I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm biến và vai trò của biến trong chương trình;
- Biết tạo biến nhớ và biểu thức.
- Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán số đơn giản theo mẫu
2. Năng lực:
- Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán số đơn giản và phức tạp.
3.Phẩm chất: tích cực chủ động, sáng tạo, yêu thích môn học
II. THIẾT BỊ- HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính đã cài đặt Scratch
2. Học liệu: Sách HD học tin học 8(Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo động cơ, hứng thú cho Hs tìm hiểu cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
* Một số điều chỉnh: Điều chỉnh bài toán trong mục khởi động và các nội dung liên quan trong bài học do bài toán trong TLHD quá khó so với học sinh.
Ngày soạn: 17/11/2021 Ngày giảng: 24/11/2021 TIẾT 24 - XỬ LÝ SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm biến và vai trò của biến trong chương trình; - Biết tạo biến nhớ và biểu thức. - Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán số đơn giản theo mẫu 2. Năng lực: - Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán số đơn giản và phức tạp. 3.Phẩm chất: tích cực chủ động, sáng tạo, yêu thích môn học II. THIẾT BỊ- HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính đã cài đặt Scratch 2. Học liệu: Sách HD học tin học 8(Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo động cơ, hứng thú cho Hs tìm hiểu cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình. * Một số điều chỉnh: Điều chỉnh bài toán trong mục khởi động và các nội dung liên quan trong bài học do bài toán trong TLHD quá khó so với học sinh. * Nội dung hoạt động khởi động thay thế: Bạn Dũng muốn tạo chương trình giải bài toán Vật lý như sau: Tính quãng đường ô tô đi được sau t giờ với vận tốc v (km/h) với vận tốc và thời gian được người dùng nhập vào từ bàn phím. Cách thức tổ chức Nội dung Yêu cầu hoạt động nhóm đọc thông tin mục khởi động trên máy chiếu và trả lời các câu hỏi? ?1 Trong bài toán trên những dữ liệu nào đã cho và dữ liệu nào cần tính? ?2 Nếu chỉ dùng biến Answer thì bạn dũng có xây dựng được chương trình giải quyết bài toán trên hay không? Vì sao? Đại diện cặp báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, đánh giá, kết luận ĐVĐ chuyển phần HTKT. ?1 * Dữ liệu đã cho: vận tốc (v); thời gian (t) * Dữ liệu cần tính: quãng đường (s) ?2 Không thể giải quyết được bài toán vì s=v*t mà biến answer tại mỗi thời điểm chỉ lưu được một giá trị duy nhất, khi được gán giá trị mới thì giá trị cũ sẽ bị xóa đi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Biến và vai trò của biến trong chương trình - Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm biến và vai trò của biến trong chương trình. Cách thức tổ chức Nội dung Hoạt động cá nhân đọc thông tin mục 1a và trả lời câu hỏi? ?1: Biến là gì? ?2: Vai trò của biến trong chương trình? Cá nhân báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện Gv nhận xét, sửa sai và chốt kiến thức. 1. Biến và vai trò của biến trong chương trình - Biến (gọi đầy đủ là biến nhớ) là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Ví dụ: + Biến V lưu vận tốc + Biến t lưu thời gian. + Biến S lưu quãng đường - Giá trị do biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. 2. Tạo và gán giá trị cho biến - Mục tiêu: Hs tạo và sử dụng được biến nhớ và biểu thức Cách thức tổ chức Nội dung Gv yêu cầu Hs hoạt động cặp đôi tìm hiểu thông tim mục Tạo biến (SGK_T73,74) trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu các bước tạo biến nhớ 2. Thực hiện tạo biến nhớ cần thiết cho bài toán trong mục khởi động Đại diện cặp nêu và thực hiện tạo biến cho bài toán KĐ à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai, làm mẫu cách tạo biến à Yêu cầu Hs chưa làm được thực hiện. 2. Tạo và gán giá trị cho biến * Tạo biến - B1: Nháy chọn nhóm lệnh Data à Make a Variable - B2: Đặt tên cho biến. Ví dụ: s - B3: Chọn For all sprites (cho tất cả đối tượng) hoạc For this sprites only 3. Tạo chương trình giải bài toán trong Scratch - Mục tiêu: Hs tạo được chương trình giải bài toán đã đặt ra trong hoạt động khởi động Cách thức tổ chức Nội dung Hoạt động cặp đôi nghiên cứu thông tin mục 3a (SHD_Tr 76) và tạo chương trình tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi cần thiết. Đại diện cặp chạy chương trình à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai, cho điểm nếu Hs làm tốt. 3. Tạo chương trình giải bài toán trong Scratch 4. Kiểu dữ liệu của biến - Mục tiêu: Hs biết được khái niệm kiểu dữ liệu Cách thức tổ chức Nội dung Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm đọc thông tin mục 4a và thực hiện các yêu cầu sau: + Kiểu dữ liệu là gì? Trong Scratch có mấy kiểu dữ liệu cơ bản. + Làm bài tập 4b Đại diện cặp báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, đánh giá, kết luận 4. Kiểu dữ liệu của biến * KN: Kiểu dữ liệu là miền giá trị (hay loại giá trị) xác định. * Các kiểu dữ liệu cơ bản: + Số (nguyên, thực) + Logic (đúng sai) + Xâu kí tự (kí tự, dãy kí tự) * Biểu thức 1,3 vì điều kiện trong câu lệnh If..then phải trả về giá trị đúng hoặc sai nên phải là biểu thức logic. IV. Củng cố - Giáo viên hệ thống lại kiến thức đã học và những điểm cần lưu ý cho học sinh. V. Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn Hs cách viết chương trình tính diện tích hình thang với đáy lớn, đáy bé, chiều cao nhập vào từ bàn phím. Yêu cầu Hs về nhà tạo chương trình, chia sẻ kết quả làm được với thầy giáo và các bạn. Ngày soạn: 17/11/2021 Ngày giảng:25/11/2021 TIẾT 24 XỬ LÝ SỐ (TIẾP) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Học sinh biết được phép toán trên mỗi kiểu dữ liệu xâu, số, logic trong lập trình scratch - Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán đơn giản, Hs giỏi tạo chương trình giải quyết vấn đề mức độ phức tạp hơn. 2. Năng lực: - Tạo được chương trình giải quyết một số bài toán số đơn giản và phức tạp. 3.Phẩm chất: tích cực chủ động, sáng tạo, yêu thích môn học II. THIẾT BỊ- HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính đã cài đặt Scratch 2. Học liệu: Sách HD học tin học 8(Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG ĐẦU GIỜ Giáo viên tổ chức cho Hs ôn lại kiến thức đã học tiết trước thông qua chơi trò chơi AI NHANH TAY HƠN. Hs nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, nếu đúng sẽ nhận được một phần quà. Câu 1. Em hãy cho biết tác dụng của lệnh sau: Câu 2. Em hãy cho biết tác dụng của lệnh sau: Câu 3. Em hãy cho biết tác dụng của lệnh sau: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 5. Các phép toán trên kiểu dữ liệu - Mục tiêu: Học sinh hiểu được phép toán trên mỗi kiểu dữ liệu xâu, số, logic trong lập trình scratch Cách thức tổ chức Nội dung Yêu cầu Hs hoạt động cá nhân đọc thông tin về Kiểu dữ liệu xâu kí tự (SHD_Tr 79) và trả lời câu hỏi: 5. Các phép toán trên kiểu dữ liệu ? Để tạo ra xâu kí tự mới từ hai hay nhiều xâu kí tự cho trước ta sử dụng phép toán nào? Hãy kéo thả phép toán đó sang cửa sổ lệnh. HS trả lời à Chia sẻ Gv nhận xét, kết luận Nghiên cứu thông tin mục kiểu dữ liệu số (SHD_Tr 79) 2' và cho biết kết quả của các phép toán sau: Đại diện cặp báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai và chốt kiến thức về các phép toán trong kiểu dữ liệu số Nghiên cứu thông tin mục kiểu dữ liệu logic (SHD_Tr 80) 2' và tính và giải thích kết quả của phép toán sau? Đại diện cặp báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai và chốt kiến thức về các phép toán trong kiểu dữ liệu logic Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 5b (SHD_Tr 80) 3' Đại diện cặp báo cáo à Hs khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai và chốt kiến a) Các kiểu dữ liệu * Kiểu dữ liệu xâu kí tự: Phép toán: Join * Kiểu liệu số (SHD_Tr 79) Phép toán Biểu thức Kết quả + 6+5 11 - 10-8 2 * 8*6 48 / 50/2 25 Làm tròn round(20.3) 20 round(20.5) 21 Lấy trị tuyệt đối abs of 9 9 abs of -9 9 Chia lấy dư 10 mod 3 1 Chia lấy phần nguyên floor of 10/3 3 * Kiểu dữ liệu logic Biểu thức Kết quả True vì hai biểu thức 10>9 và 15>8 đều đúng False vì 10<9 false mà phép toán and chỉ đúng khi tất cả các biểu thức đúng. True vì 15>8 là true mà phép toán OR chỉ false khi tất cả biểu thức false b) Chương trình kiểm tra số a là số chẵn hay số lẻ nhỏ hơn 10 - Các loại biểu thức: a mod 2: số a mod 2 = 0: logic a<10: logic C. LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hs biết được các phép toán trên mỗi kiểu dữ liệu Cách thức tổ chức Nội dung Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: chương trình nào sau đây thực hiện đúng nhiệm vụ kiểm tra một số nằm trong khoảng (1,9) hay không? 2 1 Đại diện nhóm báo cáo à Hs nhóm khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, sửa sai và chốt kiến thức. Hoạt động cặp đôi tạo và chạy chương trình C2 trang (SHD_Tr 81) Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi cần. Đại diện cặp báo cáo à Hs nhóm khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, đánh giá, sửa sai nếu có Hoạt động cặp đôi tạo và chạy chương trình giải bài toán tính quãng đường ô tô đi được sau t giờ với vận tốc v (km/h). Vận tốc và thời gian ô tô đi được nhập vào từ bàn phím. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi cần. Đại diện cặp báo cáo à Hs nhóm khác chia sẻ, phản biện. Gv nhận xét, đánh giá, sửa sai nếu có C. LUYỆN TẬP C1: Chương trình 1 2. Thực hành 1 2b (SHD_Tr 81) 3. Thực hành 2
Tài liệu đính kèm: