Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) - Năm học 2021-2022

Thời gian: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.

- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: Phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.

 

docx 8 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NAM NINH
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
Họ và tên giáo viên: Ninh Chí Tùng
BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)
Môn Lịch sử - Lớp 8
Thời gian: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU      
a. Mục tiêu:
Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1873 - 1884.
b. Nội dung:
- Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1873 - 1884.
- Đây là hình ảnh nói về vấn đề gì:
c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
Với ý đồ đánh chiếm toàn bộ Việt Nam sau khi thấy đường vào Tây Nam Trung Quốc bằng đường sông không thể đi được vì thác ghềnh hiểm trở. Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-Puy vào gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc. 
- Trước sự tấn công của giặc, quân triều đình đã chống cự như thế nào? 
? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra như thế nào? 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu:
- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.
b. Nội dung:
Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK mục 1 phần II trả lời các câu hỏi sau:
? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?
? Thái độ của triều đình như thế nào?
? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?
? Em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam giai đoạn này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì
- Pháp thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế nhằm biến Đông Nam Kì thành bàn đạp đánh chiếm Cam-phu-chia và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- Triều đình Huế tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
+ Vơ vét tiền của của nhân dân.
+ Kinh tế sa sút.
+ Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
+ Thương lượng để chia sẻ quyền lợi với Pháp.
* Mục tiêu: Biết được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ HS đọc SGK mục 2 phần II trả lời các câu hỏi sau:
? Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì như thế nào?
- GV nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc.
? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?
? Quân triều đình đã chống trả như thế nào? Kết quả?
? So sánh lực lượng, tương quan giữa Pháp và ta lúc này?
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Hậu quả?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 
 - Cuối 1872 lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy gây rối ở Hà Nội, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy kéo ra Bắc.
- Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Quân Pháp nhanh chóng chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Đọc thông tin SGK và quan sát trên lược đồ và trả lời các câu hỏi sau: 
? Trước sự xâm lược của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc như thế nào?
? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó?
? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?
? Trước phong trào đấu tranh lên cao ở Bắc kì, triều đình Huế đã làm gì?
? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước Giáp Tuất?
Bước 2. HS đọc sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống trả, như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta.
- Ngày 21/12/1873, quân Pháp bị thất bại ở cầu giấy, Gác-ni-ê bị giết.
- Song triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 
? Vì sao phải mất gần 10 năm chờ đợi thực dân Pháp mới tiến đánh Bắc kì lần II?
? Em hãy cho biết: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II trong hoàn cảnh đất nước ta như thế nào?
? Âm mưu của Pháp khi đánh Bắc kì lần 2?
? Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
- Phong trào kháng chiến của ta phát triển mạnh. Nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.
- Kinh tế, quốc phòng trong 10 năm (1873 - 1883) không được cải thiện, ngược lại ngày càng suy yếu.
- Đất nước rối loạn cực độ.
- Đề nghị cải cách không được chấp nhận.
- Pháp lấy cớ triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, quân Pháp do Ri-vie chỉ huy tiến đánh Bắc Kì.
- 25/4/1882 nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Kết quả: Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2. 
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
? Phong trào kháng Pháp của nhân dân Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần II như thế nào?
? Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa gì?
? Tại sao sau khi Ri-vie bị giết, Pháp vẫn không nhượng triều đình Huế?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
- Khi Pháp đánh Bắc Kì lần II, nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã kết hợp với quân triều đình anh dũng chống Pháp.
- Tự đốt nhà ngăn chặn bước tiến của giặc.
- Những nơi khác nhân dân đắp đập cắm kè, làm hầm chông cạm bẫy.
- 19/5/1883, tại Cầu Giấy, Ri-vie bị giết.
- Làm cho Pháp hoang mang, định rút chạy.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc sgk mục3. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
? Trình bày cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An? Pháp tấn công Thuận An nhằm mục đích gì?
? Cho bíêt nội dung cơ bản của hiệp ước? Em có nhận xét gì về nội dung đó ? Hậu quả?
? Thái độ của nhân dân ta ntn khi triều đình kí Hiệp ước?
? Trước thái độ của triều đình như vậy, hành động của Pháp như thế nào? 
? Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
- 8/1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An ® ngày 20/8 đổ bộ lên khu vực này, triều đình xin đình chiến. Buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
- 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác-măng.
- Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì,
- Phong trào kháng Pháp bùng nổ dữ dội.
- Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh ở Bắc kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang
- 6/6/1884 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt ®Việt Nam trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến, Nhà nước phong kiến Ngyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sup đổ.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
Câu 2. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở..
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế miền Trung.
Câu 4. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Câu 5: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của nhân dân
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 6: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 7: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 8: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 9. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?
A. Nguyễn Tri Phương. 
B. Hoàng Diệu.
C. Tôn Thất Thuyết. 
D. Phan Thanh Giản.
Câu 10. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
A. Ngày 3 tháng năm 1882. 
B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.
D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
Câu 11. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp,
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
 - Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
(Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.)
- Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì ? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao ?
- Sai lầm của Triều đình :
+ Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định →Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.
+ Không kiên quyết chống giặc 
+ Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.
- Chủ trương cố thủ hơn là tấn công .
- Hậu quả :
+ Sau khi cũng cố lực lượng, đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa → đại đồn Chí Hòa thất thủ, các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
+ Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi .
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn. 
- Các em về nhà chuẩn bị bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_8_bai_25_khang_chien_lan_rong_ra_toa.docx