Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 4 - Phan Đức Linh - Trường THCS Đức Hạnh

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 4 - Phan Đức Linh - Trường THCS Đức Hạnh

HĐ1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

? Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?

HS: (Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên).

? Tại sao nói vật đó chuyển động?

HS: (Khi có vị trí thay đổi so với vật khác).

? Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?

HS: Trả lời.

GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.

? Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?

HS: Trả lời.

GV: Kết luận:

GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?

HS: (Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường).

? Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?

HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc. VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.

GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn. I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

 Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động.

- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.

 Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.

 Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 4 - Phan Đức Linh - Trường THCS Đức Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1: Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Ngày soạn:......................................
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.
- Học sinh nêu được tính tương đối của chuyển động
- Học sinh nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.
2. Kĩ năng.
- Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
3. Thái độ.
- Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật trong quá trình nhìn nhận sự vật.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
III. CHUẨN BỊ
* Cho cả lớp:
Tranh vẽ hình 1.2, 1.4, 1.5. Phóng to thêm để học sinh rõ. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ .
* Cho mỗi nhóm HS:
1 xe lăn, 1 khúc gỗ, 1 con búp bê, 1 quả bóng bàn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
GV đặt tình huống vào bài như SGK.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
15'
HĐ1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
? Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
HS: (Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên).
? Tại sao nói vật đó chuyển động?
HS: (Khi có vị trí thay đổi so với vật khác).
? Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?
HS: Trả lời.
GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
? Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận:
GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?
HS: (Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường). 
? Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc. VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
 Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
 Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.
 Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.
10'
HĐ2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.
? So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
HS: Trả lời.
? So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn HS trả lời .
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu HS tìm 1 số VD minh họa cho .
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 Hành khách chuyển động với nhà ga vì nhà ga là vật làm mốc. 
 So với tàu thì hành khách đứng yên vì lấy tàu làm vật làm mốc tàu chuyển động cùng với hành khách.
 (1) So với vật này
 (2) Đứng yên.
 (Tùy HS).
 Trái đất chuyển động còn mặt trời đứng yên.
5'
HĐ3: Một số chuyển động thường gặp.
GV: Cho HS đọc SGK và nêu 1 số chuyển động thường gặp.
HS: Đọc SGK và trả lời.
GV: Treo hình vẽ và vĩ đạo chuyển động và giảng cho học sinh rõ.
Yêu cầu HS tìm 1 số VD về chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
HS: Thực hiện.
III. Một số chuyển động thường gặp.
 (Tùy HS).
10'
HĐ4: Vận dụng.
GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 lên bảng. Cho HS thảo luận 
HS: Quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời .
GV: Cho HS đọc và thảo luận:
? Theo em thì câu nói ở câu đúng hay không?
HS: Trả lời.
IV. Vận dụng.
 Ô tô đứng yên so với người lái, ôtô chuyển động so với trụ điện. 
 Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
4. Củng cố. (3')
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- Cho HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
5. Hướng dẫn về nhà. (1')
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc trước bài 2: Vận tốc.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Bài 2. VẬN TỐC
Ngày soạn:......................................
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo vận tốc.
- Nắm vững công thức tính vận tốc.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng được công thức v = .
3. Thái độ.
- Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2.1 SGK.
	Tranh vẽ hình 2.2 SGK.
- HS: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ra bảng lớn bảng 2.1 và 2.2 SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. (5')
? Hãy nêu phần kết luận bài: Chuyển động cơ học?
Ta đi xe đạp trên đường thì ta chuyển động hay đứng yên so với cây cối? Hãy chỉ ra vật làm mốc.
3. Bài mới.
GV mở bài như SGK.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Vận tốc là gì?
GV: Treo bảng phụ phóng lớn bảng 2.1 lên bảng.
HS: Quan sát.
GV: Các em thảo luận và điền vào
 cột 4 và 5.
HS: Thảo luận.
? Làm thế nào để biết ai nhanh hơn, ai chậm hơn?
HS: Ai chạy với thời gian ít nhất thì nhanh hơn, ai có thời gian chạy nhiều nhất thì chậm hơn.
GV: cho HS xếp hạng vào cột 4.
? Hãy tính quãng đường HS chạy được trong 1 giây? 
HS: Ta lấy quãng đường chạy chia cho thời gian chạy.
GV: Cho HS lên bảng ghi vào cột 5.
? Như vậy Quãng đường/1s là gì?
GV: Nhấn mạnh: Quãng đường chạy trên 1s gọi là vận tốc.
GV: Cho HS thảo luận và trả lời C3
HS: Thực hiện.
GV: Chốt lại.
I. Vận tốc là gì?
 Ai có thời gian chạy ít nhất là nhanh nhất, ai có thời gian chạy nhiều nhất là chậm nhất.
 Dùng quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy được.
(1) Nhanh (2) Chậm
(3) Quãng đường (4) đơn vị
HĐ2: Công thức tính vận tốc.
GV: Cho HS đọc phần này và cho HS ghi phần này vào vở.
HS: Thực hiện.
II. Công thức tính vận tốc.
Trong đó: 
- v là vận tốc
- S là quãng đường đi được
- t là thời gian đi hết quãng đường đó.
HĐ3: Đơn vị vận tốc.
GV: Treo bảng 2.2 lên bảng.
Yêu cầu HS điền đơn vị vận tốc vào dấu 3 chấm.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Giảng cho HS phân biệt được vận tốc và tốc kế.
? Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp 10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của chúng ta, cái nào là tốc kế.
HS: Thực hiện.
GV: cho HS thảo luận .
HS: thảo luận 2 phút, sau đó 1 HS lên bảng tóm tắt và giải .
GV: Nhận xét, cho HS thảo luận và lên bảng trình bày bài giải.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS giải .
HS: Lên bảng thực hiện.
III. Đơn vị vận tốc.
- Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s) hay kilômet/giờ (km/h).
Đơn vị độ dài
m
m
km
km
cm
Đơn vị TG
s
phút
h
s
s
Đơn vị vận tốc
m/s
m/phút
km/h
km/s
cm/s
 - Vận tốc ôtô = vận tốc tàu hỏa
Vận tốc xe đạp nhỏ hơn.
 Tóm tắt: t=1,5h; s= 81 km.
Tính v = ? km/h, m/s.
Giải:
Áp dụng: 
v = = = 54 (km/h) = 15 (m/s).
 Tóm tắt: t = 40phút = 2/3h,
v= 12km/h. Tính S = ? km.
Giải:
Áp dụng CT: v = 
=> S = v.t = = 8 (km).
 Tóm tắt: v = 4km/h; t =30phút = .
Tính s =?
Giải:
Áp dụng: v = 
=> s= v .t = = 2 (km).
4. Củng cố. (3')
- Hệ thống lại cho học sinh những kiến thức chính.
- HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
5. Hướng dẫn về nhà. (1')
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT.
- Đọc trước bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Ngày soạn:......................................
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
2. Kĩ năng.
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
3. Thái độ.
- Tích cực, ổn định, tập trung và có hứng thú trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng vắn tắt các bước thí nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.
- HS: Một máng nghiêng, một bánh xe, một bút dạ để đánh dấu, một đồng hồ điện tử.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. (5')
? Phát biểu kết luận của bài Vận Tốc.
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
15'
HĐ1: Định nghĩa.
GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu trong 3'.
HS: Tiến hành đọc.
? Chuyển động đều là gì?
HS: Trả lời: như ghi ở SGK.
GV: Hãy lấy VD về vật chuyển động đều?
HS: Kim đồng hồ, trái đất quay
? Chuyển động không đều là gì?
HS: trả lời như ghi ở SGK.
GV: Hãy lấy VD về chuyển động không đều?
HS: Xe chạy qua một cái dốc 
? Trong chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm VD hơn?
HS: Chuyển động không đều.
GV: Cho HS quan sát bảng 3.1 SGK và trả lời câu hỏi: Trên quãng đường nào xe lăng chuyển động đều và chuyển động không đều?
HS: trả lời.
GV: Cho HS đọc và chọn đáp án đúng.
HS: Thực hiện.
I. Định nghĩa.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
 Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều.
Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường còn lại là chuyển động đều.
 a) là chuyển động đều.
 b) c) d) là chuyển động không đều.
10'
HĐ2: Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
GV: Cho HS đọc thông báo trong SGK.
HS: Đọc.
GV: Dựa vào bảng 3.1 em hãy tính độ lớn vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường A và D.
HS: Trả lời.
? Trục bánh xe chuyển động nhanh hay chậm đi?
HS: Trả lời.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
 VAB = 0,017 m/s
 VBC = 0,05 m/s
 VCD = 0,08m/s.
- Trục bánh xe chuyển động nhanh lên.
15'
HĐ3: Vận dụng.
GV: Cho HS thảo luận .
HS: Thảo luận trong 3 phút.
? Em hãy lên bảng tóm tắt và giải thích bài này?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho HS thảo luận 
HS: Thảo luận trong 2 phút.
? Em nào lên bảng tóm tắt và giải bài này?
GV: Hướng dẫn: .
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Các em khác làm vào nháp.
GV: Một đoàn tàu chuyển động trong 5 giờ với vận tốc 30 km/h. Tính quãng đường tàu đi được?
HS: Lên bảng thực hiện .
GV: Cho HS thảo luận và tự giải.
III. Vận dụng.
 Là CĐ không đều vì ô tô chuyển động lúc nhanh, lúc chậm.
50km/h là vận tốc trung bình
 Tóm tắt:
S1 = 120m, t1 = 30s
S2 = 60m, T2 = 24s
vtb1 = ?; vtb2 = ?; vtb = ?
Giải:
 (m/s).
 (m/s).
 (m/s). 
 S = v.t = 30 .5 = 150 (km).
4. Củng cố. (3')
- Hệ thống lại những kiến thức của bài: HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
- Hướng dẫn HS giải bài tập 3.1 SBT:
Phần 1: Câu C.	Phần 2: Câu A.
5. Hướng dẫn về nhà. (1')
- Học thuộc định nghĩa và cách tính vận tốc trung bình.
- Làm BT 3.2; 3.3; 3.4 SBT tr 6,7.
- Đọc trước bài 4: Biểu diễn lực.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Bài 4. BIỂU DIỄN LỰC
Ngày soạn:......................................
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được VD về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
2. Kĩ năng.
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3. Thái độ.
- Tích cực, ổn định, tập trung và có hứng thú trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
III. CHUẨN BỊ
- GV: 6 bộ TN, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thổi sắt.
- HS: Đọc trước bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. (5')
? Thế nào là chuyển động đều? thế nào là chuyển động không đều? Nêu ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều?
3. Bài mới.
Chúng ta đã biết khái niệm về lực. Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? Để hiểu rõ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 4: Biểu diễn lực.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
10'
HĐ1: Ôn lại khái niệm lực.
GV: Gọi HS đọc phần I SGK.
HS: Thực hiện.
? Lực có tác dụng gì?
HS: Làm thay đổi chuyển động.
GV: Quan sát hình 4.1 và hình 4.2 em hãy cho biết trong các trường hợp đó lực có tác dụng gì?
HS: Trả lời.
I. Ôn lại khái niệm lực.
 - H.4.1 Lực hút của Nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh hơn.
H.4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng.
15'
HĐ2: Biểu diễn lực.
? Em hãy cho biết lực có độ lớn không? Có chiều không?
HS: Có độ lớn và có chiều.
GV: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có chiều là đại lượng vectơ.
? Như vậy lực được biểu diễn như thế nào?
HS: Nêu phần a ở SGK.
GV: Vẽ hình lên bảng cho HS quan sát.
? Lực được kí hiệu như thế nào?
HS: Nêu phần b SGK.
GV: Cho HS đọc VD ở SGK.
HS: Đọc.
GV: Giảng giải cho HS hiểu rõ hơn ví dụ này.
II. Biểu diễn lực.
1. Lực là 1 đại lượng véctơ.
- Lực có độ lớn, phương và chiều.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực.
a) Biểu diễn lực:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật.
- Chiều theo mũi tên là hướng của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực.
b) Kí hiệu về lực:
- Véctơ lực được kí hiệu là .
- Cường độ lực được kí hiệu là F.
* Ví dụ: (SGK - 16)
13'
HĐ3: Vận dụng.
GV: Cho HS đọc .
HS: Đọc và thảo luận 2 phút.
GV: Em hãy lên bảng biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N) 
HS: Thực hiện.
GV: Hãy biểu diễn lực kéo 15000N theo phương ngang từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000N?
HS: Thực hiện.
? Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố ở hình 4.4.
HS: Nghiên cứu kỹ và trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại.
3. Vận dụng.
A
B
5000N
10N
 a) F1: Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Cường độ 
F1 = 20N.
b) F2 : điểm đặt B phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2= 30N.
c) F3: điểm đặt C, phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Chiều dưới lên cường độ F3 = 30N.
4. Củng cố. (5')
- Ôn lại những kiến thức chính cho HS nắm.
- Cho HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
- Hướng dẫn HS làm BT 4.1 SBT tr8: Đáp án đúng là D.
5. Hướng dẫn về nhà. (1')
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập: 4.2; 4.3; 4.4; 4.5 SBT tr 8.
- Đọc trước bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 8 - Ky I (T1-4).doc