I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng chống bệnh tật.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, trao đổi nhóm, trực quan.
III. PHƯƠNG TIỆN.
GV : - Đồ dùng dạy học.
HS : - Đồ dùng học tập .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ngày dạy: Lớp 8C:................................. Tiết 1 - Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên 2. Kỹ năng. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng chống bệnh tật. II. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, trao đổi nhóm, trực quan. III. PHƯƠNG TIỆN. GV : - Đồ dùng dạy học. HS : - Đồ dùng học tập . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. A. Ổn định (1’) B. Kiểm tra bài cũ: ko C. Bài mới. (3’) ? Chương trình sinh học 7 các em đã nghiên cứu những vấn đề gì? - Hs nêu khái quát chương trình sinh học 7. Gv: Giới thiệu sơ lược mục tiêu, nội dung chương trình sgk sinh học 8. Bài đầu tiên trước khi nghiên cứu về những kiến thức cơ bản cô cùng các em nghiên cứu bài mở đầu. Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên:(15’) Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs - Gv yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi sgk mục I (2,) - Cho HS đọc thông tin mục 1 sgk thảo luận nhóm bàn 3, trả lời câu hỏi: - Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên? - Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú?(hoàn thành bài tập). - Gv: điều khiển thảo luận nhóm và báo cáo. Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. - Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì? I. Vị trí của con người trong tự nhiên. - Hs liệt kê các nghành động vật đã học ( 8 ngành ). Lớp thú trong ngành đvcxs là lớp tiến hoá nhất - Đọc thông tin, trao đổi nhóm yêu cầu nêu được: + Trong tự nhiên con người xếp vào lớp thú, bộ linh trưởng + Đặc điểm chỉ có ở người là dặc điểm số 2, 3, 5, 7, 8. ( đại diện nhóm đánh dấu trên bảng phụ). - Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận. + Chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất. * Kết luận. - Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú. - Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 2, 3, 5, 7, 8 – SGK). - Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên. Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh:(12’) Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs - Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời : - Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì? - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời: - Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?lấy vd minh hoạ. - Gv chốt lại kiến thức sau mỗi câu hỏi. II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. - Cá nhân nghiên cứu £ trả lời câu hỏi - Quan sát tranh + thực tế " chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác. * Kết luận. - Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể " Bảo vệ cơ thể. - Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác: y học, tâm lí học, hội hoạ, thể thao... Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh:(10’) Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs - Yêu cầu HS nghiên cứu £ mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời: - Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? - Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp. - GV nhận xét chốt lại. III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh. - Cá nhân tự nghiên cứu £, trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - HS lấy VD cho từng phương pháp. * Kết luận. - Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái. - Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan. - Vận dụng kiến htức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể. D. Củng cố - đánh giá:(3’) - Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì? - Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và vệ sinh”. E. Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Kẻ bảng 2 vào vở. - Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú * Rút kinh nghiêm giờ dạy: - Ưu điểm:............................................................................................................... ................................................................................................................................. - Hạn chế:................................................................................................................ ................................................................................................................................. __________________________ Ngày dạy: Lớp 8C:................................. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Tiết 2 - Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cơ thể người. - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết tiết. 2. Kỹ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm, lắng nghe, phản hồi. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng. II. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, trao đổi nhóm, trực quan. III. PHƯƠNG TIỆN. GV : - Đồ dùng dạy học. HS : - Đọc trước nội dung bài . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. A. Ổn định (1’) B. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên? C. Bài mới. (1’) Gv: Nêu mục tiêu, nhiệm vụ chương 1. Bài đầu tiên trong chương cô cùng các em nghiên cứu khái quát cấu tạo cơ thể người. Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể. (17’) Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs - Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để thảo luận nhóm theo bàn 3, trả lời: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? - Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? -Dưới da là cơ quan nào? - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? - Gv điều khiển thảo luận nhóm, giúp Hs hoàn thiện kiến thức. (Gv sử dụng mô hình cơ thể người để Hs khai thác vị trí các cơ quan). GV. chốt lại. I. Cấu tạo. 1. Các phần cơ thể. - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Cơ thể người chia 3 phần: Đầu, thân, chi + Bao bọc cơ thể là da chức năng chính bảo vệ cơ thể. + Dưới da là cơ quan: Tuần hoàn, tiêu hoá + Khoang ngực ngăn cách khoang bụng bởi cơ hoành. + Cơ quan nằm trong khoang ngực:Tim, phổi. Nằm trong khoang bụng có: Thận, hệ tiêu hoá, cơ quan sinh dục - Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ xung. ( Hs lên chỉ trực tiếp trên mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể). * Kết luận. - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. - Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. - Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động). - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. Hoạt động 2: Các hệ cơ quan.(15’) Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs - Cho 1 Hs đọc to £ SGK và trả lời? - Thế nào là một hệ cơ quan? - Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm theo bàn 3, để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. - GV thông báo đáp án đúng. - Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? - So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Gv chốt lại kiến thức đúng. 2. Các hệ cơ quan. - 1 HS trả lời . Lớp nx rút ra kết luận. - HS Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. - Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận: - Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. - Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. * Kết luận. - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. - Các thành phần và chức năng: học theo bảng 2. Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Cơ và xương - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. - Tim và hệ mạch - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. - Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. - Vận động cơ thể - Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd, hấp thụ chất dd cung cấp cho cơ thể. - Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Bài tiết nước tiểu. - Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan. D. Củng cố - đánh giá:(5’) - Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan? - Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng: 1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là: a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau. c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng. 2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác. a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp. c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh. E. Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Ôn lại cấu tạo tế bào động vật. * Rút kinh nghiêm giờ dạy: - Ưu điểm:............................................................................................................... ................................................................................................................................. - Hạn chế:................................................................................................................ ................................................................................................................................. __________________________ Ngày dạy: Lớp 8C:................................. Tiết 3 - Bài 3: TẾ BÀO I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. 2. Kỹ năng. - Rèn kĩ năng quan sát tranh, rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm, trình bày, ... hủ yếu Điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế phản xạ (PXKĐK và PXCĐK) Trung ương điều khiển và điều hoà các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá Trung ương điều khiển và điều hoà trao đổi chất, điều hoà thân nhiệt Trung ương của PXCĐK. Điều khiển các hoạt động có ý thức, tư duy Điều hoà phối hợp các cử động phức tạp Trung ương của các PXKĐK về vận động và sinh dưỡng Bảng 66-5: Hệ thần kinh sinh dưỡng (Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết vì nội dung khó ) Cấu tạo Chức năng Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên Hệ thần kinh vận động Não, tuỷ sống Dây thần kinh não, dây thần kinh tuỷ Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương Hệ thần kinh sinh dưỡng Giao cảm Sừng bên tuỷ sống Hạch giao cảm: sợi trước hạch ngắn. Sợi sau hạch dài Có tác dụng đối lập trong điều khiển h oạt động của các cơ quan sinh dưỡng Đối giao cảm Trụ não, đoạn cùng tuỷ sống Hạch đối giao cảm : Sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn Bảng 66-7. Chức năng của các thành phần cấu tạo tai và mắt ( Chỉ hướng dẫn qua vì ở các bài cho ghi chép cụ thể chi tiết, giống nội dung ở bảng ) Các thành phần cấu tạo Chức năng Mắt - Màng cứng và màng giác. - Màng mạch: + Lớp sắc tố + Lòng đen, đồng tử - Màng lưới:+Tế bào que, tế bào nón + Dây thần kinh thị giác - Bảo vệ cầu mắt, cho ánh sáng đi qua. - Giữ cho cầu mắt hoàn toàn tối, không bị phản xạ ánh sáng. - Có khả năng điều tiết ánh sáng. - Tế bào nón thu nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc, tế bào que thu nhận kích thích ánh sáng yếu. - Dẫn truyền xung thần kinh từ các tế bào thụ cảm về trung ương. Tai - Vành tai - Ống tai - Màng nhĩ - Chuỗi tai xương - Ốc tai – cơ quan coocti - Vành bán khuyên - Hứng sóng âm. - Hướng sóng âm. - Khuếch đại âm. - Truyền rung động từ màng nhĩ vào màng cửa bầu. -Tiếp nhận kích thích sóng âm chuyển thành xung thần kinh truyền theo dây thần kinh về trung khu thính giác. - Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian. Bảng 66-8: Tuyến nội tiết ( Chỉ hướng dẫn chức năng chủ yếu của các hoocmôn lạ không có ở sgk (gạch chân), còn lại xem ở các bài trước, chỉ chữa ví dụ 1 vài hoocmôn ) Hoocmôn Tác dụng chủ yếu Tuyến yên 1. Thuỳ trước 2. Thuỳ sau - Tăng trưởng(GH) - TSH - FSH - LH - PrH - ADH - Ôxitôxin (OT) - Giúp cơ thể phát triển bình thường. - Kích thích tuyến giáp hoạt động. - Kích thích buồng trứng, tinh hoàn phát triển. - Kích thích gây rụng trứng, tạo thể vàng (ở nữ). - Kích thích tế bào kẽ sản xuất testôstêrôn. - Kích thích tuyến sữa hoạt động. - Chống đái tháo nhạt (chống đa niệu). - Gây co các cơ trơn, co tử cung. Tuyến giáp - Tirôxin - Điều hoà trao đổi chất. Tuyến tuỵ - Insulin - Glucagôn - Biến đổi Glucôzơ -> Glicôgen. - Biến đổi Glicôgen -> Glucôzơ. Tuyến trên thận: 1. Vỏ tuyến 2.Tuỷ tuyến - Alđôstêrôn - Cooctizôn - Anđrôgen - Ađrênalin và norađrênalin - Điều hoà muối khoáng trong máu. - Điều hoà glucôzơ huyết. - Thể hiện giới tính nam. - Điều hoà tim mạch, hô hấp, điều hoà glucôzơ huyết Tuyến sinh dục 1. Nữ 2. Nam 3. Thể vàng 4. Nhau thai - Ơstrôgen - Testôstêrôn - Prôgestêrôn - Hoocmon nhau thai - Phát triển giới tính nữ. - Phát triển giới tính nam. - Duy trì sự phát triển lớp niêm mạc tủe cung và kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH. - Tác động phối hợp với prôgesterôn của thể vàng trong giai đoạn 3 tháng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học 8 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở phần cuối trang 210 - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học qua các chương cho biết học xong chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh? - Gv nhận xét chốt lại đáp án. Nhấn mạnh cơ thể người là một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng: Hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. - Nếu còn thời gian cho học sinh trả lời câu hỏi trang 212. Nếu hết thời gian giao bài tập về nhà - Hs nêu được + Điều kiện thụ tinh: Trứng gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng về phía ngoài + Điều kiện thụ thai: Hợp tử bám vào thành tử cung và phát triển thành thai + Nêu được 3 nguyên tắc phòng tránh thai - Hs dựa vào kiến thức đã học nêu khái quát chức năng của các hệ cơ quan và nhấn mạnh + Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. + Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường. + Cơ quan sinh dục thực hiện chức năng đặc biệt là sinh sản bảo vệ nòi giống + Biết tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ. - Hs nghe ghi nhớ tự lấy ví dụ. - 1 vài học sinh trả lời (nếu cần) D. Củng cố - đánh giá:(2’) - Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm. - Nhận xét giờ ôn tập. E. Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài và Ôn lại các kiến thức các kt đã học. - Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ II. * Rút kinh nghiêm giờ dạy: - Ưu điểm:............................................................................................................... ................................................................................................................................. - Hạn chế:................................................................................................................ ................................................................................................................................. ____________________________ Ngày dạy: Lớp 8A:............................... Lớp 8B:................................. Lớp 8C:................................. Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS được tái hiện tổng hợp các kiến thức đã học trong học kì II. - Đánh giá tổng kết độ đạt được của học sinh trong học kỳ II. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tự học cho hoc sinh. - Rèn kỹ năng phân tích, tư duy loogic. 3. Thái độ. - Nghiêm túc trong kiểm tra. II. Hình thức kiểm tra. - Kết hợp cả hai hình thức TNKQ : 30% TL: 70% III. Ma trận đề kiểm tra. Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương 7 3 tiết Cấu tạo chức năng của HBT Vệ sinh HBT nước tiểu 10%= 1đ 50%= 0,5đ 50%=0,5đ 1 đ 100% Chương 8 2 tiết Chức năng của da Cấu tạo của da 1đ =10% 50%=0,5đ 50%=0,5đ 1 đ 100% Chương 9 12 tiết Cấu tạo của HTK Chức năng thu nhận sóng âm Phản xạ có điều kiện là gì Biện pháp vệ sinh tai Cho ví dụ 4,5đ= 45% 11%= 0,5đ 55%= 2,5đ 34%= 1,5đ 4,5 đ 100% Chương 10 5 tiết Chức năng nội tiết Chức năng của tuyến giáp Vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất 2,5đ = 25% 0,5đ= 20% 40%=1đ 40%= 1đ 2,5đ 100% Chương 11 4 tiết Trình bày các nguyên tắc tránh thai 1đ = 10% 100%=1đ 1đ 100% Tổng số câu Tổng số điểm TL % 4 câu 2đ 20% 1câu 1đ 10% 2 câu 1 đ 10% 1,5 câu 3,5đ 35 % 1,5 câu 2,5 đ 25% 10 câu 10 đ 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA. A.TRẮC NGHIỆM. (3 đ) *Khoanh tròn trước câu trả lời đúng. Câu1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm : a.Thận, cầu thận,nang cầu thận,bóng đái b.Thận, ống đái,nang cầu thận, bóng đái c.Thận, cầu thận, ống dẫn nước tiểu,bóng đái d.Thận, ống đái,ống dẫn nước tiểu, bóng đái Câu 2-Nhịn đi tiểu lâu có hại vì: a.Dễ tạo sỏi, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. b.Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục. c.Dễ tạo sỏi và có thể gây viêm bóng đái. d.Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. Câu3- Các chức năng của da là : a.Bảo vệ, cảm giác và vận động b.Bảo vệ, điều hòa thân nhiệt và vận động c.Bảo vệ , cảm giác, điều hòa thân nhiệt và bài tiết d.Bảo vệ, vận động, điều hòa thân nhiệt và bài tiết Câu4- Cấu tạo của da gồm : a.Lớp biểu bì, lớp bì và lớp cơ. b.Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ. c.Lớp bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ d.Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Câu 5- Cơ quan điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể là: a.Trụ não b. Tiểu não c.Não trung gian d. Đại não Câu 6- Chức năng nội tiết của tuyến tụy là: a.Tiết glucagon, biến glicogen thành glucozo và dich tụy đổ vào tá tràng b.Nếu đường huyết cao sẽ tiết Isulin, biến glucozo thành glicogenvaf dich tụy đổ vào tá tràng c.Nếu đường huyết thấp sẽ tiết glucagonbieens glicogen thành glucozovà nếu đường huyết cao sẽ tiết Isulin, biến glucozo thành glicogen d.Tiết Isulin, biến glucozo thành glicogen, tiết glucagon, biến glicogen thành glucozo và dịch tụy đổ vào tá tràng B. TỰ LUẬN . ( 7 đ) Câu 1. Nêu chức năng thu nhận sóng âm của tai? Biện pháp vệ sinh tai ? Câu 2. Phản xạ có điều kiện là gì ? Cho ví dụ. Câu 3. Chức năng của tuyến giáp là gì ? Vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất ? Câu 4. Trình bày các nguyên tắc tránh thai ? V. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A. Trắc Nghiệm ( 3đ) Mỗi câu đúng chấm 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A C D B D B. Tự luận (7đ) Câu Nội dung Điểm 1 * Chức năng thu nhận sóng âm : Sóng âm màng nhĩ chuỗi xương tai cửa bầu dục Nội dịch cơ quan coocti vùng thính giác Ngoại dịch * Biện pháp vệ sinh tai: + Rửa tai bằng tăm bông + Trẻ em giữ vệ sinh tránh viêm họng + Tránh tiếng ồn 1,5 1 2 - Phản xạ CĐK là PX được hình thành trong đời sống cá thể, kết quả của học tập rèn luyện. VD Đi nắng phải đội mũ. (0,5đ) ( Nếu HS lấy VD khác nhưng đúng vẫn cho điểm) 0,5 0,5 3 - Chức năng tuyến giáp + Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể + Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò điều hòa trao đổi Canxi và Phootpho trong máu - Vì sao tuyến yên là tuyến quan trọng nhất: Vì tuyến yên tiết các hoocmon kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác 0,5 0,5 1 4 - Các nguyên tắc tránh thai: + Ngăn trứng chín và rụng + Tránh không để tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh 0,5 0,5 0,5 IV. Tiến trình kiểm tra. 1. Ôn định. (1p) 2. Kiểm tra. (43p) 3. Nhận xết tiết kiểm tra. (1p) * Rút kinh nghiêm giờ dạy: - Ưu điểm:............................................................................................................... ................................................................................................................................. - Hạn chế:................................................................................................................ ................................................................................................................................. _______________________
Tài liệu đính kèm: