Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn.

 - Trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học( chủ yếu biến đổi cơ học) và hóa học( trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).

 - Nêu được vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.

 - Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.

 2. Kỹ năng

 - Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.

 - Tư duy tổng hợp lôgic.

 - Hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

 - Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.

 - Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt

II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Sách giáo khoa, giáo án.

 - Hình ảnh và clip trên Powerpoint .

2.Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 2458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/ 11 / 2011
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
BÀI 24 (Tiết 25): TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn.
 - Trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học( chủ yếu biến đổi cơ học) và hóa học( trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).
 - Nêu được vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.
 - Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.
 2. Kỹ năng
 - Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.
 - Tư duy tổng hợp lôgic.
 - Hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
 - Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt 
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Sách giáo khoa, giáo án.
 - Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
 - Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt
Câu 2 : Trình bày phương pháp ấn lồng ngực
3. Bài mới: 32’
 Đặt vấn đề : Ở chương trước các em đã được biết hô hấp có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống. Không có sự thở sẽ không có sự sống. Chúng ta không thể nín thở trong vòng 2 phút nhưng chúng ta có thể nhịn ăn 2 ngày. Một câu hỏi đặt ra: Có phải chúng ta không ăn mà vẫn tồn tại được hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo: Chương V: Tiêu hóa.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
16p
16p
Hoạt động 1
THỨC ĂN VÀ SỰ TIÊU HÓA
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về những đồ ăn hằng ngày của con người, yêu cầu quan sát và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn. Vậy thức ăn đó thuộc loại chất nào ?
HS: Lipit, gluxit, protein, chất xơ
GV: Ghi nhanh những loại thức ăn mà HS nêu lên bảng và chia thành 2 nhóm đó là chất hữu cơ và chất vô cơ.
- Các HS khác theo dõi bổ sung
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận theo nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK.
GV: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? 
HS: Vitamin, nước, muối khoáng
GV: Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?
HS: Gluxit, lipit, protein
GV: Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
HS: Ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải bã
GV: Hoạt động tiêu hóa nào quan trọng nhất ?
HS: Hoạt động tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất.
GV: Vai trò của tiêu hóa thức ăn ?
HS: Vai trò: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Hoạt động 2
CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
 GV: Chiếu hình 24.3 chỉ có mũi tên chỉ vào các cơ quan nhưng chưa có phần chú thích, yêu cầu học sinh quan sát hình và chỉ ra các cơ quan tiêu hóa ở người.
HS: Khoang miệng, răng, lưỡi, họng, các tuyến nước bọt
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 24
HS:
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( ruột non, ruột già).
Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến vị, tuyến ruột ...
I. Thức ăn và sự tiêu hóa
- Thức ăn gồm chất hữu cơ (gluxit, lipit, protein, vitamin, axitnucleic) và vô cơ (nước, muối khoáng).
- Hoạt động tiêu hóa gồm: Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn (biến đổi lý học, tiết dịch tiêu hóa, biến đổi hóa học), hấp thụ chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
- Vai trò của tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
II. Các cơ quan tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dầy, ruột ( ruột non, ruột già).
- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến vị, tuyến ruột ...
IV. Kiểm tra đánh giá: 5’
 - Hoạt động tiêu hóa nào quan trọng nhất ?
 - Hãy chỉ ra các cơ quan tiêu hóa ở người ?
V . Dặn dò: 2’
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập.
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - Xem trước bài mới.
 - Cần chuẩn bị: Kẻ bảng 25 vào vở bài tập và trả lời trước các câu hỏi có ở các mục trong bài.
 - GV: Nhận xét lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 25.doc