Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 11: Hình bình hành - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 11: Hình bình hành - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dầu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.

 2. Kỹ năng : - Kỹ năng: Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.

 3. Thái độ:Rèn hs cách vẽ hình cẩn thận

 - Tư duy: Suy luận – chứng minh hình học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo

- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 -GV: thước , compa, phấn màu

 - HS : thước, compa, sgk.

III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 11: Hình bình hành - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:	 
Tiết 11: HÌNH BÌNH HÀNH
I/ Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dầu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
	2. Kỹ năng : - Kỹ năng: Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
	3. Thái độ:Rèn hs cách vẽ hình cẩn thận
	- Tư duy: Suy luận – chứng minh hình học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	-GV: thước , compa, phấn màu
 - HS : thước, compa, sgk.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-KTBC:Hãy cho biết một dạng tứ giác đặc biệt đã học đó là hình gì?(đó là hình thang)
- DVB: Hình thang có hai cạnh bên song song thì suy ra điều gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy&Trò
Nội dung chính
1. Hđ 1: Định nghĩa : 
GV: Cta đã biết một dạng đặc biệt của tứ giác là hthang. Hãy qsát tứ giác ABCD trên hình 66 có gì đặc biệt ?
HS: Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 có:
 AB // CD ( = 700 + 1100 = 1800)
 AD // BC ( = 1100+ 700 = 1800)
 Cặp góc trong cùng phía bù nhau. 
GV: Tứ giác có các cạnh đối song song là hbh. HBH là 1 dạng tứ giác đặc biệt mà hôm nay cta sẽ học.
HS: Định nghĩa hình bình hành.
 - Em lên bảng vẽ một hình bình hành ABCD. Các em dưới lớp vẽ vào tập.
 - Ghi định nghĩa bằng kí hiệu?
Gv: Hthang có là hình bình hành không ?
HS: k0 fải, vì hthg chỉ có 2 cạch đối song song, còn hbh có các cạnh đối //
GV: Còn hbh có là hình thang?
HS: HBH là một dạng đặc biệt của hình thang.
2. Hđ 2 : Tính chất :
GV: cho hs làm ?2
HS: nêu các tính chất như đlý / 90 sgk
GV: Vẽ hình, hs nêu GT, KL
GV: HDCM
a) Gợi ý : Hình bình hành ABCD là hình thang có 2 cạnh bên // nên AD=BC, AB=DC
b) CM: DABC = DCDA (c-c-c) => 
T.tự : 
c) Cm: D AOB = D COD (g-c-g)
=> OA=OC, OB=OD
HS: xem sgk và cm lại
 GV: - Phát biểu mệnh đề đảo của tính chất a)
 - Vẽ hình, ghi giả thuyết – kết luận.
HS: - Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
 - Em hãy chứng minh mệnh đề này?
 + Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
 + Chứng minh góc nào bằng góc nào? 
3.HĐ 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - Muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta chứng minh điều gì?
 - Các em về nhà tự chứng minh các dấu hiệu 2, 3, 4, 5.
Gv: Trong 5 dấu hiệu này, có 3 dấu hiệu về cạnh, 1 dấu hiệu về góc, 1 dấu hiệu về đường chéo.
GV: Cho hs làm ?3
HS: a) Tứ giác ABCD là hbh vì có các cạnh đối bằng nhau.
b) Tứ giác EFGH là hbh vì có các góc đối bằng nhau.
c) Tứ giác IKMN không là hbh vì IN không song song KM
d) Tứ giác PQRS là hbh vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
e) Tứ giác XYUV là hbh vì 2 cạnh đối song song và bằng nhau.
1. Định nghĩa: 
 - Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
AB//CD
AD//BC
Tứ giác ABCD là hình bình hành
 {
*HBH là hthang có 2 cạch bên song song.
2. Tính chất:
 Định lí: SGK/90
Chứng minh :( sgk / 90)
3. Dấu hiệu nhận biết : SGK
 - Muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta phải chứng minh tứ giác đó có 1 trong 5 điều sau:
 1. Các cạnh đối song song.
 2. Các cạnh đối bằng nhau. 
 3. Hai cạnh đối song song và bằng nhau.
 4. Các góc đối bằng nhau.
 5. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
HS nhắc lại định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết hình bình hành
G/V treo bảng phụ h/s trả lời miệng 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
BT 43 / 92 sgk
Tứ giác ABCD là hbh vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Tứ giác EFGH là hbh . 
Tứ giác MNPQ là hbh vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Học bài theo SGK.
- Làm bài tập 44,45, 46, 47
- Chuẩn bị tiết sau: " Luyện tập"
Tuần 6 	 	
Tiết 12: 	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức:
- Nắm kỹ về định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
	2. Kỹ năng : 
	Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. Biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
	3. Thái độ:
 Rèn luyện cho HS khả năng luận luận. Rèn hs cách vẽ hình cẩn thận
	- Tư duy: Suy luận – chứng minh hình học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II.Chuẩn bị của GV & HS:.
- GV:SGK,Phấn màu,thước thẳng, thước đo đo,êke.
- HS: nháp, thước thẳng, thước đo độ, êke,BT.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-KTBC:- Nêu định nghĩa và tính chất của hình bình hành 
 Sữa Bt 46/ SGK: a) Đ, b) Đ , c) S , d) S
-KTBC::- nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình bình hành 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy&Trò
Nội dung chinh
GV: Yc hs đọc đề và đưa hình vẽ lên bảng phụ
HS: Đọc to đề bài
Gv: yc hs nêu nêu cách làm?
Hs:
Gv: có cách khác hs tự thêm
Hs:
Gv: đề bài cho biết gì, yc gì?
Hs:
Gv; Cm DE // BF ta dựa vào điều kiện nào?
Hs: 2 góc dồng vị bằng nhau()
Hs lên bảng làm
Gv: Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
Hs: trả lời miệng
GV: Yc hs đọc đề và đưa hình 72 lên bảng phụ
HS: Đọc to đề bài
a/ GV: Qsát hvẽ, ta thấy AH và CK như thế nào ?
HS: AH // CK vì cùng ^ BD
GV: Làm sao chứng minh AHCK là hình bình hành ?
 HS: + Chứng minh AH // CK?
 + Chứng minh AH = CK?
HS: Chứng minh : DAHD = DCKB (ch – gn)
---> 1 hs lên bảng CM
* Lưu ý :- Chứng minh: Hình bình hành có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
 - Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thằng thứ ba.
 - Chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Gv: - Làm sao chứng minh A, O, C thẳng hàng ?
BT 44 / 92 sgk
Tứ giác BEDF có DE // BF ( vì AD // BC)
 DE = BF ( vì AD = BC)
= >BEDF là hình bình hành
= >Vậy BE = DF
BT 45 / 92 sgk
a)Ta có và ( gt) , mà 
=> mà 
=> ( đồng vị)
Vậy DE // BF
b) Tứ giác DEBF có DE // BF và BE // DF 
Vậy Tứ giác DEBF là hình bình hành.
BT 47 / 93 sgk
 a) Chứng minh AHCK là hình bình hành.
Ta có:AH BD
 CK BD CK// AH (1)
 Xét 2vuông AHD và CKB có: AD = BC (hình bình hành ABCD) (so le trong)
 Vậy AHD = CKB (ch – gn )
 => AH = CK (2) 
Từ (1) và (2) =>AHCK là hbh.
 b) Chứng minh A, O, C thẳng hàng.
 Ta có: AHCK là hình bình hành nên hai đường chéo AC và HK cắt nhau nhau tại trung điểm mỗi đường.
Mà: O là trung điểm của HK nên O cũng là trung điểm của AC
 Vậy A, O, C thẳng hàng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Nhắc lại dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành .Xem lại các bài tập đã giải 
*Củng cố: bài 48
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hướng dẫn BT 49:a/ Cm : AKCI là hbh có 2 cạnh đáy song song và bằng nhau.
b/ AD đlý 1 cho D CDN và D ABM
-Cho ba điểm A, B, C trên giấy kẻ ô vuông. Hãy vẽ điểm thứ tư M sao cho A, B, C, M là bốn đỉnh của hình bình hành.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Ôn tập và nắm vững, phân biệt đn, tc, dấu hiệu nhận biết hbh
- BTVN : 48, 49 sgk / 93; 83 /69 sbt. Chuẩn bị : “ Luyện tập (tt) và kiểm tra 15’”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_i_tiet_11_hinh_binh_h.doc