Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức:- Nắm kỹ về định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.

 2. Kỹ năng : Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS khả năng luận luận. Rèn hs cách vẽ hình cẩn thận

 - Tư duy: Suy luận – chứng minh hình học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo

- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)

II.Chuẩn bị của GV & HS:.

- GV:SGK,Phấn màu,thước thẳng, thước đo đo,êke.

- HS: nháp, thước thẳng, thước đo độ, êke,BT.

III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

-KTBC: KIỂM TRA 15'

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 
Tiết 13: 	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức:- Nắm kỹ về định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
	2. Kỹ năng : Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
	3. Thái độ: Rèn luyện cho HS khả năng luận luận. Rèn hs cách vẽ hình cẩn thận
	- Tư duy: Suy luận – chứng minh hình học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II.Chuẩn bị của GV & HS:.
- GV:SGK,Phấn màu,thước thẳng, thước đo đo,êke.
- HS: nháp, thước thẳng, thước đo độ, êke,BT.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-KTBC: KIỂM TRA 15'
 a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về tứ giác, hình thang, hình thang cân,hình bình hành, ĐTB của tam giác, của hình thang
 - Rèn luyện kỹ năng chứng minh tứ giác là hình bình hành, tính dộ dài đoạn thẳng
 b) Chuẩn bị: Gv: soạn và photo đề đáp án
 Hs: ôn bài theo hướng dẫn của Gv 
-DVB: Có yếu tố trung điểm ta nên sử dụng kiến thức nào
Muốn chứng minh EFGH llà hìnhbình hành ta dựa vào dấu hiệu nào ? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy&Trò
Nội dungchính
BT 48 trang 93 SGK. 
 + Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
GV: EFGH là hình gì ? Vì sao ? ( H, E là gì của AD, AB )
HS: HE là ĐTB của DABD 
=> HE // BD và HE = BD
Tương tự : GF là ĐTB của D BCD 
=> GF // BD và GF = BD 
Từ đó EFGH là hbh
GV: Em có thể giải bằng cách khác ?
HS : dùng dấu hiệu khác.
Gv: vẽ hình yc hs nêu gt và kl của bài?
Hs:
Gv: HD cm AI // CK ta cm tứ giác AKCI là hbh ?
Hs: nêu cm
Gv: ta dựa vào DDNC áp dụng định lí 1 suy ra DM = MN
Và ttự D ABM suy ra MN = NB
Hs: lên bảng làm 
Gv:cho hs nêu gt,kl của bài toán
“ Cho hbh ABCD . Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. CMR:
a) EMFN là hbh
b)Các đường thẳng AC, EF, MN đồng quy
Hs: vẽ hình 
Gv: HD hs Cm: 
*BEDF là hbh => ED // BF 
* AECF là hbh => AF // EC
Suy ra EMFN là hbh
Hs: Hđ nhóm rồi lên bảng làm
 Gv: để các đường AC, EF, MN đồng quy ta áp dụng t/c đường chéo của hbh.
Hs nêu cách làm
BT 48 sgk
CM: Tứ giác EFGH là hbh ?
Ta có : H là trung điểm AD, E là trung điểm AB
=> HE là đường trung bình của D ABD
=> HE // BD và HE = BD (1)
Tương tự : GF là đ.TB của D BCD 
=> GF // BD và GF = BD (2)
(1)(2) => HE // GF và HE = GF
Vậy EFGH là hbh
BT 49/93 sgk
a)Tứ giác AKCI có: AK // CI ( vì AB // CD)
 AK = CI ( vì AB = CD và gt)
= >Tứ giác AKCI là hbh
Do đo AI // CK
b) D DNC có DI = IC và MI // NC 
=> DM = MN (1)
D ABM có AK = KB và AM // KN
=>MN = NB (2)
Từ (1)(2) => DM = MN =NB
BT 83/SBT:
a)Tứ giác AECF có AE // CF và AE = CF 
=> AECF là hbh nên AF // CE
Tứ giác BEDF có BE // DF, BE = DF
= >BEDF là hbh nên ED // BF
Tứ giác EMFN có EM // FN, EN // MF nên là hbh.
b)Gọi O là giao điểm của AC và EF
Vì AECF là hbh nên O là trung điểm của AC và EF.
EMFN là hbh nên đường chéo MN đi qua trung điểm O của EF
Vậy AC, EF, MN đồng quy tại O. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: - D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a/ Nêu định nghĩa , tính chất của về hình bình hành ?
 b/ Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Củng cố: Các bài tập đã giải.
2. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
- Ôn tập và nắm vững, phân biệt đn, tc, dấu hiệu nhận biết hbh
- Chuẩn bị bài 8 : “ Đối xứng tâm” 
Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua điểm O ? Hình nào là hình có tâm đối xứng ? 
Tuần 7:	
Tiết 14: 	ĐỐI XỨNG TÂM	 
