Giáo án Tin học 8 - Tiết 39-40, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 39-40, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Hiểu rõ hơn về câu lệnh lặp For do

 2. Kĩ năng:

 - Viết chương trình Pascal có câu lệnh lặp for do

 - Nâng cao kĩ năng đọc hiểu chương trình.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp. (2’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 HS1: Hãy viết cú pháp câu lệnh lặp For do

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 39-40, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2010
Ngày dạy: 20/01/2010
Tuần 21:	Tiết 39+40:
Bài thực hành 5: 
SỬ DỤNG LỆNH LẶP FORDO
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Hiểu rõ hơn về câu lệnh lặp Fordo
	2. Kĩ năng:
	- Viết chương trình Pascal có câu lệnh lặp fordo
	- Nâng cao kĩ năng đọc hiểu chương trình.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (2’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS1: Hãy viết cú pháp câu lệnh lặp Fordo
	3. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Tiết 39:
Hoạt động 1: Khởi động (6’)
Gv: Mở điện
Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2: Bài 1 (15’)
Gv: Cho Hs quan sát chương trình, hỏi ý nghĩa của từng câu lệnh?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích cho Hs hiểu cách thực hiện của vòng lặp fordo với n = 3.
Bước
i
i<=10?
Kết quả
1
1
Đúng
3 x 1 = 3
2
2
Đúng
3 x 2 = 6
3
3
Đúng
3 x 3 = 9
4
4
Đúng
3 x 4 = 12
5
5
Đúng
3 x 5 = 15
6
6
Đúng
3 x 6 = 18
7
7
Đúng
3 x 7 = 21
8
8
Đúng
3 x 8 = 24
9
9
Đúng
3 x 9 = 27
10
10
Đúng
3 x 10 = 30
11
11
Sai
Không thực hiện lệnh writeln. Kết thúc vòng lặp
Gv: Cho Hs ghi chương trình vào vở.
Hs: Ghi bài.
Hs: Gõ chương trình lên máy, chạy chương trình với các giá trị lần lược bằng 1, 2, , 10.
Hoạt động 2: Bài 2 (17w’)
Gv: Chạy chương trình cho Hs quan sát
Hs: Quan sát.
Gv: Kết quả của chương nhận được có 2 nhược điểm:
Các hàng kết quả sát nhau nên khó đọc
Các hàng kết quả không cân đối với hàng tiêu đề.
Gv: Để cho kết quả chương trình đẹp hơn ta cần chỉnh sửa lại chương trình bằng cách sử dụng thêm các lệnh gotoxy(a, b), wherex, wherey.
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần lưu ý trang 63.
Hs: Đọc bài.
Gv: Các lệnh gotoxy(a, b), wherex, wherey chỉ sử dụng được khi nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Câu lệnh gotoxy(a, b) dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Câu lệnh wherex, wherey dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Cho Hs quan sát chương trình sau khi chỉnh sửa
Hs: Quan sát.
Hs: Ghi chương trình vào vở.
Hs: Gõ chương lên máy, dịch và chạy chương trình.
Tiết 40:
Hoạt động 3: Bài 3 (40’)
Gv: Cũng như câu lệnh if, có thể dùng câu lệnh for lồng trong một câu lệnh for khác khi thực hiện lệnh lặp. Sử dụng câu lệnh fordo lồng nhau để in ra màn hình các số từ 0 đến 99 theo dạng bảng như hình sau:
Gv: Cho Hs quan sát chương trình trong Sgk. Giải thích ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình.
Hs: Quan sát.
Gv: Cho Hs gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình.
Hs: Thực hành.
Gv: Yêu cầu Hs thảo luận, điều chỉnh bảng kết quả ra giữa màn hình.
Hs: Thảo luận.
Hs: Trả lời.
Hs: Nhận xét.
Gv: Cho Hs quan sát chương trình sau khi đã điều chỉnh
Hs: Quan sát, ghi chương trình vào vở.
Hs: Gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình.
Bài 1: Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả.
Uses crt;
Var i, n: integer;
Begin
	Clrscr;
	Writeln('Nhap vao so n: '); 	Readln(n);
	Writeln('Bang nhan ',n);
	Writeln;
	For i:=1 to 10 do
	Writeln(n, ' x ',i:2, ' = ',n*i:3); 
	Readln;
End.
Bài 2: Chỉnh sửa chương trình.
Uses crt;
Var i, n: integer;
Begin
	Clrscr;
	Writeln('Nhap vao so n: '); 	Readln(n);
	Writeln('Bang nhan ',n);
	Writeln;
	For i:=1 to 10 do
	Begin
	Gotoxy(5, wherey);	
	Writeln(n, ' x ',i:2, ' = ',n*i:3); 
	writeln
	Readln;
End.
* Lưu ý: 
- gotoxy(a, b): đưa con trỏ về cột a, hàng b.
- wherex: cho biết số thứ tự của cột.
- wherey: cho biết số thứ tự của hàng
Bài 3: 
Program tao_bang;
Uses crt;
Var 	i:byte;
 	j:byte;
Begin
	Clrscr;
 gotoxy(20,20);
 for i:=0 to 9 do
 begin
 for j:=0 to 9 do write(10*i+j:4);
 writeln;
 gotoxy(20,wherey);
 end;
 readln
end.
4. Củng cố: (3’)
	- Hs đọc phần tổng kết.
	- Nhắc lại các kiến thức đã thực hành.
5. Dặn dò: (2’)
	- Coi lại lý thuyết của các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuc hanh 5 tiet 39-40.doc