Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Xác định được những yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.

- Mô tả được cơ chế quá trình đông máu,

- Giải thích được nguyên tắc truyền máu, từ đó vẽ được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Xác định được mình có thể cho và nhận những loại máu nào.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát tranh dạng sơ đồ.

- Kỹ năng hợp tác lắng nghe, kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp

 

docx 6 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
BÀI 15. ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được những yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.
- Mô tả được cơ chế quá trình đông máu,
- Giải thích được nguyên tắc truyền máu, từ đó vẽ được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Xác định được mình có thể cho và nhận những loại máu nào.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát tranh dạng sơ đồ.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe, kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, chống mất máu.
- Thực hành xử lý khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh
4. Năng lực cần đạt được: 
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức đông máu, truyền máu, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát sơ đồ 
II. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
Đóng vai; Tranh luận
Hỏi chuyên gia
 - Vấn đáp – Tìm tòi
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. GV
- KHDH, Chuẩn bị tranh phóng to tr. 48, 89 SGK. Bảng phụ ghi đáp án PHT
Phiếu học tập (Đáp án) Tìm hiểu về hiện tượng đông máu
Tiêu chí
Nội dung
Khái niệm
- Đông máu là hiện tượng hình thành khối đông máu hàn kín vết thương
Hiện tượng
- Khi bị tương đứt mạch máu -> máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương.
Cơ chế
(CKT ko yêu cầu nêu cụ thể)
 Tế bào máu -> Tiểu cầu vỡ -> Giải phóng
 Enzim
Máu 
Chảy
 Huyết tương -> Chất sinh tơ máu Đông máu
Vai trò
Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương
2. HS
- Nhóm chuyên gia (3 bạn) dưới sự phân công cụ thể của GV, tìm hiểu về các nhóm máu ở người.
- Nhóm đóng vai (4-5 bạn) phân vai cụ thể (bác sĩ, bệnh nhân, người nhóm máu O-A-B-AB) tự thảo luận và xây dựng kịch bản về nội dung các nguyên tắc truyền máu.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu?
3. Bài mới
3.1. Hình thành kiến thức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
GV đặt vấn đề: Trong lịch sử phát triển y học, từ lâu con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong, đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại. Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào? 
- HS lắng nghe và đưa ra nhận định ban đầu.
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
3.2. Hình thành kiến thức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐÔNG MÁU
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 (SGK), hoàn thành PHT.
- Thời gian thảo luận: 3 phút
- Hết thời gian, đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chữa bằng cách:
+ Các nhóm trình bày bồ sung lẫn nhau. 
+ Chiếu phiếu học tập của HS rồi bổ sung hoàn thiện.
- Sau đó, GV chiếu phiếu học tập chuẩn kiến thức để HS tự theo dõi và hoàn thiện kiến thức.
- GV khắc sâu nội dung “Cơ chế đông máu” bằng trò chơi TIẾP SỨC:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và hoàn thành:
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn mô tả cơ chế đông máu:
Sự đông máu liên quan đến hoạt động của (1).....là chủ yếu. (2)......bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành (3)......bịt tạm thời vết rách. Giải phóng (4) để biến (5).......(trong (6).....) thành (7)......Tơ máu kết mạng lưới ôm giữa các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Mỗi nhóm gồm 7 HS, xếp thành 1 hàng dọc.
- GV hô bắt đầu, Lần lượt các bạn theo thứ tự sẽ lên bảng hoàn thành 1 chỗ trống. Sau khi xong di chuyển về cuối hàng. Cứ liên tục như vậy cho đến khi hoàn thành xong tất cả 7 chỗ trống.
- HS còn lại làm nhiệm vụ giám khảo. Nhận xét và đánh giá sự chiến thắng của các đội.
- HS thảo luận theo nhóm
- HS tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK kết hợp hình vẽ, phân tích kiến thức.
- Trao đổi nhóm để đưa ra nội dung thống nhất ghi trong phiếu học tập.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau.
- HS ghi nhớ và chuẩn hóa kiến thức.
- HS tìm hiểu kĩ sơ đồ về cơ chế truyền máu.
- Các HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi
- HS tiến hành chơi trò chơi.
- HS còn lại trong lớp cổ vũ và với vai trò như giám khảo để theo dõi 2 đội chơi.
- Giám khảo sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá dựa theo tiêu chí:
+ Thời gian hoàn thành
+ Mức độ chính xác kiến thức
+ Có phạm luật chơi hay khônh
- HS hoàn thiện kiến thức.
I. Đông máu
ĐÁP ÁN
PHIẾU HỌC TẬP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
- GV yêu cầu HS quan sát nội dung:
+ Cách tiến hành thí nghiệm của Lanstayno.
+ Kết quả thí nghiệm
+ Giải thích thí nghiệm: Lý do tại sao hiện tượng hồng cầu kết dính và không bị kết dính.
- GV mời Nhóm “Chuyên gia” lên hoạt động.
- GV sẽ thu thập các câu hỏi của các bạn HS phía dưới lớp để nhóm chuyên gia giải đáp.
- Trong trường hợp, nhóm chuyên gia giải đáp chưa chính xác/ chưa giải đáp được các câu hỏi thì GV sẽ là người giải đáp các thắc mắc cũng như việc chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu.
*GV chuyển ý: Vậy khi truyền máu thì chúng ta tuân thủ quy tắc nào?
- GV mời sự chuẩn bị của nhóm “Đóng vai” lên trình bày ý tưởng hoạt động thông qua tiểu phẩm ngắn.
- Yêu cầu hoạt động nhóm:
+ Nêu bật được nội dung muốn truyền đạt
+ Sự kết nối/ logic khi xây dựng kịch bản.
+ Tạo ra những tình huống giả định và yêu cầu các bạn trong lớp giải quyết.
Ví dụ: Máu có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
-Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?
- Máu có nhiễm tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV ...) có thể đem truyền cho người khác không? Vì sao?
- GV đặt câu hỏi: Vậy nguyên tắc truyền máu là gì?
- GV đánh giá sự hoạt động nhóm và chuẩn hóa kiến thức.
- GV giảng giải: Việc áp dụng các nguyên tắc truyền máu trong trường hợp cụ thể nào?
- GV quay lại vấn đề đặt vấn đề (Đầu bài), yêu cầu HS giải quyết vấn đề đó.
- GV: Khi bị chảy máu, điều đầu tiên cần giải quyết là?
- Nhóm chuyên gia lên trình bày với sự chuẩn bị trước ở nhà
(có thể sử dụng hình vẽ hoặc các dụng cụ trực quan) 
- Hoạt động nhóm chuyên gia:
+ Trình bày về cách tiến hành, kết quả và giải thích thí nghiệm.
+ Giải đáp các câu hỏi thắc mắc cùa các bạn HS trong lớp.
- Các HS còn lại tập trung theo dõi, đưa ra các câu hỏi cá nhân xung quanh vấn đề “ các nhóm máu và đặc điểm các nhóm máu”
- HS ghi nhớ kiến thức và hoàn thiện nội dung vào trong vở.
- HS vận dụng kiến thức vừa được tìm hiểu và lên bảng hoàn thành.
- HS giải thích được lý do chọn mối quan hệ cho – nhận đó.
- HS lắng nghe.
- Nhóm đóng vai đã được sự phân công của GV và tự thảo luận việc xây dựng kịch bản. 
Bối cảnh: Bệnh viện. Có bác sĩ và các người bệnh mang các nhóm máu khác nhau (A,O, B, AB) 
- HS còn lại quan sát và hình thành kiến thức. 
- HS dựa vào kiến thức phần trên, lập luận và cùng nhau thảo luận giải quyết các vấn đề nhóm “đóng vai” đưa ra.
+ Không, vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
+ Có, vì không gây kết dính hồng cầu.
- Không.
- HS tự tổng hợp kiến thức và rút ra được nguyên tắc truyền máu.
- HS suy nghĩ cá nhân: hoạt động hiến máu nhân đạo, xét nghiệm máu,..
- HS vận dụng kiến thức bài học và trả lời.
II. Các nguyên tắc truyền máu
1. Các nhóm máu ở người.
- Kết luận: ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O.
- Sơ đồ “ Mối quan hệ cho nhận và nhận giữa các nhóm máu”
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
- Khi truyền máu cần tuân theo nguyên tắc.
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
3.3. Luyện tập
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP
GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?
A. Cl-      	B. Ca2+	C. Na+      	D. Ba2+
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.
B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.
D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
Câu 3. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?
A. Nhóm máu O	B. Nhóm máu A	C. Nhóm máu B	D. Nhóm máu AB
Câu 4. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?
A. AB	B. O	C. B	
Câu 5. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?
A. Hồng cầu	B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu	D. Tất cả các phương án còn lại
ĐÂP ÁN
1.B
2.C
3.A
4.A
5.C
3.4. Vận dụng
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm , trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ở người, khi số lượng tiểu cầu quá ít (<35000/ml máu), máu sẽ khó đông khi bị chảy máu? (Máu khó đông có thể khiến cơ thể tử vong?
+ Khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện
Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng một enzim. Enzim này cùng với ion Ca++ làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông
3.5. Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
- GV giao BTVN
BT. Lấy máu của bốn bạn: Trung, Dũng, Hùng, Long mỗi người một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu). Sau đó, cho hồng cầu và huyết tương của các bạn trộn lẫn với nhau, ta thu được kết quả:
Trung
Hùng
Dũng
Long
Trung
-
-
-
-
Hùng
+
-
+
+
Dũng
+
-
-
+
Long
+
-
+
-
+: Hồng cầu bị ngưng kết: (-): Hồng cầu không bị ngưng kết 
a.Xác định nhóm máu của 4 bạn trên?
b. Nếu bạn Long bị mất máu thì bạn nào có thể cho bạn Long máu? Vì sao?
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK- Tr 50.
- Đọc mục “Em có biết” trang 50.
- Xem trước bài « Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết »
+ Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ và phân hệ lớn
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_bai_15_dong_mau_va_nguyen_tac_truyen.docx