Tiết 9 – văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
“ Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự có nhiều cuộc đối thoại, giàu kịch tính.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ:
- Cảm thông với nỗi khổ của người nông dân và trân trọng những phẩm chất cao đẹp đối với người phụ nữ VN; những người bị áp bức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Ổn định (1):
2. Kiểm tra bài cũ (3):
- Phân tích cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?
(HS dựa vào nội dung bài học để ttrả lời)
Soạn: Bài 3 Giảng: Tiết 9 – văn bản: Tức nước vỡ bờ “ Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Kĩ năng: - Tóm tắt văn bản truyện. - Rèn kĩ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự có nhiều cuộc đối thoại, giàu kịch tính. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ: - cảm thông với nỗi khổ của người nông dân và trân trọng những phẩm chất cao đẹp đối với người phụ nữ VN; những người bị áp bức. II. đồ dùng dạy học. III. phương pháp. - Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.... IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định (1’): 2. Kiểm tra bài cũ (3’): - Phân tích cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ? (HS dựa vào nội dung bài học để ttrả lời) 3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. HĐ của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. Ngô Tất Tố(1893-1854) là một trong những nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Tác phẩm" Tắt đèn" có sức khái quát xã hội cao, là bức tranh thu nhỏ của nông thôn VN trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép tố cáo chế độ phong kiếm tàn bạo. Đoạn trích" Tức nước vỡ bờ" cho ta thấy chị Dậu đấu tranh như thế nào? tình cảnh gia đình chị ra sao? * HĐ2: HDHS đọc hiểu văn bản. - Mục tiêu: HS đọc đúng và thể hiện cảm xúc. + Nhận biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý ý nghĩa của một số chú thích khó. - Cách tiến hành: Gv HD cách đọc: to, rõ ràng và làm nổi bật khồng khí căng thảng, khẩn tr]ơng, hồi hộp ở phần đầu văn bản. Thể hiện sự bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối. Chú ý đọc ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật: chị Dậu, cai lệ. GV đọc mẫu 1 đoạnà gọi 2 HS đọc H: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả? - Là nhà nho gốc nông dân, nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ, là nhà báo nổi tiếng. H: Em hiểu đoạn trích thuộc chương mấy của tác phẩm? Viết về vấn đề gì? - Viết về nông thôn VN trước CM, đồng thời là bản án đanh thép với trật tự XH tàn bạo, ăn thịt người. - Gv lưu ý hs thảo luận một số chú thích khó. * GV giải thích thêm: - Sưu: thuế thân – thuế đinh (thuế đánh vào thân thể, mạng sống của con người. Thuế thân chỉ đánh vào người đàn ông (đinh) từ 18 tuổi trở lên. H: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? *GV: chị Dậu nhà nghèo phải bán con, bán chó, bán khoai để đủ tiền đóng sưu cho chồng, nhưng bọn cường hào lại bắt chị nộp sưu cho em chồng đã mất. H: Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảnh nhà chị Dậu như thế nào? H: Em hiểu lê bề, lệt bệt nghĩa là gì? ốm rề rề là gì? – Mệt mỏi, vận động khó khăn. H: Theo em, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó? GV: Cảnh khốn quẫn của người nông dân nghèo dưới ách áp bức của chế độ phong kiến, không đủ tiền nộp sưu bị đánh đập tra tấn dã man. H: Chị Dậu đã chăm sóc người chồng ốm đau như thế nào? - Cháo chínmúc ra..quạt nguộirón rén..bưng một bát đến cho chồng... H: Kể về chị Dậu chăm sóc chồng tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào? - Tương phản giữa hình ảnh người vợ hiền dịu >< khó khăn căng thẳng của vụ sưu thuế. H: Hình dung của em về con người chị Dậu từ cử chỉ lời nói? - là người phụ nữ đảm đang, hết lòng thương yêu chồng con, tính tình dịu dàng và sống tình cảm. * GV bình về gia cảnh của chị Dậu. - GV gọi HS đọc "Anh Dậu1 giờ nào nữa"(T29). GV HD HS chia đôi vở khi tìm hiểu 2 nhân vật. H: Tên cai lệ này có mặt ở làng Đông xá với vai trò gì? Hắn xông vào nhà anh Dậu có ý định gì? - Là tên tay sai đắc lực của quan phủ, tên tay sai chuyên nghiệp của cái trật tự XH tàn bạo, tàn ác,hung dữ.. để thu thuế. H: Trong đoạn văn vừa đọc, em thấy tên cai lệ hiện lên như thế nào?- Em hiểu sầm sập nghĩa là như thế nào? H: Các từ tay thước, roi song, dây thừng thuộc loại trường từ vựng nào mà các em đã học? có tác dụng gì? - Thuộc trường dụng cụ -> Nhấn mạnh tên hung dữ. H: Những cử chỉ, lời nói, hành động của y đối với anh Dậu khi đến thúc sưu được tácgiả miêu tả như thế nào? -Ngôn ngữ: quát, thét, chửi mắng, hầm hè. - Cử chỉ, hành động: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái dây thừng, sầm sập chạy tới sấn đén, nhảy vào Gọi HS đọc (Chị Dâu run..trông lại – Sgk/30). GV: Tình thế chị Dậu khi bọn cai lệ tiến vào, Chị rón rén bưng cháo vào cho chồng đang hồi hộp xem anh ăn có ngon không. Bọn tay sai đến: Anh Dậu khiếp " lăn đùng ra.." H: Chị Dậu đối phó với bọn tay sai bảo vệ chồng bằng cách nào? thái độ của chị từng bước thể hiện ra sao? H: Em nhận gì về cách m/tả n/vật cai lệ và người nhà lý trưởng? - M/tả sinh động, sắc nét đậm chất hài, với những từ láy, động từ mạnh, tương phản H: chi tiết ngã chỏng quèothét trói gơi cho em cảm xúc gì? GV: chi tiết đắt giá đưa ra hợp lí. hợp tình, gây khoái cảm cho người đọc, đem lại sự hả hê khoan khoái sau bao đau thương g/đình chị phải gánh chịu. thể hiện b/c tàn ác và thực lực yêu ớt hèn kém đáng cười của chúng. H: Nêu nhận xét của em về b/c tên cai lệ và người nhà lý trưởng? GV: Chỉ xuất hiện trong đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc họa nổi bật, sống đông, có giá trị diển hình cho tầng lớp tay sai thống trị. Tên cai lệ mang tích cách dã thú hung dữ, tàn bạo dã man,hắn măc ,bỏ ngoài tai những lời van xin chị? H: Theo em sự thay đổi thái độ, hành động của chị Dậu có hợp lý không? Vì sao? - Phù hợp cách thay đổi cách xưng hô từ cháu -> tôi , cự lại bằng lí lẽ -> Ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Tát chị- Chị nghiến 2 hàm răngMày trói chồng bà đi, bà cho màyxemCách xưng hô đanh đá của người p/nữ b. thường, thể hiện sự căm phẫn cao độ tư thế đứng trên đầu thù để đấu lực với chúng. H?: Vì đâu mà chị có sức mạnh, bất ngờ, kì lạ như vậy để quật ngã hai tên tay sai? - Vì yêu thương chồng con và sức mạnh của lòng căm thù. H: Em thử suy nghĩ t/ giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì? * GV: Đoạn trích cho ta thấy tích cách nhân vật chị Dậu mộc mạc hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng không hoàn toàn yếu đuối chỉ biết sợ hãi. Trái lại có một sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị tới đường cùng chị vùng dậy chống trả quyết liệt, thái độ bất khuất. - Câu"Anh Dậu..u nó không được thếphải tù phải tội" chị có chấp nhận sự vô lý này được không? - không H: Câu nào của chị thể hiện hành động dũng cảm đứng lên chống kẻ ác? có ý nghĩa gì? * GV: Chị không chịu sống cúi đầu cho kẻ khác trà đạp, tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chị Dâụ chỉ là bột phát căn bản chưa giải quyết được gì, một lúc sau cả nhà bị trói - HĐ nhóm (5’ ) 1. Dựa vào tính thống nhất chủ đề trong văn bản để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề " Tức nước vỡ bờ" 2. Theo em, thái độ nào của nhà văn đối với thực trạng xã hội và đối với phẩm chất của người nông dân trong xã hội xũ. - HS báo cáo – nhận xét- Giáo viên bổ xung Dự kiến trả lời 1. Nội dung: Chị Dậu bị áp bức cùng quẫnà phản ứng chống lại cai lệ và người nhà lí trưởngà có áp bức à đấu tranh 2. Lên án xã hội thống trị, thông cảm với cuộc sống nghèo khổ của nhân dân, cổ vũ tinh thần phản kháng * HĐ 4: HD HS tìm hiểu ghi nhớ - Mục tiêu: HS rút ra được những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. - Cách tiến hành: H: Qua bài này, em hiểu gì về xã hội, nông thôn VN trước cách mạng tháng 8, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ (chị Dậu)?- Về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nhân vật, đoạn trích có điểm gì đặc sắc? H: Vì sao nói đoạn truyện giàu kịch tính, lại đậm chất điện ảnh có thể chuyển thành phim, kịch? Gọi học sinh đọc ghi nhớ(SGK-T33) GV nhấn mạnh điểm chính HĐ4: HDHS Luyện tập - Mục tiêu: HS biết xác định đúng yêu cầu bài tập và làm được bài tập theo yêu cầu. - Cách tiến hành: - Gọi 4 HS một nhóm đọc diễn cảm văn bản có phân vai: chị Dậu, cai lệ, lí trưởng, anh Dậu. H: Có thể đặt tên cho đọan trích những nhan đề khác như thế nào? - Khi người đàn bà nổi dậy. - sức mạnh của tình yêu thương. 2’ 7’ 3’ 19’ 5’ I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Thảo luận chú thích. a). Chú thích * * Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954) quê Bắc Ninh (Đông Anh- Hà Nội) là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng * Tác phẩm: - Vị trí: trích trong chương XVIII của tác phẩm " Tắt Đèn" - Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. - Thể loại: Tự sự (tiểu thuyết). b). Các chú thích khác: 3,4,6,9 II. Bố cục: 2 phần - P1: Từ đầu -> ngon miệng không (cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu). - P2: Còn lại: chị Dậu đối mặt với cai lệ – người nhà Lí trưởng). III. Tìm hiểu văn bản: 1. Tình thế của gia đình chị Dậu - nợ sưu nhà nước, anh Dậu bị đánh, 3 đứa con đói khát. - Anh Dậu: lề bề, lệt bệt, ốm rề rề. -> Tác giả kể chuyện, sử dụng từ láy để làm nổi bật Cảnh nghèo khổ, đáng thương thê thảm và nguy cấp của gia đình chị Dậu. 2) Nhân vật chị Dậu và bọn tay sai. Cai lệ,người nhà lý trưởng chị Dậu - Sầm sập tiến vào tay thước, roi song...dây thừng ...Thét - ..Trợn mắtquát, chửi bới, đánh trói hầm hè giật phắt dây thừng..sầm sập xông đến chỗ anh Dậu. - Tha này. bịch luôn vào ngực chị Dậu và sẫn đến trói anh Dậu - tát chị Dậu đánh bốp..nhảy vào anh Dậu và gã chỏng quèo, thét. - sấn sổ trực đánh, ngã nhào ra thềm.. -> Động từ mạnh đậm chất hài, tương phản, miêu tả sinh động -> Tên cai lệ mang tích cách dã thú không chút tình người: tàn bạo, dã man. - run run..van xin tha thiết...lễ phép. - xám mặt, chạy đến đỡ lấy tay hắn:“cháuvan ông” - chị liều mạng cự lại: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. - Chị nghiến 2 hàm răng: Mày trói chồng bà đibà cho mày xemTúm cổ, ấn dúi – nắm gậy,túm tóc lẳng ra thềm.. ->Hình ảnh gợi tả, động từ mạnh tương phản, cách thay đổi xưng hô -> Chị Dậu đẹp ngang tàng, rực rỡ, hiên ngang của con người bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh. - Thà ngồi tùlàm tình làm tội mãi thế này-> Thái độ không chịu sống quỳ, tư thế làm người thật đẹp. IV.Ghi nhớ. (SGK-T33) V. Luyện tập 4. Củng cố (3’): GV hệ thống lại trọng tâm bài - Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của NTT qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" 5.HDVN (2’): Học phân tích được nhân vật chị Dậu, cai lệ. - Tóm tắt được đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu. - Soạn bài: Lão Hạc - Chuẩn bị: xây dựng đonạ văn trong văn bản. + Thế nào là đoạn văn. + Cách trình bày nội dung đoạn văn. Soạn: Ngữ văn - Bài 3 Giảng: Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 2. Kĩ năng: - nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng cách xây dựng đoạn văn. II. đồ dùng. - Sơ đồ cách trình bày nội dung đoạn văn (bảng phụ). IV. phương pháp. - Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.... III. tổ chức giờ học. 1, ổn định (1’): 2. kiểm tra (3p): - Bố cục của văn bản gồm mấy phần? nội dung từng phần? (Dựa vào phần ghi nhớ SGK/ 25) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. Các em đã học về bố cục của văn bản gồm ba phần, phần mở bài và kết bài đơn giản. Phần thân bài thường phức tạp và gồm nhiều đoạn văn. Vậy cách xây dựng đoạn văn trong văn bản là như thế nào. Tìm hiểu nội dung bài học. * HĐ2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn. Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn bản mục 1 SGK H: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn? - HS trả lời, GV khái quát. H: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? - Viết hoa lùi đầu dòng và có chấm xuống dòng H: Qua bài tập em có nhận xét gì về đoạn văn? + H.thức: viết hoa đầu dòng có chấm xuống dòng + N.dung: biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh GV Gọi HS đọc đoạn văn (phần I SGK/35) H: Đoạn văn 1 nói đến đối tượng nào? Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? - HS trả lời, Gv khái quát. H: ý nghĩa khái quát bao trùm lên đoạn văn 2 là gì? H: Tìm câu then chốt của đoạn văn? - Câu 1: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố (Câu chủ đề). H: Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn? - Vì: Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn hình thức thường gắn gọn,.ví trí đầu đoạn. H: Từ các BT trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? chúng đóng vai trò gì trong văn bản? HS chú ý vào đoạn văn “Ngô Tất Tố” H: Đoạn văn nào có câu chủ đề? đoạn văn nào không có câu chủ đề? vị trí của câu chủ đề trong mỗi đoạn văn ? - Đoạn 1- mục 1(SGK) 1 ko có câu chủ đề. H: Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? - Tữ ngữ chủ đề : NTTố, ông, nhà văn H: quan hệ giữa các câu trong đoạn văn ntn? - Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau H: ND của đoạn văn được trình bầy theo trình tự nào? - Các ý được lần lượt trình bầy trong các câu bình đẳng với nhau. (1) – (2) – (3) – (4) – (5). - Vị trí của câu chủ đề: (1) (2) (3) (4) (5) - HS đọc đoạn văn (phần b – sgk/ 35) H: Đoạn văn 2 có câu chủ đề không? đặt ở ví trí nào? Nội dung đoạn văn văn được triển khai theo trình tự nào? (1) (2) (3) (4) * HĐ 3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ. - Mục tiêu: HS xác đinh được nội dung cơ bản cần nhớ trong phần ghi nhớ. - Đồ dùng DH: Bảng phụ. - Cách tiến hành: H: Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn? Qua đó em rút ra nhận xét gì về cách trình bầy đv ? GV gọi HS đọc ghi nhớ -Phần ghi nhớ nội dung nào là cơ bản ? Mô hình đ/v (Bảng phụ): * HĐ4 : Hướng dẫn HD luyện tập - Mục tiêu: HS xác định được đúng yêu cầu bài tập và giải các bài tập trong sgk. - Cách tiến hành: Gọi HS đọc yêu cầu BT1 H: Văn bản trên chia thành mấy ý? mỗi ý diễn đạt thành mấy đoạn văn? Giáo viên gọi HS đọc BT 2 - Thảo luận (3’) -> đại diện báo cáo. H: Phân tích các ý trình bày nội dung các đoạn văn? Bài 3: Cho câu chủ đề: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta GV hướng dẫn HS viết Bài 4: GV hướng dẫn HS về nhà làm GV hướng dẫn HS làm bài tập thêm(bổ trợ) Cho các đoạn văn : nhận xét các đoạn văn 2’ 11’ 12 12’ I. Thế nào là đoạn văn *. Bài tập (sgk/34). Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn". - VB gồm 2 ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn - Hình thức: viết hoa lùi đầu dòng dấu chấm xuống dòng. - Nội dung; biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. -> Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn. 