Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Học kì 1

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Học kì 1

TIẾT 1:

TÔI ĐI HỌC

 - Thanh Tịnh -

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs:

 Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 Thấy được ngồi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị chữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.

 Học sinh: Đọc soạn bài trước.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định: (1 phút)

Kiểm diện sỉ số.

II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Kiểm tra sách, vở, bài sọan của học sinh.

III. Bài mới: (30 phút)

 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu, mà bài học hôm nay chúng ta sẽ được học.

 

doc 134 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: 
TÔI ĐI HỌC
 - Thanh Tịnh -
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngồi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị chữ tình man mác của Thanh Tịnh.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: Đọc soạn bài trước.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra sách, vở, bài sọan của học sinh.
Bài mới: (30 phút)
	Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu, mà bài học hôm nay chúng ta sẽ được học.
Hoạt động 1: Cho HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv: Gọi 1 HS đọc văn bản và chú thích.
Lưu ý các chú thích 2, 6, 7.
Hs: đọc.
Gv nhận xét cách đọc. Sau đó Gv hỏi về tác giả, tác phẩm.
Hs: trả lời.
Gv: Nhận xét giới thiệu về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn “tôi đi học”. Cần nhấn mạnh về đặc sắc của văn suôi.
1 học sinh đọc phần chú thích – GV giảng thêm những chú thích khó.
Tác giả - tác phẩm:
Tác giả: 
Thanh Tịnh (1911–1988) quê ở Huế. Viết báo, làm văn và là tác giả của nhiều truyện ngắn, tập thơ, trong đó nổi tiếng là Quê Mẹ (Truyện ngắn)
Tác phẩm:
Truyện ngắn tôi đi học in trong tập Quê Mẹ xuất bản năm 1941.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Em hãy chia bố cục của văn bản.
Hs: Chia làm 5 đọan.
? Nêu nội dung của từng đọan.
Hs: Trả lời.
Cho Hs tìm hiểu các câu hỏi SGK.
? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
Hs: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, những biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại những ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
Tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp.
Tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
? Đọc toàn bộ chuyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này đươc nhà văn diễn tả theo trình tự ntn.
Hs: Theo dòng hồi tưởng và theo trình tự thời gian.
? Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi.
Hs: Con đường, cảnh vật cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc những giờ lạ, lo sợ sự thay đổi lớn trong mình.
Trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, vở.
Cẩn thận nâng nui mấy quyển vở vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn KĐ khi xin mẹ được cầm bút, thước như các bạn.
Trường hôm nay nhiều người, ai cũng áo quần sạch sẽ mặt tươi vui.
Ngôi trường xin tươi oai nghiêm khác thường. Cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, nhân vật “tôi” đâm lo sợ.
Gọi tên giật mình và lúng túng.
Sợ khi rời bàn tay mẹ.
Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh mình.
Vừa ngỡ ngàng mà tự tin, nhân vật tôi oai nghiêm bườc vào giờ học đầu tiên.
Bố cục: 
Chia làm 5 đọan:
Đoạn 1: Từ đầu ® rộn rã khơi nguồn kỉ niệm.
Đọan 2: Tiếp ® ngọn núi Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
Đọan 3: Tiếp ® trong các lớp ® tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
Đọan 4: Tiếp ® chút nào hết. Tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
Đọan 5: Tiếp ® Còn lại tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên. 
Phân tích:
Khơi nguồn kỉ niệm:
 Từ hiện tại nhớ về quá khứ: biến chuyển của trời đất cuối thu, những em bé rụt rè đi đến trường cùng mẹ gợi cho nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng 
Cùng mẹ trên con đường đến trường.
Nhìn trường ngày khai giảng, mọi người bạn, gọi tên mình rời tay mẹ vào lớp.
Ngồi vào chỗ đón nhận giờ học đầu tiên.
® Những kỉ niệm được khơi nguồn theo dòng hồi tưởng và trình tự thời gian.
Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên:
Tâm trạng hồi hộp.
Con đường cảnh vật trở nên lạ, cảm thấy sự thay đổi lớn lên trong lòng mình.
Cảm thấy trang trọng đứng đắn, cẩn thận lúng túng, lo sợ vẩn vơ rổi hồi hộp chờ nghe tên mình.
Cảm giác ngỡ ngàng.
Thấy sợ khi rời tay mẹ, như mình bước vào một thế giới mới.
Vừa xa lạ vừa gần gũi vừa bỡ ngỡ vừa tự tin.
Củng cố: (7 phút)
Trong buổi tựu trường đầu tiên đã gợi lên những gì trong lòng nhân vật tôi
Dặn dò: (2 phút)
về nhà học bài xem tiếp để tiết sau học
================================================ ====================================================== 
 TIẾT 2: 	VĂN BẢN 	 	TÔI ĐI HỌC (TT)
 - Thanh Tịnh -
Mục tiêu cần đạt: 
Thực hiện tiếp tiết 1.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: Vở soạn, sách giáo khoa.
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số .
Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
? Em hãy cho biết những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” về buổi tựu trường .
? Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường ngày đầu tiên.
Bài mới: (31 phút)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp bài “Tôi đi học”.
Hoạt động 1: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Em có cảm nhận gì vể thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới,các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
HS: - Ông Đốc là hình ảnh 1 người thầy 1 người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn bao dung. Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chưng tỏ là 1 người vui tính, giàu tình yêu thương.
Phụ huynh: Chuẩn bị chu đáo cho các em ở buổi tựu trường đầu tiên, đầu trang trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. Có lẻ các vị cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
Þ Qua các hình ảnh về người lớn, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình,nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là 1 mái trường giáo dục ấm áp, là 1 nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học:
 Phụ huynh: Chuẩn bị chu đáo và trân trọng tham dự buổi lễ.
Ông Đốc: từ tốn bao dung.
 Thầy giáo trẻ: Vui tính, giàu tình yêu thương.
 Þ Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình,nhà trường đối với thế hệ tương lai.
Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sd trong truyện ngắn.
HS: Trả lời.
GV: Nhậ xét.
Chú ý 3 hình ảnh S2 
“Tôi quên thế nào... bầu trời quang đảng”
“ý nghĩ ấy thoáng... trên ngọn núi”.
“Họ như con chim... rụt rè trong cảnh lạ”
Các hình ảnh so sánh xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”. Đây là những hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng chữ tình 
Nhờ những hình ảnh so sánh đó mà cảm giác, ý nghĩa của nhân vật “tôi” được người đọc cảm nhận cụ thể rõ ràng. Nhờ thế mà chuyện ngắn thêm man mác chất chữ tình trong chẻo.
? nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của chuyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm theo em được tạo nên từ đâu. HS thảo luận .
HS: Đặc sắc.
Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
Kết hợp kể và miêu tả bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
Cuốn hút tạo nên từ.
Tình huống truyện .
Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn với em nhỏ.
Thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu gợi cảm của tác giả.
Þ Toàn bộ chuyện toát lên chất chữ tình tha thiết êm dịu.
Từ việc tìm hiểu văn bản rút ra ghi nhớ.
Cho HS đọc ghi nhớ trang 9
Các hình ảnh so sánh:
“Tôi quên thế nào... bầu trời quang đảng”
“ý nghĩ ấy thoáng... trên ngọn núi”.
“Họ như con chim... rụt rè trong cảnh lạ”
 Þ xuất hiện ở các thời điểm khác nhau diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Giúp người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn.
... Khi nói với mẹ tôi nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.
Nghệ thuật:
Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ và theo trình tự thời gian.
Kết hợp kể và tả với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
Có sự cuốn hút đối với người khác bởi tình huống truyện, tình cảm của con người, thiên nhiên, ngôi trường.
Ghi nhớ: SGK trang T9
Củng cố: (5 phút)
? Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”
Dặn dò: (2 phút)
Học bài.
Xem và sọan bài “Cấp độ khái quát của từ ngữ”.
======================================================================================================
TIẾT 3: 	 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ 
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.
Các bước lên lớp :
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Đây là bài học tiếng việc đầu tiên giáo viên có tể hỏi lại kiến thức cũ.
Bài mới:(31 phút)
Ở lớp 7 chúng ta đã được học về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, ở lớp 8 chúng ta sẽ được học ở 1 cấp độ cao hơn đó là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Tu hú
Sáo
Voi
Hươu
Cá Voi
Cá Thu
Thú
Động vật
Cá
Chim
Cho Hs quan sát sơ đồ trang 10 và gợi dẫn HS trả lời. Đây là những câu hỏi không khó đối với học sinh. Vì thế HS trả lời GV không đưa ra đáp án. Sau khi học sinh trả lời đúng các câu hỏi Giáo viên đưa ra sơ đồ vòng tròn để biểu diễn mối quan hệ bao hàm này 
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ?vì sao.
HS: Trả lời.
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo. ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô ?vì sao.
HS: Trả lời.
? Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào,đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào.
HS: Trả lời.
Từ đây cho HS rút ra kết luận.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Động vật
 Thú Chim cá
Voi, Hươu– Tu Hú – cá Rô, cá Thu
Từ động vật rộng hơn từ chim, thú.
Các từ thú, chim, cá phạm vi rộng hơn từ voi, hươu, tu hú, cá, sáo, cá thu.
Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, cá rô, cá thu hẹp hơn từ động vật.
 Ghi nhớ: SGK T10.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần luyện tập.
? Lập sơ đồ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học).
Cho HS lên tập hồ sơ.
GV nhận xét.
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ ngữ theo nhóm.
Gv: cho Hs làm.
? Tìm từ ngữ bao hàm  ...  lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
TL: Diễn tả phù hợp tâm trạng bài thơ không chỉ êm đềm, mượt mà mà còn khi đau đớn, da diết kích động sâu sắc, dữ dội.
Gv: Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục: 3 phần
Phần 1: 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn
Phần 2: Tình hình đất nước trong cảnh đau thương tan tác
Phần 3: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
Củng cố: (7 phút)
? Trần Tuấn Khải là người như thế nào đối với đất nước.
Dặn dò: (2 phút)
Về nhà học nắm vững nội dung từng đoạn, soạn các câu tiếp.
===============================================================================================
TIẾT 66: 	 VĂN BẢN	 	
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Tiếp tiết 65.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: Đọc soạn bài trước.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Nêu tác giả, tác phẩm.
Bài mới: (30 phút)
Tiếp Vb Hai chữ nước nhà.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu câu hỏi SGK. (15¢)
Phương pháp
Nội dung 
Ghi chú 
Cho Hs đọc 8 câu đầu
? Tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện qua bối cảnh không gian như thế nào?
TL: Diễn ra ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút: Ải Bắc, mây sầu... là nơi tận cùng của tổ quốc. Là lần ra đi không trở lại của NPK, lần chia tay cuối cùng để rồi chia biệt với tổ quốc quê hương. Cảnh vật tan tóc thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người. Sức gợi cảm là ở đó, do đó dù từ ngữ có củ mèm, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài, mà cũng không chỉ là không khí của thời Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi đâu mà cũng là k2 của những năm 20 của thế kỉ XX nào có khác gì?
? Trong bối cảnh đau thương như vậy tâm trạng của người cha ra sao? Trong bối cảnh và tâm trạng ấy, lời khuyên chủa cha có ý nghĩa như thế nào?
TL: “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước... con ơi! con nhớ lấy lời cha khuyên”. Hoàn cảnh éo le cha bị giải đi sang tàu không mong ngày trở lại, con muốn đi theo... cha khuyên con trở lại để tính chuyện đền nợ nước trả thù nhà...
Lời khuyên của cha có ý nghĩa như 1 lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
Cho hs đọc 20 câu tiếp.
Gv: Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào
TL: Tác giả nhập vai người trong cuộc – 1 nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết – để miêu tả tình hình đất nước và kể tội ác của quân xâm lược, cho nên cảm xúc chân thành nỗi đau da diết, làm xúc động tâm can người đọc. Hơn thế nữa người đọc những năm của thế kỉ 20 cũng là những nạn nhân vong quốc, sẽ dễ dàng cảm nhận như nỗi đau của chính mình, bởi hiện tình hình của đất nước cũng vậy mà thôi. Cũng 1 lũ “7 giống tàn bạo” đang gây nên biết bao thảm “họa” xương rừng máu sông, biết bao cảnh “xiêu tán hao mòn” như thế. Sức truyền cảm của đoạn thơ tự sự trước hết là ở đó.
? Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ
HSTL: Xen kẽ vào những dòng tâm sự, những lời cảm thán. Qua những từ ngữ và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu “kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm”. Qua đó cho thấy giọng thơ trở nên lâm li thống thiết, xen kẽ nỗi phẩn uất, căm hờn, mỗi dòng thơ là 1 tiếng than, 1 tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của tác giả nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.
2. Tìm hiểu
a. Tâm trạng của cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
- Cuộc chia tay của 2 cha con không ngày trở lại.
Cảnh vật tan tóc thê lương khi chia biệt với tổ quốc.
- Tâm trạng của cha đau buồn xót xa:
khuyên con trở lại lo tính chuyện trả thù nhà đền nợ nước.
Þ Lời khuyên như 1 lời trăng trối
b. Tình hình đất nước.
- Bị kẻ thù xâm chiếmvà gây ra bao nhiêu tội ác tàn bạo, dã man mà nhân dân ta phải chịu.
- TTK đã cảm nhận và coi đó như là nỗi đau của mình.
Þ Xen kẽ dòng tâm sự, lời cảm thán. Qua đó cho thấy giọng thơ truyền cảm, lâm li thống thiết để nói lên tâm sự yêu nước.
Hoạt động 2: (15¢)
Cho Hs đọc 8 câu cuối
? Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của người và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
Hs: xích thích hun đúc cái ý chí “gánh vác” của con, làm cho lời trao gửi thêm nặng sức tình cảm.
“Giang sơn gánh vác sau này cậy con”
HDHS phần ghi nhớ.
Gv: Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ những từ ngữ, hình ảnh như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Hs: ải bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét...
c. Lời trao gửi sự nghiệp cho con.
Cha nói với người con thế lực của mình: già yếu... để hun đúc cho con chí khí “gánh vác” giang sơn.
* Ghio nhớ: SGK.
IV. Luyện tập.
Củng cố: (7 phút)
? Qua đây thể hiện lòng yêu nước của Trần Tuấn Khải như thế nào?
 Dặn dò: (2 phút)
Về nhà học bài.
Xem yêu cầu tiết sau thi HKI.
===============================================================================================
TIẾT 67, 68: THI HỌC KÌ I
TUẦN 18: 	 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
TIẾT 69: 	 THI LÀM THƠ 7 CHỮ
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu đặc câu thơ 7 chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
Tạo k2 mạnh dạng, sáng tạo, vui vẻ.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: Làm 1 bài thơ 4 chữ.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? KT sự chuẩn bị ở nhà của Hs.
Bài mới: (30 phút)
Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách gieo vần, ngắt nhịp của thể thơ 7 chữ.
Hoạt động 1: (15¢)
Phương pháp
Nội dung 
Ghi chú 
Cho Hs đọc khái niệm ở SGK. Gv chốt lại
Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (§ 15)
? Muốn làm được bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 chữ) chúng ta phải xác định những yếu tố nào
Hs: - Số tiếng, dòng.
- Vần bằng, trắc
- đối, niêm
- gieo vần
- ngắt nhịp
Gv: Luật cơ bản: nhất tam ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh.
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập (SGK)
2. Xem bài thuyết minh thể thơ đã học.
Hoạt động 2: (15¢)
Cho Hs đọc các câu hỏi trong SGK
? Có thể gọi Hs đọc bài thơ do mình sưu tầm và trả lời câu hỏi về vị trí ngắt nhịp gieo vần và qui luật bằng trắc.
Tổng kết về luật thơ 7 chữ.
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4.
- Vần bằng trắc nhưng nhiều là vần bằng
Cho Hs đọc bài thơ
? Phát hiện chỗ sai
Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ chép sai 2 chỗ. Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp, vần là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh” xanh sai vần.
Từ chỗ sai đó Hs sửa.
? Gọi Hs sửa: bỏ dấu phẩy bỏ chữ “xanh” sai vần thành 1 chữ hiệp vần chữ “che” ở trên là chữ “lè”
Hoạt động trên lớp:
b. Bỏ dấu phẩy, đổi thành xanh lè.
Củng cố: (7 phút)
? Muốn làm bài thơ 7 chữ cần xác định gì?
Dặn dò: (2 phút)
Về nhà tập làm 1 bài thơ 7 chữ.
===============================================================================================
TIẾT 70: 	 LÀM THƠ 7 CHỮ
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Thực hiện tiếp tiết 69.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: bài thơ.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra bài thơ làm ở nhà.
Bài mới: (30 phút)
Tiết học hôm nay chúng ta xét về luật cách gieo vần trong thể thơ 7 chữ.
Hoạt động 1: Tập làm thơ 7 chữ.
Phương pháp
Nội dung 
Ghi chú 
B1: Làm tiếp 1 bài thơ dở dang
Gv: Có thể chọn Vd khác nếu thấy không thích hợp. SGk lấy 1 bài của Tú Xương, giấu đi 2 câu cuối. Bài thơp mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phát triển theo đề tài đó theo 1 hướng khác. Muốn vậy người ta phải biết chuyện về chú Cuội như Cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc... có thề làm nghiêm túc, có thể làm nghịch ngợm hóm hỉnh. đáng chú ý là 2 câu thơ tiếp theo luật sau.
BB TT BB T
TT BB TT B
Cho Hs làm
Gv nhận xét.
Gv: Nguêyn văn 2 câu cuối của Tú Xương là:
Chùa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
B2: Làm tiếp 2 câu sau bài 3.
Gv: Có thể cho Hs Vd khácnếu thấy không thích hợp. Nếu theo SGK về vần bẳng trắc 2 câu này đã là:
BB TTT BB
TT BBT TB
Hai câu tiếp.
TT BB BTT
BB TTT BB.
Về nội dung 2 câu đã nêu về mùa hè, nghĩ hè...
Gv: Cho Hs làm
Gv nhận xét.
2. Tập làm thơ
a. Tôi thấy người ta bảo rằng Bảo rằng thắng cuội ở cung trăng
Chùa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
b. 
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
	Hoạt động 2: (15¢)
Cho Hs đọc bài thơ của mình
Gv: Cho nhận xét cách gieo vần.
2. Đọc thơ.
Củng cố: (7 phút)
? Cho Hs nhận xét về bài làm của bạn.
Dặn dò: (2 phút)
Về nhà chuẩn bị bài xem yêu cầu tiết KT TLV.
===============================================================================================
TIẾT 71: 	TRẢ BÀI KT TV
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm về kết quả bài làm.
HD khắc phục nhiều lỗi sai.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Đáp án.
Học sinh: Xem lại bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.	
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Không kiểm tra. 
Bài mới: (30 phút)
Để cho những bài viết sau kết quả cao hơn tiết học này chúng ta cùng rút ra những ưu, khuyết điểm của bài (TLV số 3) KTTV.
Gv sửa chữa bài KT.
Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm (4đ)
1b 2e 3 Mặt 4d
5a 6b 7c 8a.
Phần II: Tự luận (6đ)
1. Câu ghép Vd. (SGK) (2đ)
2. Công dụng dấu chấm (SGK) (2đ)
3. a. Nói giảm nói tránh
 b. Nói quá (2đ)
Nhận xét chung:
Ưu:
Đa số làm bài đúng theo yêu cầu đề ra.
Khuyết: Đặt câu chưa đúng
Dặn dò: (2 phút)
Về nhà xem lại bài KT tổng hợp.
===============================================================================================
TIẾT 72: 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HKI
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Nhận xét toàn diện kết quả của Hs qua bài tổng hợp.
Nhận xét về cách trình bày, diễn đạt, đặt câu.
Mức độ vận dụng KTTV để trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Đáp án.
Học sinh:
Tiến trình lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số .	
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Bài mới: Gv đưa ra đáp án
Phần I: (5đ)
1a 2b 3d 4d 5a 6d 7a 8d 9c 10a
Phần II: (6đ)
MB: Giới thiệu khái quát về con trâu
TB: Giới thiệu đặc điểm sinh lí, cấu tạo, đặc điểm sống.
Trâu nuôi nhiều ở nông thôn
Là động vật nhai lại
Đẻ 1-2 con 1 lứa
Dùng lấy sức kéo
Lấy thịt
KB: Công dụng lợi ích của trâu trong đời sống.
Nhận xét:
Đa số đã làm tốt bài thi đã đạt yêu cầu
Một số em cần đọc đề kĩ rồi mới khoanh tròn
Còn có 1 em giới thiệu sai đề TLV (con bò) 8/3.
Dặn dò: (2 phút)
Về nhà đọc và soạn văn bản Nhớ Rừng của Thế lữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 HKI.doc