Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Năm học 2021-2022

1. Lý do chọn đề tài

Mô-li-e, đã để lại rất nhiều tác phẩm hài kịch có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Nhiều tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Trong bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ” được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa. Tác phẩm hài kịch từ lâu đã được đưa vào chương trình THCS nhưng trong thời điểm hiện tại việc giảng dạy vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Cho nên chất lượng hiệu quả giờ dạy chưa cao, hứng thú, niềm say mê với hài kịch ở học sinh dường như còn hạn chế. Khi giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh làm sau giờ dạy, cụ thể lớp 8A, Trường THCS xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2021-2022 thì số học sinh đạt yêu cầu chiếm 70%, chưa đạt yêu cầu chiếm 30%. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải trang bị cho giáo viên và học sinh đặc trưng thể loại và nâng cao chất lượng giờ dạy tác phẩm hài kịch bằng những phương pháp và biện pháp thích hợp.

Tác phẩm “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e là một tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy tư và cảm xúc. Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

 

docx 34 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mô-li-e, đã để lại rất nhiều tác phẩm hài kịch có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Nhiều tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Trong bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ” được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa. Tác phẩm hài kịch từ lâu đã được đưa vào chương trình THCS nhưng trong thời điểm hiện tại việc giảng dạy vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Cho nên chất lượng hiệu quả giờ dạy chưa cao, hứng thú, niềm say mê với hài kịch ở học sinh dường như còn hạn chế. Khi giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh làm sau giờ dạy, cụ thể lớp 8A, Trường THCS xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2021-2022 thì số học sinh đạt yêu cầu chiếm 70%, chưa đạt yêu cầu chiếm 30%. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải trang bị cho giáo viên và học sinh đặc trưng thể loại và nâng cao chất lượng giờ dạy tác phẩm hài kịch bằng những phương pháp và biện pháp thích hợp.
Tác phẩm “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e là một tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy tư và cảm xúc. Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
Chính với ý nghĩa lớn lao như vậy đã được đưa vào SGK lớp 8, tập 2. Tuy nhiên vấn đề học tác phẩm hài kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” trong dạy học THCS vẫn còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt đề tài này sẽ là dịp để chúng tôi thể nghiệm những kiến thức về phương pháp dạy học tác phẩm hài kịch với mong muốn tiểu luận này sẽ là một tài liệu bổ ích đối với giáo viên, học sinh. Ngoài ra, Chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài còn là một yêu thích và đam mê cá nhân cũng vì lòng yêu mến tác giả và muốn học sinh hiểu thấu đáo hơn về tác giả Mô-li-e trong tác phẩm “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nên tôi đã chọn đề tài: “ Vấn đề dạy học đọc hiểu hài kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e, theo định hướng phẩm chất năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ văn THCS (Qua bài Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục - SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam”).
2. Lịch sử vấn đề
	Có thể khẳng định rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết đi vào khai thác tìm hiểu tác giả Mô-li-e và tác phẩm hài kịch “Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục” như: 
 	- Sách giáo viên do Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên, phần lớn chỉ định hướng, khai thác văn bản hài kịch.
 	- Sách “ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8” do TS. Nguyễn Văn Đường làm chủ biên, trên cơ sở của sách giáo viên đã đưa ra những bước cơ bản nhất, những phương pháp cần sử dụng khi lên lớp để tiếp cận tác phẩm tuy nhiên nhiều chỗ vẫn chưa thật cụ thể đặc biệt là nội dung.
 	- Sách “ Bình giảng Ngữ văn 8” của 2 tác giả Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo chủ yếu đi vào thẩm bình tác phẩm.
 	- Sách “ Học-luyện văn bản Ngữ văn 8” do TS Nguyễn Quang Trung chủ biên cung cấp những kiến thức cơ bản về tác phẩm hài kịch và thể hiện nhiều góc nhìn khác của tác phẩm.
- Sách Bồi dưỡng ngữ văn 8 của nhóm tác giả Nguyễn Kim Dung, Đỗ Kim Hảo, Mai Xuân Miên, Trần Hà Nam, Trương Tham chủ yêu đi vào phân tích nhân vật. 
 Các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều ý kiến xác đáng, gợi ý xác đáng cho bài dạy học đó. Tuy nhiên vấn đề chưa hẳn đã được giải quyết triệt để. Vì vậy tôi thực hiện tiểu luận này mong góp một tiếng nói riêng của mình để làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận khoa học này là làm sáng tỏ : “ Vấn đề dạy học đọc hiểu hài kịch của Mô-li-e theo định hướng phẩm chất năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Qua bài Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục - SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam”. Đánh giá những mặt được và hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và tiếp cận thơ. Tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh và hoàn thiện phương pháp trong những giờ dạy tiếp theo.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Chương 1: Xác định cơ sở lí thuyết cho vấn đề
- Chương 2: Xác lập cơ sở tữ liệu cho bài học
- Chương 3: Đinh hướng dạy học bài “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” của Mô- li-e theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi để dạy học tác phẩm hài kịch theo đặc trưng thể loại.
Phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là văn bản hài kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”- SGK Ngữ văn 8, tập 2 (NXB GD, Hà Nội).
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670) của Mô-li-e.
5. Phương pháp nghiên cứu
	Trong tiểu luận này chúng tôi chủ trương tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận hệ thống, chủ trương theo phương pháp dạy học tích cực, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đồng thời thích hợp dạy học môn Ngữ văn
	Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng những phương pháp cụ thể như:
	- Phương pháp tổng hợp.
	- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
	- Phương pháp phân loại.
* Phương pháp phân tích tổng hợp.
	Dựa vào tất cả các kết quả điều tra, phân tích các mặt ưu nhược điểm, nguyên nhân sau đó tổng hợp lại. Từ kết quả này đề ra những biện pháp giải quyết tồn tại, phát huy ưu điểm các mặt của đối tượng (Giáo viên, học sinh, việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh).
* Phương pháp so sánh, đối chiếu.
	So sánh đối chiếu kết quả của việc dạy thử nghiệm, phát câu hỏi kiểm tra nhanh với kết quả học tập của học sinh qua sổ điểm của giáo viên và tổng kết chung của nhà trường.
* Phương pháp thống kê phân loại.
 	Trước khi nghiên cứu thực trạng môn Ngữ văn 8 ở trường THCS, tôi đã thống kê chất lượng môn văn học kỳ II của học sinh lớp 8. Phân loại học sinh giỏi, khá, TB, yếu. Từ những hiểu biết ban đầu đó tôi tiếp tục nghiên cứu điều tra để thấy được thực trạng thực tế của việc dạy học văn của lớp.
6. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận khoa học này chia làm 3 chương:
Chương 1: Xác định cơ sở lí thuyết cho vấn đề
Chương 2: Xác định cơ sở tư liệu cho bài học
Chương 3: Định hướng dạy học	
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Cơ sở lí thuyết, thể loại
1.1.1. Cách hiểu về kịch:
Theo cách Bêlinxkin nhà phê bình người Nga, tác phẩm kịch" là sử dụng hợp của các yếu tố đối lập - của chính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình"(12,243).
	Kịch còn được hiểu ở hai cấp độ:
	Ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học(kịch, tự sư, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn tả là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là nói đến sự biểu diễn sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ hành động và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).
	Kịch được xây dựng trên những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột. Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và tuân theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sư căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
	Về mặt kết cấu, vở kịch thường được chia thành nhiều hồi, cảnh nhằm tạo ra sư trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Trên toàn bộ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại như bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và kiến thức khác nhau.
	Ở cấp độ thể loại: kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng được gọi là chính kịch.
	Kịch hình thành như một thể loại vào nửă sau thế kỷ 18 qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Đức và Pháp như Đi-đơ-rô(1713-1784), Bô-mác-se(1732-1799) ... Nó hướng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lý tưởng của các lực lương dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng và dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề...để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng.
	1.1. 2. Cách hiểu về hài kịch 
Arixtop cho rằng "chỉ có thói xấu không đau đớn " mới gây nên tiếng cười làm cho cơ sở cho hài kịch. Letxing thấy chức năng của hài kịch "ở việc luyện tập cho chúng ta năng lực nhận ra cái lố bịch đáng cười". Căng thì chú ý đến mâu thuẫn giữa cái thượng và cái nhỏ nhen. Hêghen nhấn mạnh đến sự đối lập giữa hình thức và ý niệm tuyệt đối Secnưsepxkin thì cho "đó là sự trống rỗng, hèn kém bên trong được che đậy bằng một vẻ ngoài có tham vọng làm thành cái có nội dung và ý nghĩa thực tế" "cái xấu chỉ trở thành hài hước khi nào nó cố tình tỏ ra là đẹp " Một nhà lí luận khác còn cho rằng xung đột hài kịch bắt nguồn từ sự không tương ứng giữa khả năng và ý đồ, sự bắt trước cái nghiêm túc, sự mù quáng trong những ước muốn...đặc biệt xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, Mác đã phát hiện tính chất hài kịch ở những lực lượng xã hội phải tiến hoá. Đó trước hết là những chế độ lỗi thời, cổ hủ đã sống dai dẳng quá đời mình(12, 266).
	Có thể thấy hài kịch phản kháng và đánh giá những thế lực xã hội, những hiện tượng đời sống, những tính tình, những tập tục, những hoạt động và tác phong của con người hoàn toàn không phù hợp, mâu thuẫn với tính quy luật khách quan của sự phát triển, lịch sử và lí tưởng xã hội thẩm mĩ tiên tiến, từ đó gây nên sự phê phán bằng hình thức chế giễu. Gô Ngô có nói về hài kịch trong tác phẩm của mình: "trong quan thanh tra tôi đã tập vào một chỗ tất cả những điều tồi tệ ở nước Nga mà hồi ấy tôi biết, tất cả những gì phi nghĩa bất công...mà chỉ một lần cười chế nhạo tất cả". Tiếng cười trong hài kịch do đó có tác dụng giải thoát cho con người khỏi những tệ nạn xã hội và thói xấu cá nhân khỏi những điều ti tiện và thị hiếu tầm thường có tác dụng lớn lao trong giáo dục tư tưởng, đạo đức và thẩm mĩ tiên tiến. Tiếng cười này cũng có nhiều cung bậc và tính chất cho nên cũng có nhiều loại hài kịch khác nhau. Sự đánh giá thẩm mĩ các tình huống, các quan hệ và tính chất buồn cười, mù quáng nhưng chưa thể sửa chữa được là cơ sở cùa hài kịch châm biếm. Còn hài kịch lại biểu lộ sự mỉa mai sâu cay chế giễu công khai nhằm tẩy chay những tệ nạn xã hội.
	Qua đây chúng ta hiểu hài kịch là "thể loại kịch trong đó có tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cá ... nh lừa dối. 
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
- Xoay quanh các sự việc: đôi bít tất chật -> bộ tóc giả, lông đính mũ, bộ lễ phục - niềm quan tâm quan tâm duy nhất của Giuốc đanh.
- Ông phát hiện: hoa may ngược => Ông còn tỉnh táo.
+ "những người quí phái đều may ngược" -> Lí luận liều lĩnh, vớ vẩn.
+ Ông đồng ý ngay => Kẻ hiếu danh và ngu dốt, không có kiến thức về ăn mặc.
-> Nghệ thuật: giọng điệu khôi hài, ngôn ngữ đối thoại, kịch tính
=>Giàu có nhưng ngu dốt; học đòi làm sang trong khi thực chất không đáng được sang trọng.
 - Nhận thức lẫn lộn, ngu dốt háo danh
=> học đòi làm sang nên bị lừa trở thành lố bịch.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Ông Giuốc đanh sau khi mặc lễ phục.
a) Mục tiêu: Học sinh thấy được sự khao khát làm quý tộc của ông Giuốc- đanh.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân và thực hiện.
c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức và đọc tài liệu để trả lỏi câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
? Tay thợ phụ gọi ông Giuốc đanh là gì? Hắn thay đổi cách gọi mấy lần?
? Em có nhận xét gì về cách gọi của những tay thợ phụ? Cách gọi này của bọn chúng nhằm mục đích gì?
? Phản ứng của ông Giuốc đanh trước những cách gọi này như thế nào?
? Trước phản ứng của ông Giuốc đanh cho ta biết tâm trạng của ông lúc này như thế nào?
? Chứng tỏ ông Giuốc đanh là người ra sao?
?Theo em điều đáng cười, mỉa mai trong s/v này là gì ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: suy nghĩ cá nhân
+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời
+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Ta thấy hiện lên sân khấu là 1 người ngoài 40 tuổi , hí hửng được mặc quần áo mới lố lang lòe loẹt, vì sốt ruột nên để cho những tay thợ phụ người lột áo, kẻ tụt quần ngay tại phòng khách. Miệng nói, chân bước theo tiếng nhạc. Đi lại khoe quần áo như tên hề, hành động thật lố bịch .
Đó chính là nghệ thuật gây cười của Mô-li-e.
 Màn kịch khép lại nhưng tiếng cười vẫn đang mở ra, nó thấm thía và có sức lan tỏa vô cùng, không phải chỉ cười ở đôi bít tất, đôi giày chật, cũng không phải chỉ cười ở chiếc áo hoa ngược. Mà tiếng cười thâm thúy ở bản chất con người, đã dốt lại đòi làm sang và tự biến mình thành lố bịch. Phải chăng trong xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại những loại người như thế này.
2. Ông Giuốc đanh sau khi mặc lễ phục
-Thợ phụ gọi Giuốc đanh là: "ông lớnàcụ lớn ->đức ông
->Tâng bốc địa vị của ông Giuốc-đanh để moi tiền.
->Sử dụng phép tăng cấp- nhằm khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật.
- Ông lớn ư... Cụ lớn ! ồ, ồ cụ lớn... Lại "đức ông" nữa ! Hà hà ! Ta là đức ông kia mà !
- Liên tục thưởng tiền cho bọn thợ may.
->Cực kì sung sướng và hãnh diện.
=> Giuốc đanh đang khao khát danh vọng, khao khát được làm quý tộc ( thói học đòi làm sang).
Hoạt động 4: Tổng kết.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
b) Nội dung: Hs vận dụng sgk, vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Chốt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh suy nghĩ và thảo luận các câu hỏi
Nhóm 1: Vì sao ông Giuốc-đanh là một nhân vật hài kịch ? Chúng ta cười ông ta vì những điểm nào?
Nhóm 2: Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: thảo luận nhóm
+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời
+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK/ 122).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
b) Nội dung: Hs vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện
c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên: 
- Nhận xét về biện pháp gây cười của môlie?
- Ý nghĩa tiếng cười của đoạn trích?
- HS tiếp nhận và trả lời:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung: Hs vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện
c) Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên: 
? Từ nhân vật Giuốc-đanh cho chúng ta biết được bài học gì trong cuộc sống ?
? Là HS các em cần ăn mặc như thế nào cho phù hợp ?
- Học sinh tiếp nhận, viết đoạn văn dựa theo yêu cầu.
=>Giáo viên chốt kiến thức và dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau học bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu”.
*Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3.2. Thực nghiệm và kết quả khảo sát .
3.2.1.Thực nghiệm.
- Giờ dạy ngày 15/4/2021.	
-Trường: Trường THCS xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Lớp: 8A – 29 học sinh
- Tiết: 118, sau tiết 117 bài tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận; trước tiết 119 bài lựa chọn trật tự từ trong câu.
3.2.2. Khảo sát.
Bộ câu hỏi được thực hiện tại Trường THCS xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 
*Đối tượng khảo sát:
- Giáo viên: Giảng dạy Ngữ văn 8 và trong tổ văn ( 03 giáo viên).
- Học sinh lớp 8A: 29 học sinh.
*Câu hỏi khảo sát:
Câu 1: Mô-li-e là nhà văn nước nào ?
A. Nga
B. Mĩ
C. Đức
D. Pháp
Câu 2: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc-đanh là gì ?
A. Trong một gia đình thượng lưu quí tộc.
B. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
C. Trong một gia đình trí thức.
D. Trong một gia đình nông dân.
Câu 3: Thể loại chính trong các vở kịch của Mô-li-e là gì?
A. Bi kịch
B. Hài kịch
C. Chính luận
D. Tự sự
Câu 4: Vở kịch nào sau đây không phải là của tác giả Mô-li-e?
A. Tôi và chúng ta
B. Lão hà tiện
C. Trưởng giả học làm sang
D. Người bệnh tưởng
Câu 5: Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
A. Trưởng giả học làm sang
B. Người bệnh tưởng
C. Tôi và chúng ta
D. Lão hà tiện
Câu 6: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục gồm mấy cảnh ?
A. Bốn cảnh 
B. Hai cảnh
C. Ba cảnh 
D. Một cảnh
Câu 7: Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích là gì?
A. Trong một gia đình trí thức, bản thân ông được học hành tử tế.
B. Trong một gia đình quý tộc sang trọng.
C. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
D. Trong một gia đình thuộc dòng họ vua chúa.
Câu 8: Thái độ của ông Giuốc -đanh khi nghe bác phó may giải thích những người quí phái đều mặc áo may hoa ngược như thế nào ?
A.Chê chiếc áo may hoa ngược và yêu cầu bác phó may phải may lại.
B. Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó.
C. Tán thưởng vẻ sang trọng của chiếc áo may hoa ngược.
D. Thắc mắc vì sao những người quí phái lại mặc áo hoa ngược.
Câu 9: Qua thái độ của ông Giuốc đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào ?
A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc.
B. Dốt nát, kém hiểu biết.
C. Thích những cái lạ mắt.
D. Hài hước và hóm hỉnh.
Câu 10: Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải” ?
A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.
B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ.
C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót.
D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối.
	Sau khi được học xong văn bản"Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục" theo định hướng thể loại và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tỉ lệ học sinh hiểu bài và thích học văn tăng lên đáng kể, đặc biệt là tác phẩm kịch. Cụ thể trong tổng số 29 em tham gia khảo sát có đến 19 em nắm chắc được kiến thức liên quan đến văn bản (chiểm tỷ lệ 65,5%) tăng so với khảo sát ban đầu. Kết quả khảo sát như sau:
Môn
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Văn
8A2
29
5
17,2
14
48,3
10
34,5
0
0
KẾT LUẬN
	Vấn đề dạy học và đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và dạy hài kịch Mô - li - e nói riêng theo định hướng thể loại và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đang trở thành vấn đề then chốt cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường THCS. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tác phẩm này cũng như phần văn học nước ngoài trở lên đơn giản, gây hứng thú cho học sinh và giáo viên cần nhiều thời gian nghiên cứu, suy ngẫm và giảng dạy thực tế. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh đến một góp phần làm nên thành công của giờ học đòi hỏi phải có nhiều yếu tố: sự chuẩn bị giáo án của thầy, chuẩn bị tìm hiểu ở nhà của trò, sự nỗ lực tích cực của trò trên lớp. Giáo viên vận dụng nhiều phương pháp trong một giờ dạy. Đặc biệt quan trọng là trong thiết kế bài dạy của thầy có được một hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức theo hướng tích cực và tích hợp thật tối ưu, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với quỹ thời gian cho phép (45 phút). Qua đó, khơi dậy lòng yêu văn chương, muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp, cái mới của từng tác phẩm.
	Thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian có hạn, kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế mà vấn đề khoa học đặt ra không đơn giản, tài liệu tham khảo, nghiên cứu chưa phong phú cho nên bài tập mới chỉ giải quyết được phần nào vấn đề: dạy học đọc hiểu hài kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e, theo định hướng phẩm chất năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ văn THCS (Qua bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục - SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam”). Trước yêu cầu mới về chương trình và phương pháp dạy học hiện nay, chúng tôi hy vọng rằng bài tập sẽ nhận được những lời đóng góp, nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp để tôi tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu, rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt hơn đề tài của mình.
KIẾN NGHỊ
	Từ thực tế nghiên cứu bài tập và đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
	Đối với văn bản là kịch bản văn học, cần có thêm phương pháp định hướng cho giáo viên.
	Tăng cường thêm những kiến thức lịch sử và văn học cho giáo viên.
	Bổ sung tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm dưới dạng chuyên đề văn học.
	Tăng thêm thời gian giảng dạy văn bản kịch ở khối lớp 8.
Lạng Sơn, tháng 9 năm 2022
 	 Người thực hiện
 Đàm Quỳnh Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_8_bai_29_ong_giuoc_danh_mac_le_phuc_nam.docx