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. * Bài tập : SGK - Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn, nhà bào). - Đoạn 2: Đánh gá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Vn trước CM tháng 8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động. -> Từ ngữ chủ đề được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần duy trì đối tượng. - Câu chủ đề: + Hình thức: ngắn gọn, đủ 2 thành phần chính (cụm C-V). Nội dung: mang ý nghĩa k/quát cho cả đoạn văn. 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn a). Bài tập 1 (sgk / 34). * Đoạn 1: không có câu chủ đề. - Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ , bình đẳng với nhau -> cách song hành. * Đoạn 2: - có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. - các câu sau cụ thể hoá ý chính. -> Cách diễn dịch. b). Bài tập 2 (SGK-T35) - Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn. - các câu trước cụ thể hoá ý chính. -> Cách qui nạp. III. Ghi nhớ (SGK-T36) - K/n đoạn văn. - Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. - Cách trình bày nội dung đoạn văn. IV.Luyện tập * Bài 1. - VB chia thành 2 ý, mỗi ý diễn đạt thành 1 đoạn văn. * Bài 2. a. Diễn dịch b,c. Song hành * Bài 3. Viết đoạn văn - Diễn dịch: câu chủ đề đứng ở đầu câu 4. Củng cố (2’): GV hệ thống lại bài - Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? 5. HDVN (2’): - Học thuộc ghi nhớ SGK-T36 - Làm bài tập 3,4 SGK- T37. - Chuẩn bị bài viết số1: Văn tự sự + Xem trước các đề trong sgk/37 Soạn: Ngữ văn - Bài 3 Giảng: Tiết 11+12: Viết bài tập làm văn số 1 – văn tự sự I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm chắc kiến thức về cách viết bài văn tự sự, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. Luyện tập viết bài văn và đoạn văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự và cách diễn đạt mạch lạc,trình bầy rõ ràng. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác, phát huy cao tính độc lập suy nghĩ và vận dụng những kiến thức đã được học để viết bài. II. đồ dùng dạy học. III. Phương pháp. IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định: 2. Kiểm tra: A. Đề bài: Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi hoc. B. Yêu cầu chung: 1. Hình thức: - Bài viết trình bày sạch sẽ, khoa học. Bố cục rõ ràng, hợp lí. - Đúng, chuẩn chính tả. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. - Biết xây dựng các đoạn văn hợp lí. 2. Nội dung: - Bài viết xác định đúng kiểu bài. - Nội dung các đoạn, các phần đảm bảo, làm nổi bật nội dung theo yêu cầu của đề. 3. Biểu điểm: - Điểm 9-10: + Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức. + Điểm 10 không sai sót. - Điểm 7- 8: + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức. + Có thể mắc từ 2->3 lỗi về chính tả, dùng từ. - Điểm 5- 6: + Cơ bản đạt đợc các yêu cầu về nội dung và hình thức. + Có thể mắc từ 3->5 lỗi về chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt. + Bài viết có bố cục hợp lí. - Điểm 3- 4: + Bài viết chỉ đạt 1/3 nội dung cơ bản. + Hình thức trình bày cha thật khoa học. + Nội dung còn sơ sài, đôi chỗ còn lạc thể loại. + Mắc trên 5 lỗi chính tả, trên 3 lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: + Bài viết còn lan man, lạc kiểu bài. + Hình thức trình bày và bố cục yếu. + Mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: + HS không làm bài và không nộp bài. 3. Củng cố: Gv thu bài 4. Hướng dẫn học bài: - Ôn lại những kiến thức đã học. - Nắm chắc thể loại và cách làm bài văn tự sự. - Chuẩn bị: văn bản “Lão Hạc”. + Đọc trước nội dung bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk. + Tình cảnh gia đình Lão Hạc. + Tâm trạng và cái chết của Lão Hạc
Tài liệu đính kèm: