Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2, 3

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2, 3

Tuần 1 Bài 1

Ngày dạy: Tiết 1-2 Văn bản

 TÔI ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: Hiểu và phân tích được những cảm giác trong sang man mác buồn của nv “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên.

 2. Trọng tâm: Đọc rõ, phân tích nd văn bản.

 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và pt tâm trạng nv

 4. Gd: Trân trọng những kỉ niệm bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN

 - Gv: sgk + giáo án

 - Hs: sgk + bài soạn

III. PHƯƠNG PHÁP

 - Trực quan + phân tích + vấn đáp

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Bài 1
Ngày dạy: Tiết 1-2 Văn bản
 TÔI ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Hiểu và phân tích được những cảm giác trong sang man mác buồn của nv “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên.
 2. Trọng tâm: Đọc rõ, phân tích nd văn bản.
 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và pt tâm trạng nv
 4. Gd: Trân trọng những kỉ niệm bản thân.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + phân tích + vấn đáp
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gv kt việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài
 - Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7 đó là bài Cổng trường mở ra. Bài văn thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tâm trạng của chính nv “ tôi ”.
* Gv đọc mẫu và gọi hs đọc tiếp . Gvnx
- Gọi hs đọc chú thích
-GV: Em hãy nêu vài nét về tác giả .
GV: Tác phẩm được in trong tập nào ?
- GV: Có những nv nào được kể lại trong truyện ngắn này ? Trong đó nv chính là ai ? Kể theo ngôi thứ mấy ?
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi gắn với không gian và thời gian cụ thể nào ? 
- GV: vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm khó quên trong tâm trí nv “tôi” ?
* GV: cho bốn nhóm hs thảo luận 3 phút.
- Chi tiết “tôi” không lội qua sông thả diều như thằng Quý, thằng Sơn nữa có ý nghĩa ntn ?
- GV: cảnh sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật ?
- GV: Cảnh được nhớ lại có ý nghĩa ntn ?
- Gv: Em hiểu ntn về hình ảnh ss “ trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng ? ”
- Gv: Nv “tôi” cảm nhận ntn khi đứng sân trường ?
* Gv cho hs thảo luận 3 phút. Gvnx
 - Vì sao trong khi xếp hàng vào lớp nv “ tôi” lại cảm thấy chưa lần nào xa mẹ ?
- Gv: Những cảm giác mà nv tôi cảm nhận được khi vào lớp học là gì ?
- Gv: Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ?
- Gv: Truyện ngắn Tôi đi học có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
4. Củng cố
 - Nội dung vb Tôi đi học có nội dung gì ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài
 - Xem trước bài: Trong lòng mẹ
 - Soạn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 + Quan sát sơ đồ, so sánh nghĩa của các từ: Động vật, thú, chim, cá.
 + Làm bài tập 1, 2, 3,4sgk /10,11
- Hs đọc bài và đọc chú thích
- Tác giả Thanh Tịnh
- Tác phẩm in trong tập Quê mẹ
- Ông Đốc, Sơn, Quý, mẹ,
Nv chính: Tôi và mẹ, ngôi thứ 1
- thời gian: buổi sang cuối thu. 
- không gian trên con đường làng. 
- vì đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của tg.
- báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức
- Rất đông người, quần áo sạch đẹp.
- phản ánh không khí đặc biệt của ngày khai trường 
- thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
- nơi cất giấu những điều bí ẩn
- lạ lẫm
- Cảm nhận được sự độc lập
- mùi hương lạ xông lên
- biện pháp so sánh
- phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- hồi tưởng lại kn buổi tựu trường đầu tiên
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1.Tác giả Thanh Tịnh ( 1911-1988)
 2. Tác phẩm: được in trong tập “Quê mẹ”- 1941
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
 1. Cảm nhận của “tôi” trên đường đến trường.
 - Con đường hằng ngày vốn quen thuộc, hôm nay thấy lạ. 
 2. Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.
- Nhìn ngôi trường cũng khác trước, ai ai cũng tươm tất sạch sẽ.
3. Cảm nhận của nhânvật “ tôi” trong lớp học.
 - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi, thân quen.
4. Nghệ thuật
 - Kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen các hình ảnh so sánh có sức gợi cảm giàu chất trữ tình.
5.Nội dungGhi nhớ sgk/ 9
Tuần 1 
Ngày dạy: Tiết 3 Tiếng việt
 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 2. Trọng tâm:Vận dụng vào bài tập.
 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và hẹp.
 4. Gd: Yêu thích phân môn TV.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gv kt lại các kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Cho vd
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài và vẽ sơ đồ
- Gv: Nghĩa của từ động vật rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá ? Vì sao ?
GV: nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ?
- GV: Thế nào là từ ngữ có rộng và hẹp ? cho vd
- GV gọi hs đọc ghi nhớ một lần và hướng dẫn làm bài tập 
-Bt1/ 10 Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong các nhóm từ 
-Bt2/ 11 Tìm từ ngữ có nghĩa rộng 
Bt3/ 11 Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm
4. Củng cố
 - Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng ? cho vd
 - Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp ? cho vd
 5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài và làm bài tập 4,5sgk / 11
 - Xem trước bài:Trường từ vựng
 - Soạn bài:. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 + Chủ đề của văn bản là gì ?
 + Làm bài tập 1, 2, sgk /13,14
- Nghĩa của từ Động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì: đv bao gồm nhiều lớp
Thú > voi, hươu
Động vật > thú, chim, cá <voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu,
-hs nêu khái niệm, cho vd
- hs thảo luận và đại diện trình bày
-Hs làm bt2/11
- hồi tưởng lại kn buổi tựu trường đầu tiên
- h/s làm bt3
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I. TỪ NGỮ CÓ NGHĨA RỘNG VÀ TỪ NGỮ CÓ NGHĨA HẸP
1.Từ ngữ có nghĩa rộng: là khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 VD: thể thao, phương tiện giao thong
 2. Từ ngữ có nghĩa hẹp là khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 VD: bóng đá, bóng rổ, xe đạp, xe máy,
II. LUYỆN TẬP
Bt1/ 10
8 a) y phục
Bt2/11 Từ ngữ có nghĩa rộng
 a) chất đốt
 b) nghệ thuật
 c) thức ăn
 d) nhìn
e) đánh
Bt3 / 11 Từ ngữ có nghĩa hẹp
 a) xe cộ > xe đạp, xe máy, ô tô,
 b) kim loại > vàng, đồng, sắt,
 c) hoa quả > cam, xoài, chanh,
 d) họ hàng > cô, dì, chú, bác,
 e) mang > khiêng, xách, gánh, 
Tuần 1 
Ngày dạy: Tiết 4 Tập làm văn
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện: hình thức và nội dung.
 2. Trọng tâm:Hs viết được vb đảm bảo chặt chẽ.
 3. Kĩ năng: vận dụng được kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
 4. Gd: Thể hiện được tình cảm trong vb.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gv kt việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài 
- Gv: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
- GV: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? 
- Gv: chủ đề của văn bản là gì ?
- Gv: Căn cứ vào đâu em biết vb Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
* Gv: cho hs thảo luận nhóm 3 phút. Gvnx
- Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp in sâu trong lòng nv “ tôi” suốt cuộc đời 
- GV: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của vb ? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó ? 
-Gv gọi hs đọc ghi nhớ và hướng dẫn hs làm bài tập
-Bt1/ 10 Đọc vb và cho biết vb viết về đối tượng nào ?
-Bt2/ 14 Tìm ý làm cho vb bị lạc đề 
.
4. Củng cố
 - Chủ đề của vb là gì ?
 - Văn bản đảm bảo tính thống nhất khi nào ?
 5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài 
 - Xem trước bài:Bố cục của văn bản
 - Soạn bài:Trong lòng mẹ.
 + Đọc văn bản
 + Tình yêu của bé Hồng đối với mẹ ntn ?
 + Bé Hồng phản ứng ra sao khi nghe những lời cay độc của người cô
- Hs đọc lại văn bản Tôi đi học
- Nhớ về buổi sáng đầu tiên đến trường của mình
- cảm giác trong sáng
- Hs rút ra khái niệm
- căn cứ vào nhan đề vb
- Hs thảo luận nhóm và đại diện trình bày
- từ ngữ: những kỉ niệm mơn man, lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới,
- câu: Hôm nay tôi đi học
- đối tượng cố định, chủ đề, quan hệ giữa các phần của vb
- hs thảo luận và đại diện trình bày
- ý b, d
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I.CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
- Là đối tượng và vấn đề chính mà vb biểu đạt
II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
III. LUYỆN TẬP
Bt1/ 13 Căn cứ vào nhan đề văn bản
Bt2/11 Ý làm cho vb lạc đề : ý b, d
Tuần 2 Bài 2
Ngày dạy: Tiết 5-6 Văn bản
 TRONG LÒNG MẸ
 ( Trích: Những ngày thơ ấu )
 Nguyên Hồng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Kiến thức: Đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt nồng nàn của bé Hồng đối với mẹ.Thấm đượm chất trữ tình chân thành và truyền cảm của tác giả.
 2. Trọng tâm: Đọc rõ và phân tích được vb.
 3. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng pt nv, khái quát tính cách qua lời nói, nét mặc tâm trạng nv qua cách kể chuyện.
 4. Gd: Thể hiện được tình cảm đối với nv trong vb.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Nv “tôi” hồi tưởng lại những kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đi học theo trình tự nào ? 
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài và đọc mẫu –gọi hs đọc tiếp Gvnx 
- Gv:Hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm
- GV: Em hiểu ntn là hồi kí ? Chuyên gì được kể lại trong hồi kí này ? nv chính là ai ? 
- Gv: người cô hiện lên qua các chi tiết điển hình nào ?
- Gv:Những lời lẽ đó bộc lộ tính cách gì của người cô? Bà ta là người ntn và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội ?
-Gv:Theo em trong những lời lẽ của người cô thì lời nào là cai độc nhất ?
* Gv: cho hs thảo luận nhóm 3 phút. Gvnx
- Bé Hồng phản ứng ra sao khi nghe những lời cay độc của người cô ? Bé Hồng có tin những lời đó không ?
- GV: Khi nằm trong lòng mẹ bé Hồng cảm nhận ntn ? 
-Gv : Em hãy nhận xét  ... ng
- câu chuyên cảm động của bé Hồng và cũng chính là nv chính
- lời nói, thái độ,
- tàn nhẫn, vô cảm
- cô tôi vẫn tươi cười
 Hs thảo luận nhóm và đại diện trình bày
- Không trả lời, cổ họng nghẹn lại, khóc không ra tiếng 
- quên những lời cay độc tận hưởng cảm giác hạnh phúc
- Hs nêu nhận xét
- Hs rút ra bài học : yêu thương kính trọng cha mẹ, trân trọng những tình cảm đang có và biết chia sẻ với những bất hạnh của người khác.
- hs đọc ghi nhớ
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I.. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Tác giả: Nguyên Hồng ( 1918- 1982 )
 2. Tác phẩm: “ Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Đoạn trích là chương IV của tác phẩm.
3.Thể loại: Là thể văn ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người và người đó thường là tác giả.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1. Nhân vật người cô
 - Hẹp hòi, tàn nhẫn, lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn xót xa đến phẫn uất của đứa cháu.
 - Hạng người khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xh pk.
2. Tình yêu của bé Hồng đối với mẹ.
 a. Những ý nghĩ cảm xúc khi trả lời người cô
 - Có niềm tin yêu mãnh liệt đối với mẹ, em không muốn lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
b. Cảm giác khi nằm trong lòng mẹ
 - Sung sướng hạnh phúc, những tủi cực như bị chìm đi giữa dòng cảm xúc thiêng liêng mẫu tử.
3. Nhân vật bé Hồng
 - Nội tâm sâu sắc yêu mẹ mãnh liệt luôn khao khát yêu thương.
 Ghi nhớ sgk / 21 
Tuần 2 
Ngày dạy: Tiết 7 Tiếng việt
 TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:Nắm được khái niệm trường từ vựng. Nắm được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa.
 2. Trọng tâm: Vận dụng lí thuyết vào thực hành bài tập.
 3. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói viết.
 4. Gd: có ý thức trong học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp + luyện tập
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng ? cho vd
 - Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp ? cho vd 
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài 
- Gv:Các từ in đậm trong đoạn văn có nét chung nào về nghĩa ?
- GV: Các từ : đi, đứng, chạy, nhảy, nói có nét chung nào về nghĩa ? 
- Gv: Thế nào là trường từ vựng ? cho vd.
- Gv:gọi hs đọc phần lưu ý 
-Gv hướng dẫn hs làm bài tập
* Gv: cho hs thảo luận nhóm 3 phút bài tập 1, 2 sgk /23. Gvnx
-Bt1 /23 Đọc vb Trong lòng mẹ, tìm các từ thuộc trường từ vựng “ người ruột thịt”
- Bt 2 / 23 Đặt tên trường từ vựng 
Bt3 /23Đọc đv và cho biết các từ in đậm thuộc TTV nào ?
- Gv: gọi hs đọc ghi nhớ 
.
4. Củng cố
 - Thế nào là trường từ vựng?
 - Em hãy kể tên một số TTV
 5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài + làm bt 4,6 sgk / 23,24
- Xem trước bài:Từ tượng hình, từ tượng thanh
 - Soạn bài:Bố cục của văn bản.
 + Bố cục của vb là gì ? 
 +chuẩn bị bài tập 1sgk/26
- Hs đọc đoạn văn 
- chỉ bộ phận cơ thể của con người
- chỉ hoạt động của con người
- Hs nêu khái niệm và cho vd
- Hs đọc lưu ý sgk / 21
 Hs thảo luận nhóm và đại diện trình bày
- Hs làm bài tập 2
- TTV thái độ của con người
- hs đọc ghi nhớ
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I..THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG ? 
1. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Vd: Trường nghề nghiệp: Giáo viên, Bác sĩ, Kĩ sư, Nông dân,
 2. Lưu ý: 
 a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 b) Một TTV vó thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều TTV khác nhau.
 d) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển TTV để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
II. LUYỆN TẬP
 Bt1 / 23 Trường từ vựng “người ruột thịt”: mợ, thầy, cô, em , nội, cháu.
 Bt 2 / 23. Đặt tên trường tư vựng
 a) TTV dụng cụ đánh bắt cá
b) TTV dụng cụ để đựng
c) TTV hoạt động của chân
d) TTV trạng thái, tâm lí, cảm xúc con người
e) TTV tính cách con người
g) TTV dụng cụ để viết
.
Tuần 2 
Ngày dạy: Tiết 8 Tập làm văn
 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Giúp hs biết cách sắp xếp các nd trong vb đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
 2. Trọng tâm:Hs viết được các vb đầy đủ bố cục.
 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xd bố cục trong vb nói, viết.
 4. Gd: có ý thức xd bố cục một bài TLV.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp + luyện tập
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là chủ đề của vb ? Hãy nêu tính thống nhất về chủ đề của vb
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài
- Gv:Vb “ Người thầy đạo cao đức trọng” có mấy phần ? Hãy nêu nhiệm vụ mỗi phần và pt mối quan hệ của từng phần trong văn bản đó.
- GV: Phần TB vb “ Tôi đi học ” kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ? 
* Gv: cho hs thảo luận nhóm 3 phút yêu cầu sau:
- Vb Trong lòng mẹ chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra những nd diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong phần TB
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1, sgk /26. 
 Bt1 /26 Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích
- Gv: gọi hs đọc ghi nhớ 
.
4. Củng cố
 - Hãy nêu nhiệm vụ mỗi phần: MB, TB, KB
 5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài + làm bt 3sgk / 27
- Xem trước bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
 - Soạn bài: Tức nước vỡ bờ
 +Khi bọn tay sai xông vào nhà gia cảnh chị Dậu ntn ? 
 + Em có nhận xét gì về tính cách của nv cai lệ ? 
+ Pt diễn biến tâm trạng chị Dậu
- Hs đọc văn bản “ Người thầy đạo cao đức trọng” 
- chỉ bộ phận cơ thể của con người
- vb có 3 phần, luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối phần trước
- sự kiện tôi đi học
- hồi tưởng và đồng hiện liên tưởng
* Hs thảo luận và đại diện trình bày
- Tình cảm thương mẹ sâu sắc.
- thái độ căm ghét những kẻ nói xấu mẹ
- niềm vui, hạnh phúc khi được ở bên mẹ
- Hs làm bài tập
- hs đọc ghi nhớ sgk / 25
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I..BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN 
 - Bố cục của vb là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
-phần 1: Giới thiệu ông Chu Văn An
- phần 2: công lao, uy tín và nhân cách của ông CVA
- phần 3: tình cảm của mọi người đối với ông CVA
II. LUYỆN TẬP
 Bt1 / 26 
a) Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần
b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian về chiều, lúc hoàng hôn
c) Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thuyết
.
Tuần 3 Bài 3
Ngày dạy: Tiết 9-10 Văn bản
 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 ( Trích: Tắt đèn )
 Ngô Tất Tố
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xh thực dân nữa pk trước cách mạng tháng Tám 1945.
 - Nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tả người, tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố
 2. Trọng tâm:Hiểu, pt được nd vb.
 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng pt nv, đọc sáng tạo vb.
 4. Gd: đồng cảm chia sẻ với số phận người nông dân ngày xưa.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - Gv: sgk + giáo án 
 - Hs: sgk + bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Trực quan + thảo luận + vấn đáp 
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được biểu hiện qua những hành động và thái độ nào ?
- Thế nào là hồi kí ? Phân tích nv người cô
3. Bài mới
* Gv giới thiệu bài và đọc mẫu, gọi 2-3 hs đọc tiếp. Gvnx cách đọc
-Gv: Hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Gv:Theo em đoạn trích có thể được chia thành mấy phần ? nêu nd từng phần 
- GV: Khi bọn tay sai xông vào nhà tình thế chị Dậu ntn ? 
- Gv: Cai lệ là chức danh gì ? Hắn ở làng Đông Xá với vai trò gì ?.
-Gv:Hắn và tên người nhà lí trưởng xông vào nhà chị Dậu với ý định gì ? 
-Gv: Tại sao hắn chỉ là một tên tay sai mà có quyền đánh trói người như vậy ?
- Qua những hành động của tên cai lệ em hiểu thế nào về xh đương thời ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả ?
- Gv: Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của tên cai lệ được thể hiện ntn ?
* Gv: cho hs thảo luận nhóm 5 phút . Gvnx
- Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả ntn ? Sự miêu tả đó có chân thực và hợp lí không ?
-Gv: Em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu?
-Gv:Qua đoạn trích và nv chị Dậu em rút được chân lí gì trong cuộc sống ?
- Gv: gọi hs đọc ghi nhớ 
.
4. Củng cố
 - Diễn biến hành động của chị Dậu được miêu tả có chân thực và hợp lí không ? Dẫn chứng
 5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Đọc lại đoạn trích + học thuộc bài thuộc bài + làm bt 4,6 sgk / 23,24
- Xem trước vb: Lão Hạc
 - Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
 +Thế nào là đoạn văn ? 
 + Trả lời câu hỏi 1,2, 3sgk / 34,35
- Hs đọc văn bản và chú thích
- Tác giả: Ngô Tất Tố (1893- 1954)
- Đoạn trích là chương 18 của tác phẩm Tắt đèn
- đoạn trích có 2 phần:
 + P1: cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu
 + P2: Cuộc đối mặt giữa chị Dậu, tên cai lệ và người nhà lí trưởng
- nhà hết gạo,chồng đau yếu, con đói khát, nợ sưu,
- Cai lệ là viên quan chỉ huy một tốp lính, chức danh thấp nhất trong quân đội chế độ cũ. Hắn truy thu thuế của nông dân.
- bắt trói anh Dậu
- vì hắn đại diện cho “nhà nước” nhân danh “ phép nước để hành động
- xh tàn bạo, bất công
- khắc họa nv cai lệ hết sức nổi bật, sống động
- sầm sập tiến vào, trợn mắt, quát thét
 Hs thảo luận nhóm và đại diện trình bày
- lúc đầu van xin lễ phép – liều mạng cự lại (cự bằng lí lẽ)- xưng tôi ngang hàng (cự bằng hành động )
- Hs nêu nhận xét
- có áp bức ắt có đấu tranh
- hs đọc ghi nhớ
- hs gấp sách và nhắc lại nd bài
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
1.Tác giả: Ngô Tất Tố (1893- 1954)
 2. Tác phẩm: Đoạn trích là chương XVIII của tác phẩm “ Tắt đèn”
.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
 1. Tình thế của chị Dậu
 - Nhà nghèo, nợ sưu, chồng đau ốm vì bị đánh trói, con nhỏ đói khát.
.
2. Nhân vật cai lệ
 - Tên cai lệ vô danh, tàn bạo không chút tính người. Hắn là hiện thân đầy đủ rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
3. Nhân vật chị Dậu
 - Chị Dậu là một phụ nữ nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối. Chị có tinh thần phản kháng, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ khi bị đẩy đến bước đường cùng đã dám vùng lên chống trả quyết liệt.
 Ghi nhớ sgk / 33

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV 8 tuan 13.doc