Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì I - Năm học 2021-2022 - Trường THCS CLC Lê Lợi

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì I - Năm học 2021-2022 - Trường THCS CLC Lê Lợi

Câu 1. Nhân dân tôn thủ lĩnh nào dưới đây là “Bình Tây đại nguyên soái”?

A. Trương Định. B. Võ Duy Dương.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 2. Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?

A. “Vì vua cứu nước”.

B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

C. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

D. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 3. Điểm tương đồng trong hành động của triều đình nhà Nguyễn sau thắng lợi của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (năm 1883) là gì?

A. Tập trung lực lượng để chủ động tấn công quân Pháp.

B. Phối hợp với nhân dân để tổ chức phản công, đánh bại thực dân Pháp.

C. Cầu viện nhà Thanh đem quân đội sang giúp đỡ để đánh đuổi thực dân Pháp.

D. Sử dụng con đường thương lượng để yêu cầu Pháp rút khỏi Hà Nội và Bắc Kì.

 

docx 7 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì I - Năm học 2021-2022 - Trường THCS CLC Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS CLC LÊ LỢI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2021-2022
Môn: LỊCH SỬ 8
Câu 1. Nhân dân tôn thủ lĩnh nào dưới đây là “Bình Tây đại nguyên soái”?
A. Trương Định.	B. Võ Duy Dương. 
C. Nguyễn Trung Trực.	D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 2. Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?
A. “Vì vua cứu nước”.
B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.	
C. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. 
D. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 3. Điểm tương đồng trong hành động của triều đình nhà Nguyễn sau thắng lợi của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (năm 1883) là gì?
A. Tập trung lực lượng để chủ động tấn công quân Pháp.
B. Phối hợp với nhân dân để tổ chức phản công, đánh bại thực dân Pháp.	
C. Cầu viện nhà Thanh đem quân đội sang giúp đỡ để đánh đuổi thực dân Pháp.
D. Sử dụng con đường thương lượng để yêu cầu Pháp rút khỏi Hà Nội và Bắc Kì. 
Câu 4. Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia
A. dân chủ, có chủ quyền. 	
B. tự do trong Liên bang Đông Dương.
C. phong kiến độc lập, có chủ quyền.	
D. độc lập trong Liên bang Đông Dương.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
B. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.	
C. Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế- xã hội.
D. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Yên Thế.	B. khởi nghĩa Ba Đình. 
C. khởi nghĩa Hương Khê.	D. khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 7. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
B. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
C. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước.
D. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
Câu 8. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là
A. Đuy-puy.	B. Ri-vi-e.	C. Gác-ni-ê.	D. Hác-măng.
Câu 9. Điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong những năm 1885 - 1888 là
A. diễn ra chủ yếu ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
B. diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
C. bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Nam Kì.
D. bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình.	B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.	D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 11. Ai là người nhân danh vua Hàm Nghi ban “Chiếu Cần vương”?
A. Nguyễn Trường Tộ.	B. Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Thiện Thuật.	D. Phan Đình Phùng.
Câu 12. Tên chỉ huy Pháp đem quân ra đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882) là
A. Ri-vi-e.	B. Cuốc-xi.	C. Gác-ni-ê.	D. Đuy-puy.
Câu 13. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình Huế không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
C. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.
D. Triều đình Huế không bồi thường chiến phí cho Pháp.
Câu 14. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản quá trình xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Sau khi Pháp đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
   A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
   B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
   C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
   D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 16. Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
A. Xây dựng phòng tuyến.	B. Tìm cách giảng hòa với Pháp.
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.	D. Tích lũy lương thực.
Câu 17. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã khiến 
 A. quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
 B. quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
 C. quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
 D. nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 18. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
 A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). 
 B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
 C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
 D. Hiệp ước Hác-măng (1883).
Câu 19. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta gồm những nhiệm vụ nào sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
 A. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.
 B. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
 C. Chống thực dân Pháp xâm lược
 D. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
Câu 20. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
 A. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
 B. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
 C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
 D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
Câu 21. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là 
 A. làm mất chủ quyền của dân tộc tộc.
 B. làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam.
 C. làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì.
 D. làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Câu 22. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
 A. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
 B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
 C. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục
 D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 23. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nổ ra tại 
 A. Thanh Hoá.
 B. Huế.
 C. Nam Định.
 D. Hưng Yên.
Câu 24. Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì 
 A. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
 B. lực lượng của ta bố phòng mỏng.
 C. lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.
 D. ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.
Câu 25. Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần vương” là
 A. kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.
 B. kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
 C. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
 D. kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 26. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?
 A. Cửa biển Thuận An (Huế). 
 B. Cửa biển Hải Phòng. 
 C. Cửa biển Đà Nẵng.
 D. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX?
 A. Đã gây được tiếng vang lớn.
 B. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
 C. Đã làm thay đổi tư tưởng bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn.
 D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.
Câu 28. Khởi nghĩa Yên Thế mang tính chất của cuộc 
 A. đấu tranh giải phóng dân tộc 
 B. đấu tranh dân chủ. 
 C. đấu tranh tự phát của nông dân.
 D. cách mạng tư sản kiểu cũ. 
Câu 29. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
 A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa
 B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
 C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
 D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
Câu 30. Nguyên nhân dẫn đến việc các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách là 
 A. Cải cách kinh tế để thu hút vốn đầu tư của các nước
 B. xuất phát từ lợi ích của bản thân họ muốn cải tổ lại nền kinh tế.
 C. do tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh.
 D. họ muốn bắt tay với thực dân Pháp để đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Câu 31. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
 A. Triều đình bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, từ chối mọi sự cải cách.
 B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
 C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
 D. Chưa hợp thời thế.
Câu 32. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương 
 A. đã chấm dứt. 
 B. chỉ diễn ra ở Bắc Kì. 
 C. vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
 D. chỉ diễn ra ở Trung Kì. 
Câu 33. Tổng đốc chỉ huy thành Hà Nội khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai là
 A. Nguyễn Tri Phương.
 B. Hoàng Diệu.
 C. Hoàng Tá Viêm.
 D. viên Chưởng cơ.
Câu 34. Những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối Thế kỉ XIX là
 A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
 B. Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
 C. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
 D. Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Tuyết.
Câu 35. Trận đánh của quân ta gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào? 
‎ A. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
 B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
 C. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
 D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 36. Quân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất dưới sự chỉ huy của
 A. Giăng Đuy-puy.
 B. Ri-v-ie.
 C. Gác-ni-ê.
 D. Giơ-nui-y.
Câu 37. Trong quá trình vận động cứu nước, Phan Bội Châu đã có mối quan hệ với phong trào yêu nước nào?
 A. Phong trào chống thuế 1908.
 B. Phong trào Cần vương.
 C. Phong trào Hội kín ở Nam Kì.
 D. Phong trào nông dân Yên Thế. 
Câu 38. Lãnh đạo phong trào Cần vương là
 A. văn thân sĩ phu yêu nước.
 B. nông dân yêu nước.
 C. một số địa chủ giàu có. 
 D. những võ quan triều đình.
Câu 39. Vào nửa cuối thế kỉ XIX một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến? 
‎ A. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
 B. Đổi mới chính sách đối ngoại.
 C. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
 D. Đổi mới công việc nội trị.
Câu 40. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
 A. Thực hiện chính sách cải cách duy tân.
 B. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.
 C. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.
 D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_2022_truong.docx