I/ Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức: -Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm. 
 -Nhận biết 2 đoạn đối xứng với nhau qua 1 điểm.
. Kỹ năng : Hs biết vẽ hai điểm đối xứng qua một điểm
3.Thái độ: Rèn hs vẽ hình cẩn thận và lập luận chướng minh
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II.Chuẩn bị của GV & HS.
-GV:SGK,Phấn màu,thước thẳng,êke, một số tấm bìa có tâm đối xứng.
- HS: nháp, thước thẳng, thước đo độ, êke,BT.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-KTBC:- Đn hbh ? Vẽ hbh ABCD
-GV: đưa hvẽ 73 sgk lên bảng
-DVB : Các chữ cái N và S trên chiếc la bàn có chung tính chất sau : đó là các chữ cái có tâm đối xứng.---> Vậy thế nào là hình có tâm đxứng ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy&Trò
Nội dung chính
 Hđ 1:Hai điểm đối xứng qua một điểm 
GV: yc HS làm ?1
HS: làm ?1, 1hs lên bảng
GV Giới thiệu: A’ mà các em vừa xác định xong được gọi là điểm đối xứng với A qua O và A là điểm đối xứng với A’ qua O ; A và A’ là hai điểm đối xứng nhau qua O.
-->Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua O ?
GV: Nếu A trùng O thì A’ ở đâu ? (Tìm điểm đối xứng của O qua O? )
HS: Chính là O
GV: Với 1 điểm O cho trước, ứng với 1 điểm A có bn điểm đx với A qua O ?
HS: có duy nhất 1
 Hđ 2 : Hai hình đối xứng qua một điểm 
HS làm ?2
GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB và điểm O
1 hs lên bảng vẽ
HS: Dùng thước để kiểm nghiệm rằng điểm C’ thuộc A’B’
nêu nxét: C’Î A’B’
GV:Hai đoạn thẳng AB và A’B’ mà các em xác định xong gọi là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O. Khi ấy, mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB đx với 1 điểm thuộc đoạn thẳng A’B’ qua O và ngược lại. Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai hình đx nhau qua điểm O.
---> Vậy thế nào là hai hình đx nhau qua điểm O?
HS: nêu đn
GV: nhấn mạnh đn và giới thiệu O gọi là tâm đx của 2 hình đó.
GV: Đưa h.77 lên bảng phụ và giới thiệu về 2 đoạn thẳng, 2đt, 2 góc, 2 tam giác đx nhau qua tâm O
GV: Em có nhận xét gì về hai hình đối xứng, hai góc đối xứng, hai tam giác đối xứng ,hai đoạn thẳng đối xứng qua 1 điểm?
HS : Nếu hai đoạn thẳng(góc, tam giác) đối xứng nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
GV: Em hãy qs h.78 sgk, cho biết hình H và H’’’ có quan hệ gì ? (hs: đx nhau qua tâm O)
GV: Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì sao?
Hđ 3 : Hình có tâm đối xứng 
GV: Chỉ vào hbh ABCD ở đầu bài “ Hãy tìm hình đx của cạnh AB, của cạnh AD qua tâm O ?
HS: hình đx của cạnh AB qua tâm O là CD, của cạnh AD qua tâm O là CB
GV: lấy điểm M thuộc ABCD. Điểm đx qua tâm O với điểm M bkỳ nằm ở đâu ?
HS: cũng thuộc hbh ABCD
GV: Điểm O gọi là tâm đx của hbh ABCD
---> Tổng quát : Đn tâm đx của hình H ? 
GV: và ta có một đlý về tâm đx 
GV: cho hs trả lời miệng ?4
1/ Hai điểm đối xứng qua một điểm:
A và A’ là hai điểm đối xứng nhau qua O.
a)Đ nghĩa:Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
b) Quy ước: Điểm đx với điểm O qua điểm O cũng là điểm O
2/Hai hình đối xứng qua một điểm:
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O.
*ĐN: (SGK / 94.)
*Chú ý: Nếu hai đoạn thẳng(góc, tam giác) đối xứng nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
3/ Hình có tâm đối xứng
a) ĐN: Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H..
b)Định lý:
Giao điểm hai đường chéo hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
O là tâm đối xứng của hình bình hành.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
BT: Trong các hình sau, hình nào có tâm đx, hình nào có trục đx ? Mấy trục ? M, H, I, tam giác đều, hbh, đtròn, h.thang cân ?
 ?4 Tìm chữ cái có tâm đối xứng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
BT 50 / 95 sgk: HS làm trên giấy kẻ ô vuông
Bài 53:Ta cần cm AI=IM, cm tứ giác AEDM là hbh
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Học bài, nắm vững cách xđ hình có tâm đx; So sánh với phép trục đx
- BTVN: 51, 52, 53 sgk.
-Chuẩn bị : " Luyện tập"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_i_tiet_13_luyen_tap_n.doc