK)
b) Tính chất các hình (hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông), Tính chấ về cạnh, về góc, tính chất về đường chéo.
c) Hình có trục đối xứng (hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông), hình có tâm đối xứng (hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông)
d) dấu hiệu nhận biết của các hình ((hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông).
(SGK)
2. Luyện tập:
Bài 87 (SGK):
a) Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp:
- Các hình bình hành.
- Các hình thang.
b) Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp:
- Các hình bình hành.
- các hình thang.
c) giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp các hình vuông.
Bài 90 (SGK):
a) hình 110: có trục đx và tâm đx
b) hình 111: có trục đx, không có tâm đx
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	Các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
	Các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Xem lại bài.
- Làm bài tập 88, 89 (SGK).
 - Chuẩn bị : " Ôn tập chương I ( tt) "

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_i_tiet_23_luyen_tap_n.doc