Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày khái niệm về biến.

- Hiểu cách khai báo biến, biết vai trò của biến trong lập trình.

- Nắm được khái niệm hằng.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biến trong chương trình.

2. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, hứng thú với học tập.

3: Định hướng năng lực cần phát triển cho HS:

- Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực giải quyết vấn đề

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính.

2. HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/10/2021
TÊN BÀI DẠY 
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Môn: Tin học; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Từ tiết 11-12)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Trình bày khái niệm về biến.
Hiểu cách khai báo biến, biết vai trò của biến trong lập trình.
Nắm được khái niệm hằng.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng biến trong chương trình.
2. Phẩm chất:
Nghiêm túc, hứng thú với học tập.
3: Định hướng năng lực cần phát triển cho HS:
Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực giải quyết vấn đề
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính.
2. HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu
a.Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b.Nội dung: Trò chơi, gợi mở
c.Sản phẩm: GV cho hs chơi trò chơi ai nhanh mắt.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
- Trình bày khái niệm về biến.
- Hiểu cách khai báo biến, biết vai trò của biến trong lập trình.
- Nắm được khái niệm hằng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biến trong chương trình.
Nội dung, tổ chức thực hiện và sản phẩm:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+ Hoạt động 1: 
Tìm hiểu biến trong chương trình.
Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình đó là biến nhớ.
- Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
? Biến dùng để làm gì. 
+ Hoạt động 2: 
Tìm hiểu cách khai báo biến.
- Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.
- Việc khai báo biến gồm: 
* Khai báo tên biến
* Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Ví dụ:
Var m,n: Integer;
S, diện tích: real;
Thongbao: Strinh;
Trong đó:
 Var ?
 M,n ?
S, dientich ?
Thongbao ?
Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.
+ Hoạt động 3: 
Tìm hiểu cách sử dụng biến trong chương trình.
Các thao tác có thể thực hiện với biến là:
- Gán giá trị cho biến
- Tính toán với giá trị của biến.
Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình thường có dạng như thế nào?
Hãy nêu ý nghĩa của các câu lệnh sau:
x:=12;
x:=y;
x:=(a+b)/2;
x:=x+1;
+ Hoạt động 4: 
Tìm hiều hằng trong chương trình.
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Ví dụ về khai báo hằng:
Const pi = 3.14;
Bankinh = 2;
Trong đó:
- Const ?
- pi, bankinh ?
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến.
- m,n: là biến có kiểu số nguyên.
- S, dientich: là các biến có kiểu số thực.
- thongbao: là biến kiểu xâu
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình có dạng:
Tên biến <= Biểu thức cần gán giá trị cho biến
- Gán giá trị số 12 vào biến nhớ x
- Gán giá trị đã lưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X
- Thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ a và b. Kết quả gán vào biến nhớ X.
- Tăng giá trị của biến nhớ X lên một đơn vị. Kết quả gán trở lại vào biến X.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Const: là từ khoá để khai báo hằng
- pi, bankinh: là các hằng được gán giá trị tương ứng là 3.14 và 2.
1. Biến là công cụ trong lập trình
Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
2. Khai báo biến
- Việc khai báo biến gồm: 
* Khai báo tên biến
* Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.
3. Sử dụng biến trong chương trình
Các thao tác có thể thực hiện với biến là:
- Gán giá trị cho biến
- Tính toán với giá trị của biến.
4. Hằng
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
3.Hoạt động luyện tập.
a.Mục tiêu: 
Củng cố lại kiến thức đã học.
b.Tổ chức thực hiện: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
c. Nội dung:
? Biến là gì?	
? Hãy nêu cách khai báo biến trong chương trình.
d.Sản phẩm:
Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
Khai báo biến: var : ;
4.Hoạt động vận dụng.
a.Mục tiêu: 
Củng cố lại kiến thức đã học.
b.Tổ chức thực hiện: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
c. Nội dung: Nhập vào 2 số a,b bất kỳ, tính tổng 2 số đó. Dự đoán sẽ cần bao nhiêu biến?
d.Sản phẩm
-Cần ít nhất 2 biến, tối đa 3 biến

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_8_bai_4_su_dung_bien_trong_chuong_tr.doc