Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 9: Làm việc với dãy số - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 9: Làm việc với dãy số - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

Giới thiệu Chủ đề/Bài học:

Với chủ đề này giúp các em hiểu:

+ Dữ liệu kiểu mảng.

+ Làm việc với biến mảng 1 chiều

+ Sử dụng các biến mảng và câu lệnh lặp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a./ Kiến thức: HS nắm được :

- Dãy số và biến mảng

- Cú pháp khai báo biến mảng

- Bài toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số

b. Kỹ năng:

- Khai báo được biến mảng

 

docx 18 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề 9: Làm việc với dãy số - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 2/2022
Chủ đề: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Tổng số tiết:5 ; từ tiết: 44 đến tiết: 48)
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: 
Với chủ đề này giúp các em hiểu:
+ Dữ liệu kiểu mảng. 
+ Làm việc với biến mảng 1 chiều 
+ Sử dụng các biến mảng và câu lệnh lặp 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a./ Kiến thức: HS nắm được :
- Dãy số và biến mảng
- Cú pháp khai báo biến mảng
- Bài toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số 
b. Kỹ năng:
- Khai báo được biến mảng 
- Viết chương trình tìm số lớn nhất của một dãy số cho trước
c. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu thích môn Tin học và hình thành ý thức vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nguyên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Giới thiệu về nội dung cần tìm hiểu:
-DỮ LIỆU KIỂU MẢNG
-LÀM VIỆC VỚI BIẾN MẢNG
-SỬ DỤNG CÁC BIẾN KIỂU MẢNG VÀ CÂU LỆNH LẶP
Giới thiệu nội dung bài học. 
-1./ DÃY SỐ VÀ BIẾN MẢNG
-2./ VÍ DỤ VỀ BIẾN MẢNG
-3./ TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA DÃY SỐ
Các thành phần chính của chủ đề:
-1./ DÃY SỐ VÀ BIẾN MẢNG
-2./ VÍ DỤ VỀ BIẾN MẢNG
-3./ TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA DÃY SỐ
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85’)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 20’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu DÃY SỐ VÀ BIẾN MẢNG. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1. DÃY SỐ VÀ BIẾN MẢNG:
Trình bày hình ảnh minh họa, đặt các tình huống, vấn đề cần tìm hiểu, khám phá, giải quyết:
Ví dụ: Người ta thu thập thông tin về thu nhập của từng hộ trong gia đình ở một địa phương và tính thu nhập trung bình của hộ gia đình ở địa phương đó. So sánh độ lệch của thu nhập từng hộ gia đình với mức thu nhập trung bình.
Giả sử số hộ gia đình được khảo sát là 50. Viết đoạn chương trình giải quyết bài toán trên.
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
1.Nội dung 1. DÃY SỐ VÀ BIẾN MẢNG:
 Ví dụ:
Var a, ThunhapTB: real ; i: integer ;
Begin ThunhapTB := 0 ;
For i:= 1 to 50 do Begin
Write (‘Thu nhap cua gia dinh thu ‘ , i) ; Readln (a) ; 
ThunhapTB:= ThunhapTB + a End;
ThunhapTB := ThunhapTB / 50 ;
For i:= 1 to 50 do Begin
Write (‘Thu nhap cua gia dinh thu ‘ , i) ; Readln (a) ;
Write (‘Do lech so voi thu nhap trung binh la: ‘ , a - ThunhapTB)
End; End.
Nhận xét: Tại một thời điểm, một biến chỉ lưu được một giá trị nên với đoạn chương trình trên ta phải thực hiện nhập nhiều lần và nhập lại mức thu nhập của từng hộ gia đình nên tốn nhiều thời gian và công sức.
Trình bày hình ảnh minh họa, đặt các tình huống, vấn đề cần tìm hiểu, khám phá, giải quyết:
Ví dụ 1: Giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất.
Nhập và đọc dữ liệu vào biến:
 Write(‘Nhap diem_1 = ‘); readln(diem_1); 
 Write(‘Nhap diem_2 = ‘); readln(diem_2);
 Write(‘Nhap diem_3 = ‘); readln(diem_3);
Phân tích: Để nhập và lưu điểm kiểm tra của các học sinh ta cần khai báo nhiều biến: Var diem_1, diem_2, diem_3,  : real;
Nhận xét: với đoạn chương trình trên ta phải sử dụng nhiều biến lưu điểm trung bình học sinh nên khó nhớ và câu lệnh: Write (‘Nhap diem .. ‘) ; Read() ;
được lặp lại nhiều lần
Giải pháp: Ta có thể lưu nhiều dữ liệu có liên quan với nhau (như diem_1, diem_2, diem_3, ) bằng một biến duy nhất và đánh số “thứ tự” cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng giảm của “số thứ tự” và một vài lệnh lặp để xử lý dữ liệu một cách đơn giản hơn. 
VD: For i :=1 to 50 do 
 Begin Write(‘Nhap diem ‘, i ,‘ = ‘); readln( diem [ i ] ) ; End;
Trong đó: diem[i] được gọi là biến mảng.
Em hiểu như thế nào là dữ liệu kiểu mảng ?
 -Em hãy thảo luận và trình bày
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
Ví dụ 1./ 
Dữ liệu kiểu mảng: là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có chung một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp xếp thứ tự được thực hiện thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số. 
Ví dụ:
Trong đó:
-Tên mảng : A
-Số phần tử của mảng: 7. 
-Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu nguyên
-Khi tham chiếu đến phần tử thứ i - ta viết A[i]. 
Ví dụ: A[6] = 22. 
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 35’ )
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu nội dung: VÍ DỤ VỀ BIẾN MẢNG.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. VÍ DỤ VỀ BIẾN MẢNG: 
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Cấu trúc khai báo kiểu mảng trong Pascal?
Ví dụ 1: giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất. (khai báo biến mảng)
Chương trình có thể viết như sau:
Var diem_1, diem_2, diem_3, diem_4, diem_5,  , diem_50, Max :real; 
Begin
Write(‘Nhap diem_1’); Readln(diem_1); 
Write(‘Nhap diem_2’); Readln(diem_2);
Write(‘Nhap diem_50’); Readln(diem_50);
Max:=diem_1;
If Max<diem_2 then Max:=diem_2;
If Max<diem_50 then Max:=diem_50;
Write(‘Diem lon nhat la:’, Max);
readln; End.
*Chương trình có thể sử dụng biến mảng viết như sau:
Var diem: array[1..50] of real;
Max: real; i: integer;
Begin
For i:=1 to 50 do
Begin Write(‘Nhap diem’, i); Readln(diem[i]); End;
Max:=diem[1];
For i:= 2 to 50 do
If Max < diem[i] then Max := diem[i];
Write(‘Diem lon nhat la:’, Max);
readln;
End. 
 Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
2. VÍ DỤ VỀ BIẾN MẢNG 
Cú pháp khai báo biến mảng:
Var : array [..] of ;
 Trong đó:
-Chỉ số đầu, chỉ số cuối: là hai số nguyên.
-Chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối
-Giữa hai chỉ số là dấu ..
-Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real
Ví dụ: Var Chieucao : array[1..50] of real ;
Ví dụ 2: Giả sử ta cần viết chương trình nhập điểm từng môn học cho các học sinh trong một lớp và tính toán trên các điểm đó, mỗi học sinh có thể có nhiều điểm theo từng môn học
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
Ví dụ 2.
Ta có thể khai báo nhiều biến mảng như sau:
Khai báo biến:
Var diemtoan: array[1..50] of real;
Var diemvan: array[1..50] of real;
Var diemli: array[1..50] of real;
Hoặc:
Var diemtoan, diemvan, diemli: array[1..50] of real;
Việc truy cập tới phần tử bất kì của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó trong mảng
VD: Gán giá trị cho phần tử của mảng:
 diemtoan[ ... 
Cú pháp khai báo biến mảng:
Var : array [..] of ;
 Trong đó:
-Chỉ số đầu, chỉ số cuối: là hai số nguyên.
-Chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối
-Giữa hai chỉ số là dấu ..
-Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real
Ví dụ: Var Chieucao : array[1..50] of real ;
PHIẾU HỌC TẬP 2
Viết chương trình nhập vào một mảng các số nguyên bất kì, thực hiện việc xóa đi một phần tử tại vị trí n trong mảng (n được nhập từ bàn phím).
Chương trình Pascal:
Ý nghĩa câu lệnh:
Program Xoa;
Var A:array [1..100] of integer;
 i, spt, vt, n: integer;
Begin
Write (‘Nhap vao so phan tu cua mang: ‘);
Readln(spt);
Write(‘ Nhap cac gia tri vao mang: ‘);
For i:= 1 to spt do
Begin
Write (‘A[‘, i, ‘]: ‘);
Readln( A[i] );
End;
Writeln (‘MANG TRUOC KHI XOA LA: ‘);
For i:= 1 to spt do write ( A[i] :5) ;
Writeln;
Write (‘Nhap vao vi tri can xoa: ‘);
Readln(vt); 
For i:= vt to spt - 1 do a[i]:= a[i+1];
Spt:= spt - 1;
Writeln (‘Mang sau khi xoa la: ‘);
For i := 1 to spt do write ( A[i] :5) ;
Readln;
End.
Khai báo tên chương trình
Khai báo biến
Bắt đầu phần thân chương trình
Thông báo:..
Nhận giá trị cho biến spt
Thông báo:..
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến spt
Bắt đầu
Thông báo: A[i]
Nhận giá trị cho phần tử A[i]
Kết thúc vòng lặp
Thông báo:.
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến spt thông báo giá trị của phần tử A[i]
Xuống dòng
Thông báo:
Nhận giá trị cho biến vt
Vòng lặp: tăng dần i từ vt đến spt-1 
Gán giá trị A[i+1] cho A[i]
Gán giá trị spt-1 cho spt
Thông báo:.
Vòng lặp: tăng i từ 1 đến spt thông báo giá trị A[i]
Tạm Dừng
Kết thúc chương trình.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Viết chương trình nhập vào một mảng các số nguyên bất kì, thực hiện việc chèn thêm một phần tử X vào vị trí N trong mảng (X và N được nhập từ bàn phím)
Chương trình Pascal:
Ý nghĩa câu lệnh:
Program Chen;
Var A:array [1..100] of integer;
 i, spt, vt, n, x: integer;
Begin
Write (‘Nhap vao so phan tu cua mang: ‘);
Readln(spt);
Write(‘ Nhap cac gia tri vao mang: ‘);
For i:= 1 to spt do
Begin
Write (‘A[‘, i, ‘]: ‘);
Readln( A[i] );
End;
Writeln (‘Mang truoc khi chen la: ‘);
For i:= 1 to spt do write ( A[i] :5) ; 
Writeln;
Write (‘Nhap vao gia tri phan tu can chen: ‘);
Readln(x); 
Write (‘Nhap vao vi tri can chen: ‘); Readln(vt); 
For i:= spt + 1 downto vt + 1 do a[i]:= a[i-1];
A[vt]:=X;
Spt:= spt+1;
Writeln (‘Mang sau khi chen la: ‘);
For i := 1 to spt do write ( A[i] :5) ;
Readln;
End.
Khai báo tên chương trình
Khai báo biến
Bắt đầu phần thân chương trình
Thông báo:..
Nhận giá trị cho biến spt
Thông báo:..
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến spt
Bắt đầu
Thông báo: A[i]
Nhận giá trị cho phần tử A[i]
Kết thúc vòng lặp
Thông báo:.
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến spt thông báo giá trị của phần tử A[i]; Xuống dòng
Thông báo:
Nhận giá trị cho biến x
Thông báo:
Nhận giá trị cho biến vt
Vòng lặp: giảm dần i từ spt+1 đến vt+1 
Gán giá trị A[i-1] cho A[i]
Gán giá trị x cho phần tử A[vt]
Gán giá trị spt+1 cho phần tử spt
Thông báo:.
Vòng lặp: tăng i từ 1 đến spt thông báo giá trị A[i]
Tạm Dừng
Kết thúc chương trình.
PHIẾU HỌC TẬP 4
Em hãy viết và soạn chương trình Pascal nhập điểm trung bình của các bạn trong lớp và thông báo điểm trung bình của những bạn lớn hơn hoặc bằng 5 
Gợi ý:
Chương trình Pascal:
1. Khai báo thư viện CRT ;
2. Khai báo biến mảng A gồm 50 phần tử kiểu số thực ;
3. Khai báo biến n, biến i kiểu số nguyên ;
4. Bắt đầu 
5. Xóa màn hình ;
6. Thông báo (‘Nhap so hoc sinh’ ); Nhận giá trị vào biến n ;
7. Cho i tăng dần từ 1 đến n thực hiện:
8. Bắt đầu
9. Thông báo (‘Nhap diem hoc sinh thứ ’ , i ) ; 
10. Nhận giá trị vào A[i] ;
11. Kết thúc ;
12. Thông báo (‘ Diem cac ban tu 5 tro len la : ’) ;
13. Cho i tăng dần từ 1 đến n thực hiện:
14. Nếu A[i] >= 5 thì thực hiện:
15. Thông báo ( giá trị biến i : 5 , giá trị A[ i ] :4:2 ) ;
16. Dừng chương trình ; 
17.Kết thúc.
Uses CRT;
Var A: Array[1..50] Of Real ;
Var n, i : Integer ;
Begin
Clrscr ;
Write(‘Nhap so hoc sinh’) ; 
Readln(n) ;
For i := 1 to n do 
Begin
Write (‘Nhap diem hoc sinh thu’, i );
Readln (A[ i ] );
End ;
Write (‘Diem cac ban tu 5 tro len la :’) ;
For i := 1 to n do
If A[ i ] >= 5 then
Writeln ( i : 5 , A[ i ] :4:2 ) ;
Readln ; 
End.
PHIẾU HỌC TẬP 5
Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử được sắp xếp theo dãy, mọi phần tử trong dãy đều có cùng đặc điểm là:
a./ Cùng chung một kiểu dữ liệu.
b./ Có giá trị hoàn toàn giống nhau.
c./ Các phần tử của mảng đều có kiểu nguyên.
d./ Các phần tử của mảng đều có kiểu thực.
A
Để xác định được các phần tử trong mảng, yêu cầu các phần tử trong mảng cần có:
a./ Mỗi phần tử đều có giá trị nhỏ hơn 100.
b./ Mỗi phần tử đều có một dấu hiệu nhận biết.
c./ Mỗi phần tử đều có một chỉ số.
d./ Mỗi phần tử đều có một kiểu dữ liệu khác nhau.
C
A là một biến mảng có 10 phần tử kiểu nguyên, cần khai báo là:
a./ Var A:array[1..10] of real; b./ Var A: array[1..10] of integer;
c./ Var A:string[1..10] of real; d./ Var A:String[1..10] of integer;
B
Để chỉ một phần tử bất kì trong một mảng, ta có thể ghi như sau:
a./ Tên mảng(chỉ số trong mảng); b./ Tên mảng[giá trị phần tử đó];
c./ Tên mảng[chỉ số trong mảng]; d./ Tên mảng(giá trị phần tử đó);
C
Để nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử số nguyên ta dùng lệnh nào sau đây?
a./ For i:=1 to 10 do Readln(A[i]); b./ For i:=1 to 10 do Writeln(A[i]);
c./ Dùng 10 lệnh Readln(A); d./ Cả a, b, c đều sai.
A
Cách khai báo biến mảng nào đúng:
a./ Var X: array[10.5..13] of integer; b./ Var X: array[5..10.5] of Real;
c./ Var X: array[3.4..4.8] of integer; d./ Var X: array[4..10] of integer;
D
Kiểu dữ liệu của chỉ số mảng thường là kiểu gì?
a./ Kiểu thực. b./ Kiểu nguyên.
c./ Kiểu kí tự. d./ Kiểu xâu kí tự.
B
Cách khai báo biến mảng nào đúng ?
a./ Var X: Array[10,13] Of Integer; b./ Var X: Array[5..10.5] Of real; 
c./ Var X: Array[4..10] Of real; d./ Var X: Array[10..1] Of Integer; 
C
Chọn khai báo hơp lệ
a) Var a,b: array[1..n] of real; b) Var a,b: array[1:n] of real;
c) Var a,b: array[1..100] of real; d) Var a,b: array[1n] of real;
C
Chọn khai báo hơp lệ
a) Const n=5; Var a,b: array[1..n] of real; b) Var a,b: array[100..1] of real;
c) Var n: real; Var a,b: array[1:n] of real; d) Var a,b: array[1..5..10] of real;
A
Lần lượt thực hiện đoạn lệnh: a[1]:=2; a[2]:=3; t:=a[1]+a[2]+1; 
 Giá trị của t là :
a) t=1 b) t=3 c) t=2 d) t=6
D
Cho mảng A có 5 phần tử với các số liệu như hình sau đây :
Mảng A :
23.5
12
9
4.5
5
Chỉ số :
1
2
3
4
5
Biểu diễn phần tử của mảng A nào sau đây là đúng :
a./ A[3] = 3 ; b./ A[9] = 3 ;
c./ A[12] = 2; d./ A[5] = 5;
D
Cho mảng A có 5 phần tử với các số liệu như hình sau đây :
Mảng A :
23.5
12
9
4.5
5
Chỉ số :
1
2
3
4
5
Kiểu dữ liệu của mảng A ở trên là kiểu gì?
a./ Kiểu số thực. b./ Kiểu số nguyên.
c./ Kiểu nguyên và kiểu thực. d./ Kiểu xâu kí tự.
A
PHIẾU HỌC TẬP 6
Em hãy sắp xếp và sửa lỗi (nếu có) trong các câu lệnh sau để thành chương trình nhập vào một mảng các số nguyên bất kì, ghi ra màn hình các số dương chẳn trong mảng.
Gợi ý:
Chương trình Pascal:
1./ If ( a[j] mod 2 = 0 and ( a[j] > 0 then Write( a[j]:5 )
2./ Begin 
3/. Write(‘Nhap vao so phan tu cua mang’) ; Readln(n)
4./ Writeln(‘ Cac so duong va chan trong mang la: ’)
5./ Var A: Array[1..100] of integer 
6./ Var i, j, n : integer
7./ For i := 1 to n do
8./ Writeln(‘Nhap vao mang so nguyen: ’)
9./ For j := 1 to n do
10./ Readln ; End.
11./ Program Duongchan
12./ Begin Write(‘Nhap so A[’, i, ‘] :’) ; Readln(a[i]) ; End
Program Duongchan;
Var A: Array[1..100] of integer;
Var i, j, n : integer;
Begin
Write(‘Nhap vao so phan tu cua mang’); Readln(n);
Writeln(‘Nhap vao mang so nguyen: ’);
For i :=1 to n do
Begin Write(‘Nhap so A[‘, i, ‘] :’) ; Readln(a[i]) ; End;
Writeln(‘ Cac so duong va chan trong mang la: ’);
For j := 1 to n do
If ( a[j] mod 2 =0 and ( a[j] >0 then Write( a[j]:5 );
Readln ; End.
PHIẾU HỌC TẬP 7
Viết chương trình nhập vào nhiệt độ (trung bình) của chuỗi ngày trong năm. 
1.Tính và đưa ra màn hình nhiệt độ trung bình của những ngày đó. 
2.Thông báo số ngày có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình.
Chương trình Pascal:
Ý nghĩa mỗi lệnh:
Program Nhietdo_ngay;
Type Knang1= array[1..366] of real ;
Var Nhietdo: Knang1; dem, i, N: byte; Tong, TB: real;
Begin
Write (‘Nhap so ngay:’) ; readln(N) ; 
Tong:=0 ;
For i:= 1 to N do
Begin 
Write(‘Nhap nhiet do ngay’, i,’:’); readln(nhietdo[i]) ;
Tong:= Tong+Nhietdo[i]; 
End;
Dem := 0 ; TB := Tong/N ;
For i:= 1 to N do
if Nhietdo[i] > TB then dem :=dem+1;
Writeln(‘Nhiet do TB’, N, ‘ngay :’, TB:8:3);
Writeln(‘So ngay nhiet do cao hon trung binh:’, dem);
Readln 
End.
Khai báo tên chương trình
Định nghĩa Knang1 là kiểu mảng 366 phần tử số thực.
Khai báo biến
Bắt đầu phần thân chương trình
Thông báo: Nhận giá trị cho biến N
Gán giá trị 0 cho Tong
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến N
Bắt đầu
Thông báo: .
Nhận giá trị cho phần tử nhietdo[i]
Gán Tong +Nhietdo[i] cho Tong
Kết thúc vòng lặp
Gán 0 cho dem ; Gán Tong chia N cho TB
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến N 
Nếu Nhietdo[i] lớn hơn Tb thì gán dem+1 cho dem
Thông báo:giá trị TB
Thông báo: giá trị dem
Tạm Dừng
Kết thúc chương trình.
PHIẾU HỌC TẬP 8
Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất, số lớn nhất cùng độ lệch của giá trị đó so với giá trị trung bình của N số đã nhập. N cũng được nhập từ bàn phím.
Chương trình Pascal:
Ý nghĩa câu lệnh:
Program Maxmin;
Uses CRT;
Var i, n, max, min: integer; TB: Real; 
 A: array[1..100] of integer;
Begin clrscr;
Write (‘Hay nhap do dai cua day so N=‘) ; Readln(N);
Write (‘Nhap cac phan tu cua day so:’) ;
For i:= 1 to N do 
Begin Write(‘ a[‘ ,i, ’]=‘ ); Readln(a[i]); End;
Max:= a[1] ; Min:=a[1] ; TB:=a[1] ;
For i:= 2 to N do
Begin 
if Max < a[i] then Max := a[i]; 
if Min > a[i] then Min := a[i];
TB:= TB+a[i] ; 
 End; 
TB:=TB/N ;
Writeln(‘So lon nhat la Max=‘ , Max, ‘hon gia tri TB:’, max-TB:5:2);
Writeln(‘So nho nhat la Min=‘ , Min, ‘kem gia tri TB:’, TB-Min:5:2); 
Readln; 
End.
Khai báo tên chương trình
Khai báo thư viện CRt
Khai báo biến 
Bắt đầu phần thân chương trình, xóa màn hình
Thông báo: 
Nhận giá trị cho biến N
Thông báo: 
Vòng lặp: tăng dần i từ 1 đến N
Bắt đầu Thông báo: .
Nhận giá trị cho phần tử a[i] ; Kết thúc vòng lặp;
Gán giá trị a[1] cho Max , cho Min, cho TB;
Vòng lặp: tăng dần i từ 2 đến N
Bắt đầu 
Nếu Max < a[i] thì Gán a[i] cho Max
Nếu Min > a[i] thì Gán a[i] cho Min
Gán TB+a[i] cho TB
Kết thúc vòng lặp;
Gán TB chia N cho TB
Thông báo:kết quả Max và Max-TB
Thông báo: kết quả Min và Tb-Min
Tạm Dừng
Kết thúc chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_8_chu_de_9_lam_viec_voi_day_so_nam_h.docx