Tuần 20- Tiết 77
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận đươợc vẻ đẹp tơươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển trung bộ và tình cảm quê hươơng đằm thắm của tác giả.
- Hiểu đơược sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ qua nghệ thuật tả cảnh, tả tình bình dị mà lắng sâu, thấm thía.
2.Kĩ năng: cách phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình.
3.Thái độ: Khơi dậy tình cảm yêu quê hươơng trong mỗi con ngơười.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Học sinh:
- Sươu tầm tơư liệu, tìm hiểu về Tế Hanh.
- Tìm đọc một số bài thơ viết về quê hơương của Tế Hanh và các tác giả khác.
- Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK.
Giáo viên:
- Sươu tầm tươ liệu, tranh ảnh, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Tế Hanh.
- Thiết kế giáo án- các hoạt động dạy và học.
- Chuẩn bị các tranh ảnh, tơư liệu
Tuần 20- Tiết 77 NS: 21.01.2008 QUấ HƯƠNG (Tế Hanh) A.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển trung bộ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ qua nghệ thuật tả cảnh, tả tình bình dị mà lắng sâu, thấm thía. 2.Kĩ năng: cách phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình. 3.Thái độ: Khơi dậy tình cảm yêu quê hương trong mỗi con người. B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Học sinh: Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về Tế Hanh. Tìm đọc một số bài thơ viết về quê hương của Tế Hanh và các tác giả khác. Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Tế Hanh. Thiết kế giáo án- các hoạt động dạy và học. Chuẩn bị các tranh ảnh, tư liệu, đèn chiếu.phục vụ cho tiết dạy. C, Tiến trình bài dạy. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1. Khởi động (5 phút) 1.Kiểm tra bài cũ. Hãy đọc thuộc lòng đoạn thơ từ “ Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớđến Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?” và trình bày nỗi nhớ khôn nguôi về “một thời oanh liệt nay còn đâu” của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. HS: Đọc thuộc lòng đoạn thơ theo yêu cầu và Phân tích để thấy: Thất vọng với thực tại, con hổ “sống mãi trong tình thương nỗi khớ” về một quá khứ hào hùng, giang sơn hùng vĩ. -Hổ nhớ một thủa tung hoành với hình ảnh về một vị chúa tể sơn lâm uy nghi, hùng dũng và quyền thế. -Nỗi nhớ trào dâng khi những đêm vàng bên bờ suối-hổ như một thi sĩ tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên; khi những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn- hổ như vị hiền triết lặng ngắm giang sơn đổi mới; khi bình minh, tiếng chim ca làm đẹp thêm giấc ngủ say; khi chiều về, chiến trường đẫm máu làm rạng rỡ thêm chiến công của vị thủ lĩnh bất bại.tất cả đã chỉ còn là kỉ niệm, tất cả “nay còn đâu”. -Kết thúc đoạn thơ là tiếng kêu bi thiết: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? GV: Đánh giá và cho điểm. 2. Vào bài mới. Quê hương, nguồn cảm hứng dồi dào, sâu nặng của biết bao các thi nhân. Trong phong trào thơ mới, chúng ta gặp nỗi nhớ quê hương với muôn ngàn cung bậc từ đau thương như thơ Chế Lan Viên, não nùng như Lưu Trọng Lư, da diết như Nguyễn Bính, nồng nàn như Anh Thơ đến tươi vui như Đoàn Văn Cừ, sáng trong như Hàn Mặc Tử.Và tất nhiên không thể không nhắc đến Tế Hanh. Đến với bài thơ “Quê hương”, chúng ta sẽ thấy tại sao trong một dòng chảy ào ạt của cả một phong trào thơ người ta vẫn trào dâng tiếng thơ của Tế Hanh! GV Trình bày hiểu biết của em về Tế Hanh. HS: Căn cứ vào SGK và tư liệu được đọc để giới thiệu về Tế Hanh. Tên thật là Trần Tế Hanh Sinh năm 1922 tại Quảng Ngãi. Là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Với những đóng góp to lớn của mình, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. GV: Như vậy, các em đã có những hiểu biết về nhà thơ Tế Hanh. (ghi bảng) GV: mở rộng thêm: - “Tế Hanh là nhà thơ của quê hương, của nỗi niềm xa xứ” (Hà Minh Đức) - “Tế Hanh là người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét cảnh sắc thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương” (Hoài Thanh) GV: Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS: (Theo SGK, HS nói được: Bài thơ được in trong tập “Nghẹn ngào” (Xuất bản 1939)- Sau được in trong tập “Hoa Niên”-1945. GV: Bài thơ là một tác phẩm thành công nằm trong nguồn cảm hứng về hương đất nước của Tế Hanh.Quê hương là nguồn cảm hứng suốt cuộc đời nhà thơ. Tế Hanh có nhiều bài về quê hương như “Mặt quê hương”, “Nhớ con sông quê hương”. GV: Nghe thầy đọc và cho biết cần đọc bài thơ này với giọng như thế nào? GV: Gọi 2 học sinh đọc và nhận xét. HS: Bài thơ này nên đọc: -2 câu đầu : Đọc giọng nhẹ nhàng. -14 câu tiếp: Giọng đọc mạnh mẽ, hào sảng -4 câu cuối: Trầm hơn có phần suy tư, sâu lắng GV: Trong bài có một số từ cần nắm được nghĩa để hiểu đúng, đặc biệt để thấy sự sáng tạo của nhà thơ. Các em hiểu thế nào là “hăng”- “rướn”-‘xa xăm”? HS: Trả lời. GV: Các em đã giải nghĩa khá tốt (hăng: sôi nổi-mạnh mẽ do được kích thích mạnh. Rướn: cố hết sức để vươn ra phía trước. Xa xăm: rất xa vời.) GV mở rộng thêm và chuyển ý: Bài thơ làm theo thể thơ: 8 tiếng (Sản phẩm sáng tạo đặc trưng của phong trào Thơ mới). Bài thơ được triển khai theo mạch cảm xúc: Nỗi nhớ, sự hồi tưởng về quê hương. GV: Hãy xác định bố cục của bài thơ. HS: Có thể chia bài thơ theo nhiều cách: Cách 1. Theo khổ Cách 2. Theo đoạn. + Đoạn đầu “ Làng tôithớ vở”: Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả. +Khổ cuối: Lời bộc bạch tâm sự của nhà thơ. GV: Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo bố cục 2 phần. (ghi bảng) GV: (Đọc và hỏi) Em có nhận xét gì về giọng thơ của 2 câu đầu? HS: Nhẹ nhàng, mộc mạc. GV Bình thêm: Thơ Tế Hanh, mở đầu thường rất dung dị: VD Những ngày nghỉ học tôi hay tới/ Đón chiếc tàu đi đến những gahoặc Quê hương tôi có con sông xanh biếtVà Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.Cách mở đầu ấy báo hiệu một tiếng thơ mộc mạc đến hiền lành, chân chất mà tha thiết. Hai câu thơ mở đầu cho ta thấy “Quê hương” thực sự là lời thủ thỉ tâm sự của một hoài niệm về nơi ta giờ đã xa.. GV: Vậy thì, qua 2 câu đầu, tác giả đã giới thiệu với chúng ta những gì về quê hương? HS: Quê hương làm nghề chài lới- chung quanh là nước- cách biển một ngày đi đường sông GV: Lược ghi bảng- Vừa ghi vừa nói: nước bao vây cách biển nửa ngày sông (cách tính riêng của ngời dân vùng chài). Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc và cũng rất tự hào về quê mình. GV: Sinh ra và lớn lên ở một miền quê ba bề bốn bên là nước như vậy, tình quê thấm đẫm vào tình cảm của chàng trai miền biển để khi đi xa luôn hồi tưởng, nhớ nhung tha thiết. Theo em, quê hương đã được tác giả hồi tưởng qua mấy cảnh? Đó là những cảnh nào? HS: qua 2 cảnh: Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. GV: Yêu cầu HS đọc thơ “Khi trời trongthâu góp gió”. Hình dung và miêu tả lại cảnh được tái hiện. Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở đây? HS: Cảnh đẹp: trời trong không gợn mây đen; gió nhẹ nhàng, bình minh tươi tắn GV bình: Biển cả không phải lúc nào cũng bình yên mà có lúc bão giông. Nhưng tâm hồn tác giả vẫn hướng trọn cho hình ảnh về một ngày bình yên, sáng đẹp. Đó chẳng phải là một biểu hiện của tình quê trong mỗi người chúng ta hay sao? Hình ảnh quê nhà thực là nơi neo đậu yên ổn cho những con người phải xa xứ! Trên cái nền cảnh ấy, con người lao động hiện lên như thế nào? HS: Các chàng trai miền biển trẻ, khoẻ bơi thuyền ra khơi. GV: Trong nỗi nhớ của mình, quê hương đã được tái hiện qua hình ảnh nào? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng và tác dụng của nó? HS: GV: Các em đã nói đúng: Nhà thơ mượn hình ảnh con thuyền để nói về khí thế, tâm hồn của người dân quê. +Con thuyền đợc so sánh với con tuấn mã (sinh động, hồn nhiên) đang “vượt trường giang”. Các từ “tuấn mã”, “trường giang” làm giọng thơ có nét trang trọng, mang bóng dáng xa xa, cổ tích. GV: Có bạn đọc là “chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã”. Nếu là “băng” thì câu thơ có hay hơn không? Vì sao? HS: +băng: Vượt thẳng qua, bất chấp mọi trở ngại. + “hăng” ngoài nói về tốc độ nhanh, mạnh còn cho thấy cả tinh thần, khí thế. Nó như nhân hoá cả con thuyền. Còn băng thì chỉ nói được sự lướt nhanh. GV: Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm.thâu góp gió” là 2 câu thơ hay nhất. ý kiến của em? HS: Đúng vậy, đây là 2 câu thơ hay vì: “Cánh buồm” (hiện thực, hữu hình) lại được so sánh với “mảnh hồn làng” (trừu tượng): Cảm nhận sâu lắng về tình đất, tình người trong tâm khảm mỗi con ngời GV bình: Hình ảnh cánh buồm đã trở thành hình ảnh biểu tượng trong hồn thơ của nhiều thi nhân. Nguyễn Du với “Buồn trông cửa bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”, Nguyễn Bính với “Anh đi đấy, anh về đâu/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”..Cánh buồm trong thơ Tế Hanh đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương để sau đó “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” là tác giả đã “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. * Xa quê hương, tâm trí tác giả nhớ mãi những hình ảnh một buổi lao động của những người dân quê nhà đầy khí thế, mạnh mẽ. Hình ảnh ấy, dệt thành một bức tranh tươi đẹp và sống động. Tươi đẹp và sống động như tình yêu trong trẻo mà nhà thơ gửi về cho làng chài Quảng Ngãi của mình. Em hãy đọc đoạn tiếp theo từ “Ngày hôm sautrong thớ vỏ”. Buổi đón thuyền về vang lên những âm thanh. Hãy nêu và trình bày cảm nhận của em về cảnh đó? HS: Buổi thuyền về, bến đỗ náo nhiệt: tiếng “ồn ào” của bao nhiêu âm thanh xen nhau, tiếng hát trong lòng ngân nga, hân hoan tri ân trời biển.Đó không chỉ là âm thanh thực tế mà còn là âm thanh của lòng người. GV: Em hãy phân tích 2 câu thơ “Dân chài.xa xăm” để thấy vẻ đẹp của người dân quê mang những nét rất riêng của Tế Hanh. HS: +làn da ngăm rám nắng: Khoẻ, cái khoẻ của người lao động trải bao sương gió +thân hình nồng thở vị xa xăm: Đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ ngàn xa của những con người gắn mình với biển cả bao la. GV bình: Hai câu thơ là những phát hiện riêng của Tế Hanh. Hình ảnh người dân chài mang sắc thái huyền thoại, cổ tích, mang hơi thở của đại dương quen mà lạ, thực mà hư. Phải tinh tế và gắn bó sâu nặng với quê hương mới có thể nhận ra vị xa xăm như thể được toát ra từ cả thân hình người dân chài. Người dân thì vậy, còn con tuấn mã khi ra khơi, bay giờ ra sao? HS: phân tích 2 câu tiếp: -Hình ảnh con thuyền: mỏi, trở về nằm và nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. +Lời thơ như dịu đi: Tác giả có cái nhìn rất âu yếm với con thuyền. +Nghệ thuật nhân hoá: con thuyền như một con người mệt mỏi nằm nghỉ thanh thản sau những ngày lao động vất vả. +Cảm nhận tinh tế: con thuyền cũng thấm sâu trong mình những trải nghiệm của cuộc đời. (Cả đến vật vô tri cũng mang trong mình sắc diện riêng của quê nhà) GV: Hoài Thanh đã đúng khi nhận xét Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét thần tình chốn quê hương bởi một tình quê luôn da diết trong lòng. Tế Hanh có những cách cảm rất riêng: lắng sâu suy nghĩ về quê hương. Kết thúc những bài thơ viết về mảnh đất thân thương của ông thường là những lời thổ lộ trực tiếp với bạn đọc. Hãy phân tích khổ cuối để chứng minh. HS: - Bộc bạch hoàn cảnh và nỗi lòng của mình: “nay xa cách” nhng “lòng luôn ưtởng nhớ” (liên tưởng đến ca từ của bài “Quê hương tuổi thơ tôi” của Từ Huy: “Tôi xa quê tôi, bao năm tháng qua, nhưng trong trái tim không bao giờ xa” -Các hình ảnh liên tiếp trở về trong tâm trí: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Nhịp thơ da diết do cách liệt kê các hình ảnh. -Nỗi nhớ quê thành điểm nhạy cảm trong tâm trí. Chỉ cần “thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” ở đâu đó là hình ảnh quê hương lại trở về ngự trị trong tâm hồn. GV bình: Mỗi con người khi đi xa vẫn thường lưu giữ trong mình một hương vị của quê nhà để nhớ. Nếu người dân đồng bằng Bắc bộ khi xa nhớ “Canh rau muống, cà dầm tương”..thì người dân miền biển nhớ hương vị của biển cả “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. GV: Hãy trình bày cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ. HS: Cảm xúc về tác giả, nội dung và nghệ thuật của bài thơ. GV Đưa là bài tập thảo luận: So sánh cảm xúc giữa “Quê hương” và “Nhớ con sông quê hương”. HS So sánh (dựa vào hoàn cảnh sáng tác- giọng thơ- nội dung) để tìm câu trả lời. -Giống: Tình yêu thiết tha sâu nặng với quê hương. -Khác: + “Quê hương”: sáng tác khi tác giả mới 18 tuổi rời nhà đi học nên tình cảm sôi nổi, da diết nhưng có nét bồng bột, trẻ trung. Hình ảnh thơ mạnh mẽ, phóng túng, đôi chỗ khoa trương. + “Nhớ con sông quê hương”: Sáng tác năm 35 tuổi, tác giả tập kết ra Bắc trong cảnh ngộ đất nước chia cắt nên tình cảm đằm sâu, day dứt. Bài thơ không chỉ nói về tình yêu quê hương mà còn phản ánh khát vọng thống nhất đất nước GV: Các em về nhà hãy: -Tìm đọc và chép lại ít nhất 5 câu thơ (đoạn thơ) viết về quê hương của các nhà thơ trong phong trào thơ Mới khác như Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử.. -Học thuộc lòng bài thơ. Soạn “Khi con tu hú” +Tìm hiểu tập thơ “Từ ấy” +Hoàn cảnh ra đời của bài thơ +Trả lời các câu hỏi trong SGK I.Đọc và hiểu văn bản 1.Vài nét về tác giả- tác phẩm * Tác giả: Tế Hanh sinh năm 1921 tại làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. - Phong cách thơ: Dung dị, hiền lành, sâu lắng, tự nhiên *Tác phẩm: Sáng tác năm 1939- Khi mới 18 tuổi, rời xa quê hương ra Huế học. 2. Đọc. Hào hứng- tha thiết 3.Bố cục: Chia 2 phần: II. Phân tích văn bản. 1.Hình ảnh quê hơng trong nỗi nhớ của nhà thơ. a.Giới thiệu về quê hơng. -Lời giới thiệu rất mộc mạc, giản dị. -Nghề nghiệp: chài lưới. -Địa thế: nước bao vây. b.Nhớ mãi trong lòng cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. -Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày mới tươi đẹp. -Người dân: các chàng trai trẻ, khoẻ bơi thuyền ra khơi. -Con thuyền như con tuấn mã mạnh mẽ vợt trường giang. -Cánh buồm hay hồn quê hương luôn căng gió. * Bằng bút pháp lãng mạn, nhà thơ đã tái hiện bức tranh lao động hứng khởi trên nền cảnh thiên nhiên tươi đẹp với tình cảm trìu mến, yêu thương. c.Và còn mãi trong tâm trí một buổi đón thuyền về. - Âm vang của biển cả, của con ngờilà những thanh âm của hạnh phúc, niềm vui. -Hình ảnh ngời dân chài được khắc hoạ trong chiều sâu cảm nhận ->Bức tượng đài khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài quê hương. -Hình ảnh con thuyền trên bến đỗ bình yên. 2.Lời bộc bạch tâm sự của tác giả. -Luôn tưởng nhớ về quê hương. -Các hình ảnh của quê hương đã thành những kí ức không quên. -Hình ảnh quê hương đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn. III. Tổng kết Bằng một giọng thơ trong sáng và giản dị, nhịp thơ khoẻ và mạnh, với sự sáng tạo hình ảnh vừa chân thực, chính xác vừa bay bổng lãng mạn, bài thơ đã bộc lộ một tình yêu quê hương nồng hậu và đắm say của một hồn thơ dạt dào tình quê, tình đất nước. IV. Hướng dẫn về nhà
Tài liệu đính kèm: