Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 8: Bố cục của văn bản

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 8: Bố cục của văn bản

 TIẾT 8 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

A- Mục tiêu bài học

- Học sinh củng cố kiến thức về bố cục của văn bản, đặc biệt là trong cách sắp xếp các nội dung văn bản, đặc bịêt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

- Rèn HS kỹ năng: xây dựng bố cục văn bản trong nói và viết.

B- Đồ dùng – phương tiện

GV: Giáo án – bảng phụ.

HS: Học bài – chuẩn bị bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động

1- ổn định

2- Kiểm tra bài cũ:

- Chủ đề là gì? Nêu điều kiện đảm bảo tính thống nhất của chủ đề.

 -Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

 -Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 8: Bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03. 9. 09
 Tiết 8 Bố cục của văn bản
A- Mục tiêu bài học
- Học sinh củng cố kiến thức về bố cục của văn bản, đặc biệt là trong cách sắp xếp các nội dung văn bản, đặc bịêt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
- Rèn HS kỹ năng: xây dựng bố cục văn bản trong nói và viết.
B- Đồ dùng – phương tiện
GV: Giáo án – bảng phụ.
HS: Học bài – chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
1- ổn định 
2- Kiểm tra bài cũ:
- Chủ đề là gì? Nêu điều kiện đảm bảo tính thống nhất của chủ đề.
 -Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 -Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: GTB: Gv vào bài trực tiếp
* Hoàt động 2: Tìm hiểu bố cục của văn bản
- HS đọc văn bản trong SGK.
H: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? chỉ ra các phần đó trên văn bản?
H: Nhiệm vụ của từng phần là gì?
H: Giữa 3 phần trên có mối quan hệ với nhau ntn? (phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau tiếp nối phần trước)
GV: Văn bản trên là một văn bản có bố cục rất rõ ràng, hợp lý.
H: Vậy em hiểu bố cục của VB là gì?
H: Một văn bản thường có bố cục mấy phần? là những phần nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp ND phần thân bài của VB
H: Phần thân bài văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? (bảng phụ)
H: Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
H: Chỉ ra diễn biến tâm lý của cậu bé Hồng trong văn bản" Trong lòng mẹ"?
H: Diễn biến tâm lý của Hồng chính là trình tự các ý trong văn bản Trong lòng mẹ?
H: Vậy văn bản được trình bày theo cách nào?
H: Nêu các trình tự khi miêu tả người, con vật, cảnh vật....
GV: Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu một số cách sắp xếp, bố trí của phần thân bài trong văn bản .
H: Vậy em hãy cho biết phần Thân bài của văn bản có thể sắp xếp bố trí theo những trình tự nào? 
 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: HD luyện tập
HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 1
Gv hướng dẫn: B1 HS đọc nội dung đoạn văn
B2; HS xác định Yêu cầu cần đạt của đoạn văn.
B3: Yêu cầu cần đạt của đoạn văn đã được sắp xếp theo trình tự nào?
- Chia nhóm- hs làm phần a. các phần còn lại về nhà
HS đọc yêu cầu bT3
B1: HS đọc kỹ đề bài nêu yêu cầu của đề bài.
B2: Nhắc lại cách làm bài văn chứng minh?
B3: Nêu bố cục bài văn chứng minh và nhiệm vụ của từng phần?
B4: căn cứ vào đặc điểm của bài văn chứng minh. em hãy xem cách bạn sắp xếp như vậy hợp lý chưa?
B5: Học sinh chia nhóm – sắp xếp lại sao cho hợp lý.
B6; Các nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét.
B7: GV nhận xét, bổ sung.
I- Bố cục của văn bản
1- Ví dụ ( SGK. 24)
 Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng
* Nhận xét: - Văn bản chia 3 phần
- Nhiệm vụ: 
P1: Giới thiệu ông Chu Văn An.
P2: Công lao, uy tín của ông Chu Văn An
P3: Tính cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An.
- 3 phần gắn bó chặt chẽ với nhau tập trung làm rõ chủ đề: Người thầy đạo cao đức trọng.
2. Bài học
- Bố cục của văn bản là sự ổn định các đoạn văn để thể hiện chủ đề
-văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phầnthân bài của văn bản.
1. Ví dụ (SGK. 25)
* Nhận xét: 
 - Văn bản Tôi đi học, sắp xếp theo trình tự: Hồi tưởng và đồng hiện.
Liên tưởng: So sánh đối chiếu ...
 - Văn bản Trong lòng mẹ được trình baỳ theo diễn biến tâm lý nhân vật.
 - Tả người, đồ vật, con vật:
 + Trình tự thời gian.
 + Từ ngoại hình, cảm xúc, nội tâm 
 + Theo không gian
 + Cảm xúc con người
2. Bài học
 * Ghi nhớ (SGK – T25)
III- Luyện tập
1- Bài 1(26)
a- Theo trình tự không gian.
- miêu tả đàn chim từ gần đến xa.
- ấn tượng về đàn chim từ gần đến xa.
xem miêu tả là cảm xúc và những liên tưởng so sánh.
2- Bài 3.
a- Giải thích câu tục ngữ.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "Học một sàng khôn"
b- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.
- Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình học hỏi được nhiêù điều bổ ích.
- Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
4- Củng cố 
-Nêu bố cục của một văn bản ? nhiệm vụ của từng phần?
5. HD về nhà
- Học ghi nhớ.
- Làm phần b,c bài 1,2
- Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docV8 tiet8doc.doc