TIẾT 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG
A- Mục tiêu bài học
- HS nắm được khái niệm Trường từ vựng, nắm được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.
- Rèn luyện cho HS : kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói và viết.
B- Đồ dùng – phương tiện
- GV: bảng phụ hoặc máy chiếu.
- HS: Học bài, xem trước bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
1- ổn định
2- Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? cho ví dụ?
- Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ ngữ sau; Vật nuôi, gia súc, gia cầm, trâu , bò, mèo.
Ngày dạy: 01. 9 .09 Tiết 7 Trường từ vựng A- Mục tiêu bài học - HS nắm được khái niệm Trường từ vựng, nắm được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. - Rèn luyện cho HS : kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói và viết. B- Đồ dùng – phương tiện - GV: bảng phụ hoặc máy chiếu. - HS: Học bài, xem trước bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động 1- ổn định 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? cho ví dụ? - Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ ngữ sau; Vật nuôi, gia súc, gia cầm, trâu , bò, mèo.... 3- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1: GTB: ở bài học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ chúng ta đã thấy nghĩa của từ ngữ có mối quan hệ bao hàm nhau. Vậy vẫn xét về nghĩa nào đó chúng ta gọi là gì? Quan hệ của chúng ra sao? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm HS đọc đoạn văn trích" Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng trên máy chiếu. HS chú ý các từ in đậm. H: đoạn văn trích trong văn bản nào? H: Chủ đề của đoạn văn là gì? -Cảm nhận của Hồng về mẹ khi được nằm trong lòng mẹ. H: Các từ in đậm trong đoạn văn dùng để chỉ đối tượng nào? H: Các từ trên có nét nghĩa chung nào? H: Hãy tìm thêm các từ chỉ bộ phận con người? (tóc, răng, mũi, cổ tay,bắp tay, bàn tay, bàn chân...) Bài tập nhanh: Cho nhóm từ: cao, thấp, gầy, béo, lùn, lêu nghêu......Nếu dùng nhóm từ này để miêu tả thì trường từ vựng của nhóm từ này là gì? - chỉ hình dáng con người GV: Tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa, ta gọi tập hợp đó là trừơng từ vựng. Ví dụ trường từ vựng chỉ bộ phận con người, chỉ hình dáng con người. H: Vậy em hiểu trường tự vựng là gì? - Học sinh đọc phần ghi nhớ. Cho ví dụ các từ: Lòng đen, lòng trắng, cận thị, viễn thị, lông mi nhìn, trông.. H: Hãy xếp các từ đã cho vào các trường từ vựng hợp lý? H: Các từ vựng em vừa tìm như: bộ phận của mắt, hoạt động của mắt, bệnh về mắt có thể nằm trong trường từ vựng nào? - Trường từ vựng mắt =>Gv : Như vậy một trường từ vựng có .....-> H: Em có nhận xét gì về từ loại của các từ thuộc trường từ vựng mắt? -có động từ, danh từ, tính từ-> GV: ở đây cần lưu ý trong trường từ vựng các từ có thể khác nhau về từ loại. nhưng trong cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ các từ phải cùng từ loại. VD: giáo viên : Thầy giáo, cô giáo (không thể có : dạy...) H: Theo dõi VD trong SGK, từ ngọt có thể xuất hiện ở mấy trường từ vựng đó là những trường từ vựng nào? -Ngọt + trường mùi vị; chua, cay, chát, đắng.. + trường âm thanh: the thé. êm dịu, chua.... +Trường thời tiết; hanh, ẩm, rét, giá.... H: Tại sao có hiện tượng này? (Do hiện tượng nhiều nghĩa của từ) H: Đặc điểm thứ 3 của trường từ vựng là gì? - Học sinh đọc đoạn văn trong SGK H: Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng chỉ đối tượng nào? H: ở đây, tác giả Nam Cao đã dùng từ nó để chỉ đối tượng nào? (con vàng) GV: Vậy tác giả chuyển từ ở trường từ vựng chỉ người . H: Khi chuyển như vậy, có tác dùng gì? H: Vậy trường từ vựng có những đặc điểm gì? - HS tóm tắt 4 điểm. * Hoạt động 2: HD luyện tập - Hs đọc và nêu yêu cầu BT1. - Yêu cầu HS hiểu được những người ruột thịt là những người có quan hệ ntn đối với bản thân? - HS hoạt động cá nhân độc lập HS trình bày nhận xét. - HS đọc, nêu yêu cầu BT2. GV: Để thực hiện được yêu cầu BT, các em phải tìm ra nét nghĩa chung nhất của mỗi dãy từ, đó chính là tên trường từ vựng cần tìm. - Chia lớp 4 nhóm 2 nhóm làm 1 phần. - Các nhóm trình bày, nhận xét. Gv khái quát lại. -HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 4 Giáo viên chia 2 nhóm: Bảng phụ có sẵn, chữ có sẵn. - Mỗi nhóm cử 2 người lên tìm và dán - thời gian: 1 phút thi nhóm nào đúng nhanh được khen. - Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 5. GV: Muốn tìm được trường từ vựng của các từ trên, ta phải chú ý đến điều gì? - Mỗi một nghĩa của từ, ta lập được một trường từ vựng. - Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm một từ. - Nhóm trình bày, nhận xét. - HS đọc nêu yêu cầu BT6. H: Những từ in đậm thuộc trường từ vựng nào? H: Trong đoạn thơ trên chúng còn được dùng với.... H: Chúng được dùng với nghĩa của trường từ vựng nào? I- Thế nào là trường từ vựng? 1- Ví dụ (SGK. 21 * Nhận xét: - Các từ in đậm dùng để chỉ người. - Các từ có nét nghĩa chung chỉ bộ phận cơ thể con người. 2. Bài học - Ghi nhớ (SGK. Tr21 * Lưu ý: a- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn (Có trường từ vựng lớn, trường từ vựng nhỏ) b- Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. c- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. d- Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm cho câu văn. Tăng tính nghệ thuật của ngôn từ. II- Luyện tập 1- Bài tập 1(23) - Trường từ vựng người ruột thịt : Bố , mẹ, cô, em. 2- Bài 2 (23) a- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản. b- Dụng cụ để chứa đựng. c- Hoạt động của chân. d- Trạng thái tâm lý. e- Thái độ, phẩm chất ứng xử. g- Dụng cụ để viết chữ. 3- Bài 4 (23) * Khứu giác: - Mũi, Thơm, Điếc, Thính * Thính giác:- Tai, nghe- Điếc, rõ- Thính. 4- Bài 5 (23) 1- Lưới. Dụng cụ đánh bắt cá, lưới 2- Lạnh: Khí hậu, thời tiết, : Lạnh, nóng... 3- Tấn công 4- Bài 6 (23) Những từ in đậm trong đoạn thơ được chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp. 4- Củng cố -Giáo viên củng cố nội dung bài học. * Lưu ý; Các em cần phân biệt giữa trường từ vựng và cấp đội khái quát của nghĩa từ ngữ: trường từ vựng, xét đến nét chungvề nghiã của từ ngữ, còn ở cấp độ kq.......xét đến quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp của từ ngữ. 5. HD về nhà - Làm BT 3, 7, phần còn lại ở BT2. - Học ghi nhớ, chuẩn bị bài: Từ tượng hình , từ tượng thanh.
Tài liệu đính kèm: