Giáo án môn Lịch sử khối 6

Giáo án môn Lịch sử khối 6

A. Mục tiêu bài học

I.Kiến thức:

 - Hoc sinh cần hiểu rõ lịch sử là nhứng sự kiện cụ thể sát thực có căn cứ khoa học. Học lịch sử làm gì? để hiểu rõ quá khứ rút kinh nghiệm của quá khứ để sống và hướng tới tướng tương lai tốt đẹp hơn

 - Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp

II.Tư tưởng :

 -Trên cơ sở những kiến thức khoa học bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập khắc phục quan niệm sai lâm lệch lạc trước đây là học lịch sửchỉ cần học thuộc lòng.

III.Kỹ năng:

- Giúp hs có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt. Có thể trả lời những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất.

B Phương pháp: Trực quan, phân tích, đàm thoại, thảo luận, kể chuyện.

C. Chuẩn bị của GV & HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh lớp học trường làng thời xưa

- Tranh bia tiến sĩ

- Các tư liệu truyền miệng: truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng.

2/ Chuẩn bị của học sinh :

 - Vở ghi ,sgk ,SBT, một số kiến thức về lịch sử .

 

doc 73 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết1:	 Ngày soạn:	
Bài 1:
 SƠ LƯỢC VỀ MễN LỊCH SỬ
A. Mục tiêu bài học
I.Kiến thức:
 	 - Hoc sinh cần hiểu rõ lịch sử là nhứng sự kiện cụ thể sát thực có căn cứ khoa học. Học lịch sử làm gì? để hiểu rõ quá khứ rút kinh nghiệm của quá khứ để sống và hướng tới tướng tương lai tốt đẹp hơn
 	- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp
II.Tư tưởng : 
 	 -Trên cơ sở những kiến thức khoa học bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập khắc phục quan niệm sai lâm lệch lạc trước đây là học lịch sửchỉ cần học thuộc lòng.
III.Kỹ năng:
- Giúp hs có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt. Có thể trả lời những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất.
B Phương pháp: Trực quan, phân tích, đàm thoại, thảo luận, kể chuyện....
C. Chuẩn bị của GV & HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh lớp học trường làng thời xưa
Tranh bia tiến sĩ
Các tư liệu truyền miệng: truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng...
2/ Chuẩn bị của học sinh :
 	 - Vở ghi ,sgk ,SBT, một số kiến thức về lịch sử .
D Tiến trình lên lớp:
I.ổn định lớp: kiểm tra sĩ số,ổn định tổ chức lớp.
II Kiểm tra bài cũ: Gv kết hợp ở bài mới. 
III Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài mới: Gv giới thiệu qua chương trình lịch sử lớp 6 và các năm tiếp theo .sau đó khẳng định :để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sở cụ thể ,các em phải hiểu LS là gì ? Học LS để làm gì? dựa vào đâu để biết LS.Tiết hôm nay chúng ta tìm hiểu.
2/Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học:
Hoạt động 1:
-Gv: ở cấp tiểu học các em đã học các tiết lịch sử ở môn TN & XH thường nghe & sử dụng từ lịch sử. Vậy lịch sử là gì?
-Gv: Gọi hs đọc SGK& hỏi: Con người cây cỏ & mọi vật, có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay chưa?
-Hs: Chưa, mà biến đổi theo thời gian.
-Gv: Tất cả đều trải qua quá trình hình thành phát triển & biến đổi. Con người & mọi vật đều tuân theo quy luật của thời gian - sinh ra, lớn lên và già đi.
-Gv: Cho hs xem tranh bầy người nguyên thuỷ & nói về lịch sử loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay & hỏi em có nhận xét gì về lịch sử loài người từ trước đến nay?
-Hs: đó là quá trình con người xuất hiện & phát triển không ngừng.
-Gv: Kết luận: Tất cả mọi vật sinh ra đều có quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên & xã hội. Đó chính là lịch sử.
Tất cả những gì các em thấy ngày hôm nay, đều trải qua những thay đổi theo thời gian, có nghĩa là đều có lịch sử.
GV: Vậy lịch sử là gì?
-Hs: Trả lời gv chốt lại & ghi bảng.
-Gv: Vạn vật xung quanh đều có lịch sử của nó, nhung chúng ta chỉ học tập Lịch sử xã hội loài người. (từ khi loài người xuất hiện, trải quan các giai đoạn dã man, nghèo khổ, áp bức bốc lột dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.
GV: Sự khác nhau giữa lịch sử con người & lịch sử loài người?
-Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm:
=> - LS con người: quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu và chết
- LS XH loài người: quá trình phát triển không ngừng, là sự thay thế của một xã hội củ bằng xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn. 
-Gv: Kết luận.
Hoạt động 2:
-Gv: H/d hs xem hình 1 SGK & hỏi: so sánh lớp học trường làng thời xưa & lớp học hiện nay có gì khác? Vì sao có sự khác nhau đó?
-Hs: +Khung cảnh lớp học thầy trò, bàn ghế
 + Sự khác nhau đó là do xã hội ngày càng tiến bộ.
-Gv: Kết luận: như vậy, mỗi một con người, xóm làng, quốc gia dân tộc đều trải qua những thay đổi theo thời gian - do con người tạo nên.
GV: Vậy chúng ta có cần biết những thay đổi đó không?
HS: Rất cần, bởi vì không phải ngẩu nhiên mà có sự thay đổi đó mà là cả một quá trình lao động, xây dựng của tổ tiên chúng ta.
GV: Chúng ta cần biết để làm gì?
HS: Quý trọng những gì minh đang có, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và từ đó chúng ta có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy...
GV: Vậy, theo em học lịch sử có cần thiết không? Vì sao?
HS: Rất cần thiết, vì có học ls chúng ta mới biết được cội nguồn dân tộc.......
-Gv: Kết luận.
-Gv: Nhấn mạnh các em phải biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó & xác định cần phải làm gì cho đất nước.
-Hs: Liên hệ đến truyền thống của gia đình & quê hương.
 Hoạt động 3:
GV: Tại sao em biết được cuộc sống trước đây của ông bà, cha mẹ và tuổi ấu thơ của mình:
HS: Biết qua lời kể, những trang nhật kí, ghi chép...
Gv: Nói về đặc điểm của bộ môn lịch sử: sự kiện đã xảy ra, không được diễn lại, không thể làm thí nghiệm -> dựa vào tư liệu là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thực của quá khứ.
-Gv: H/d Hs xem hình 2 SGK & hỏi: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì? Trên bia ghi gì?
-Hs: Đó là bia đá, trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh & năm đỗ tiến sĩ.
-Gv: Khẳng định đó là hiện vật người xưa để lại. Dựa vào những ghi chép trên bia chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ & công trạng của các tiến sĩ.
-Gv: Yêu cầu Hs kể chuyện :Sơn Tinh- Thuỷ Tinh & Thánh Gióng.
-Gv: Qua câu chuyện đó khẳng định trong lịch sử cha ông ta phải đấu tranh với thiên nhiên & giặc ngoại xâm để duy trì SX & đảm bảo cuộc sống giữ gìn độc lập dân tộc.
-Gv: Khẳng định những câu chuyện này là truyền thuyết, được truyền từ đời này sang đời khác.Từ khi con người chưa có chữ viết.
-GVđặt câu hỏi: căn cứ vào đâu để biết lịch sử?
-Gv: H/d hs trả lời & ghi bảng.
-Gv: Hình 1 &2 SGK theo em đó là những tài liệu nào? Giúp em hiểu thêm điều gì?
HS: H1: đó là tư liệu hiện vật.
 H2: Bia đá, bia tiến sĩ
-Gv: Cho hs liên hệ đến lịch sử ở địa phương.( Di tích Thành Cổ Quảng Trị)
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu & dựng lại toàn bộ hoạt động của con người & xã hội loài trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được quá trình dựng nước & giữ nước của cha ông ta.
- Biết được quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm.
- Biết được sự phát trển của nhân loại để rút ra bài kinh nghiệm cho hiện tại & tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết & dựng lại lịch sử:
- Tư liệu truyền miệng ( Truyền thuyết).
-Tư liệu hiện vật ( Trống đồng, bia đá).
-Tư liệu chữ viết ( Văn bia, tư liệu thành văn.)
IV Củng cố bài học:
 - Lịch sử là gì?
 - Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử ?
GV: Giải thích danh ngôn: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống .
( Xi xê rông nhà chính trị Rô ma cổ)
Ghi lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, những xấu tốt của cuộc sống, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa....thông qua ls dể chúng ta hiểu được những cái hay, cái đẹp để phát huy, tránh bỏ cái xấu, từ đó rút kinh nghiệm sống cho bản thân sống cho thật tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước...
V: Dặn dò,hướng dẫn : 
1. Bài củ:
Dựa vào SGk để học bài cũ.
Làm bài tập ở sách bài tập.
2. Bài mới:
- Tìm hiểu về bài mới: Cách tính thời gian trong lịch sử.
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi ở SGK.
	 - Quan sát quyển lịch ở nhà.
...............................................ẹé...............................................
Tiết 2:	 Ngày soạn: 	
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A.Mục tiêu bài học: 
I.Kiến thức 
-HS hiểu rõ tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
	-HS cần phân biệt được các khái niệm dương lịch,âm lịch& công lịch.
	-Biết cách đọc, ghi & tính năm tháng theo công lịch chính xác.
II.Tư tưởng:
	-Giúp Hs biết quý thời gian,tiết kiệm thời gian.
	-Bồi dưỡng cho hs ý thức về tính thời gian chính xác,tác phong khoa học trong mọi việc.
III.Kĩ năng:
	Bồi dưỡng cho hs cách ghi,tính năm,tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.
B.Phương pháp: Phân tích,giải thích,kích thích tư duy,trực quan.
C.Chuẩn bị của giáo viên &học sinh:
I.Chuẩn bị của GV: 
	Quả địa cầu, tranh ảnh, quyển lịch và tài liệu liên quan khác
II.Chuẩn bị của HS: 
	Học bài cũ, tìm hiểu bài mới,vở ghi sgk, sách bài tập.
D.Tiến trìnhlên định lớp:
I. ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
III.Bài mới :
1/ Giới thiệu bài mới:
	 ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ,muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ,cần phải xác định thời gian chuẩn xác.Con người đã tính thời gian như thế nào ?chúng ta tìm hiểu.
2Triển khai các hoạt động:	
Hoạt động GV & HS
Nội dung bài học:
Hoạt động1:
GV: Có cần thiết phải xã định thời gian không?
HS: rất cần. Lịch sủ loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Tất cả mọi vật đều đổi thay, xã hội loài người củng vậy. Muốn hiểu và dựng lại ls thì phải sắp xếp tát cả các sự kiện đó lại theo thời gian.
-Gv:H/d hs xem h2sgk & hỏi:Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử giám được lập cùng 1 năm không?
-Hs trả lời:không.
-Gv: Không phải bia tiến sĩ được lập cùng 1 năm.Có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên có người được dựng bia trước khá lâu.
Như vậy người xưa đã có cách tính thời gian & ghi thời gian nó giúp chúng ta hiểu được nhiều điều.
-Gv:Dựa vào đâu,bằng cách nào con người tính được thời gian?
-Hs: Đọc sgk đoạn:Từ xưa... từ đây.
-Gv:Giải thích & nói mối quan hệ giữa mặt trời, mặt trăng & trái đất.
Hoạt động2:
-Gv:Các em biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
-Hs:Âm lịch,dương lịch.
-Gv:Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
-Hs:Dựa vào sgk trả lời.
+Âm lịch:Dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất1vòng là 1 năm(360ngày)
+Dương lịch:Dựa vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời 1vòng là1năm(365 ngày).
-Gv sơ kết: Mỗi quốc gia,dân tộc có cách tính lịch riêng. Nhìn chung có 2 cách tính:
GV: Theo em tính thời gian theo âm lịch có nhược điểm gì?
Nếu tính theo âm lịch cứ 3 năm thiếu 1 tháng vì thế phải thêm tháng nhuận để khớp với chu kì trái đất quay xung quanh mặt trời.
-Gv:Giải thích thêm lúc đầu người phương Đông cho rằng trái đất hình cái dĩa.
-Người La Mã trrong quá trình đi biển đã xác định trái đất hình tròn.
-Từ rất xa xưa người ta quan niệm mặt trời quay xung quanh trái đất nhưng về sau người ta xác định trái đất quay xung quanh mặt trời.(Gv cho hs xem quả địa cầu,xác định trái đất là hình tròn.
-Gv: Các em nhìn vào bảng ghi ở trang 6sgk xác định trong bảng có những loại lịch gì?
-Hs:Âm lịch &dương lịch.
-Gv:Gọi hs xác định đâu là dương lịch đâu là âm lịch?
Hoạt động3:
-Gv: cho hs xem quyển lịch,có thể lấy ví dụ & hỏi:Thế giới cần có 1 thứ lịch chung hay không?
-Hs:Thế giới cần phải có 1 lịch chung.
-Gv:Dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc sử dụng,đó là công lịch.
-Gv:Vì sao phải có công lịch?
-Hs:Do sự giao lưu giữa các dân tộc 
ngày càng tăng cần  ...  hoá nước ta ở các TKI- TK VI:
-Từ thế kỷI – thế kỷ VI người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm đến các huyện=> Xã hội bị đô hộ .
- Chính quyền đô hộ mở 1số trường học dạy chữ Hán ở các quận.
-Đồng thời chúng đưa Nho giáo Đạo giáo, phật giáo & những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. 
4/ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):
a. Nguyên nhân:
- Do nhà Ngô thống trị nhân dân ta tàn bạo. =>Nhân dân nổi dậy đấu tranh.
b. Diễn biến:
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hoá).
-Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu làm cho quân Ngô rất lo sợ.
- Nhà Ngô sai Lục Dận đem 6000 quân sang giao Châu để đàn áp, chúng và đánh vừa mua chuộc, chia rẻ nghĩa quân cho nên cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh ở Núi Tùng ( Thanh Hoá) .
c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
d. ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.
 IV/ Củng cố: -Những nét mới về văn hoá nước ta trong thế kỷ I-VI là gì?
	- Gv hướng dẫn hs làm bài tâp trắc nghiệm để củng cố bài học.
 V/ Dặn dò: -Học bài cũ theo câu hỏi SGk
 -Làm bài tập SBT.
	 - Ôn toàn bộ chương III để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 Họ và tên:	Điểm:
 Lớp:
	 KIểM TRA 1 TIếT.
 Môn : Lịch sử (6)
I/ Trắc nghiệm:
 Câu 1: (2đ ) Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
 +Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về kinh tế nhà hán:
 a.Bãi bỏ các thứ thuế.
 b. Bãi bỏ nộp cống.
 c. Bãi bỏ lao dịch 
 d. Tăng cường hơn các thứ thuế, sản phẩm cống nộp và hình thức lao dịch
 + Chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm:
 a. Tạo ra tầng lớp theo nhà Hán.
 b. Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của ngừơi Hán. 
 c. Tuyên truyền tôn giáo của tầng lớp đô hộ.
 d. Cả 3 mục đích trên.
Câu 2: (2đ) Điền từ thích hợp vào vào chổ trống.
 - Năm 111 TCN Nhà Hán thống trị Âu Lạc & chia thành3 quân : ..
-Nhà Hán hợp nhất 3 quận của ta vào 6 quận của Trung Quốc thành..
.
-Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dung cờ khởi nghĩa ở .. 
-Nghĩa quân làm chủ.,nhanh chóng tiến xuống ...
 Câu 3: (1,5 đ) Em hãy phân biệt:
 -ChâuGiao:.
 -Giao Châu: .
 -Giao Chỉ:...
 Câu 4:(2đ) Hãy điền vào chổ .. để hoàn chỉnh câu trả lời của Bà Triệu khi có người khuyên Bà lấy chồng:
 “ Tôi muốn cưỡi..đạp luồng.
chémở biển khơi, đánh đuổi.giành lại giang sơn ,cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng
..”
 II/ Tự luận:
Câu5 (2,5đ): Từ thế kỉ I – thế kỉ VI tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi
 Họ và tên:	Điểm:
 Lớp:	
 KIểM TRA 1 TIếT
	 Môn: Lịch sử (6)
 I/ Trắc nghiệm:
 Câu 1 (2đ): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
 + Ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân & Nhật Nam bao gồm các vùng đất của nước ta hiện nay:
 a .Bắc Bộ.
 b. BắcTrung bộ. 
 c. Nam Bộ.
 d. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ & Quảng Nam.
 +Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc:
Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài.
Muốn xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới.
Muốn biến nước ta thành 1 bộ phận của lảnh thổ Trung Quốc.
Cả 3 đều đúng.
 Câu 2 ( 2đ):Hãy điền các dữ kiện lịch sử đúng với các niên đại sau:
Năm 42..
Tháng 3 năm 43
Thế kỉ III.
 Câu 3 (1,5đ): Em hãy phân biệt:
 -Châu Giao:
 -Giao Châu:
 -Giao Chỉ:
 Câu 4 (2đ):Điền các từ vào .. để viết lại câu của nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá về công lao của Hai Bà Trưng.
 “ là phụ nữ , hô một tiếng mà các quận ..
 cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại cùng hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta.”
 II/ Tự luận:
 Câu 5(2,5đ):Hãy trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248?
 Tiết25: KIểM TRA 1TIếT
I/ Mục tiêu:
Giúp hs nắm vững, khắc sâu kiến thức lịch sử đã học.
Giúp hs nâng cao tư duy, phát triển tính tích cực trong học tập.
 Giáo dục hs tính tự rèn , tự học , tính trung thực & ý thức vươn lên trong học tập. 
 II/ Phương pháp: Viết: Trắc nghiệm & tự luận.
 III/ Chuẩn bị của GV &HS:
 1/ Giáo viên: Ra đề, đáp án.
 2/ Học sinh: Ôn tập ,học kĩ những phần gv đã hướng dẫn &làm các bài tập ở SBT các bài đã học.
IV/ Tiến hành kiểm tra:
 1/ Giáo viên kiểm tra sĩ số, phát đề đã in sẵn theo chẵn ,lẽ (có kèm theo)
 2/ Đáp án:
 Đề chẵn: 
 Câu 1: d.
 Câu 2: -Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam 
 -Hát Môn (Hà Tây
 -Châu giao.
 -Mê Linh, Long Biên &Luy Lâu.
 Câu 3: 
 -Châu Giao: Hợp nhất 3 quận của Âu Lạc vào 6 quận của Trung Quốc.
 -Giao Châu: Nhà Ngô tách Châu giao thành Quãng Châu (TQ) &Giao Châu (Âu Lạc cũ).
 -Giao Chỉ : 1 quận của Âu Lạc.
 Câu 4: Gió mạnh, sang giữ, cá kình, quân Ngô, làm tì thiếp cho người.
 Câu 5:- Nông nghiệp: Sử dụng đồ sắt phổ biến, tròng lúa 2vụ, có đắp đê,kênh ngòi phòng lụt, dùng trâu bò kéo cày, trồng các loại cây ăn quả với kĩ thuật cao & sáng tạo.
	- Thủ công nghiệp:Xuất hiện chợ làng, các trung tâm buôn bán :Long Biên,Luy Lâu, trao đổi buôn bán với nước ngoài.
 Đề lẽ:
 Câu1 :Đáp án d.
 Câu 2:- Mã Viện tấn công Hợp Phố.
 -Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
 -Nhà Đông Hán suy yếu.
 Câu 3: Giống câu 3 đề chẵn.
 Câu 4: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật nam.
 Câu 5:
 Diễn biến: Năm 248 cuộc k/n bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc- Thanh Hóa). Bà Triệu lãnh đạo n/q đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu làm cho quân Ngô rất lo sợ. Nhà Ngô sai Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu để đàn áp, chúng vừa đánh vừa mua chuộc ,chia rẽ n/q cho nên cuộc k/n bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh ở Núi Tùng (Thanh Hoá).
 ý nghĩa: Cuộc K/ n tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.
 3/ GV thu bài & dặn dò: Tìm hiểu bài mới: Khỉ nghĩa Lí Bí, nước Vạn Xuân. Đọc & suy nghĩ các câu hỏi SGK, tìm đọc LSVN bằng tranh T8.
	Ngày soạn:
 Tiết 26: KhởI NGHĩA Lí Bí NƯớC VạN XUÂN.
 A/ Mục tiêu:
 I/ Kiến thức:
Giúp hs hiểu đầu thế kỉ VI , nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột tàn bạo, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lí Bí.
 Tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện Giao Châu, quân Lương 2 lần đem quân sang chiếm nhưng đề thất bại.
 Lí Bí xưng đế & lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc.
 II/ Tư tưởng: Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương bắc, khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mảnh liệt của dân tộc ta.
 III/ Kĩ năng:
HS biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện.
Biết đánh giá sự kiện lịch sử.
 Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng cơ bản về đọc bản đồ lịch sử.
 B/ Phương pháp: Kích thích tư duy, đồ dùng trực quan, phân tích.
 C/ Chuẩn bị của GV &HS:
 I/ Chuẩn bị của GV: Lược đồ k/n Lí Bí, tư liệu , tranh ảnh có liên quan, bài soạn, LSVN bằng tranh T8.
 II/ Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu bài mới, suy nghĩ & trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập , học bài cũ.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ Ôn định lớp:
 II/ Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết ( ưu, khuyết điểm )
 III/ Bài mới:
 1/ Đặt vấn đề: Sau cuộc k/n Bà Triệu bị thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc. Đất Giao Châu trong 300 năm đó bị chuyển từ nhà Ngô sang nhà Tấn, rồi Tống, Tề đến nhà Lương. Cuộc sống của nhân dân Giao Châu rất cực khổ, đặc biệt dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Lương. Nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ, đã vùng lên theo Lí Bí khởi nghĩa giành độc lập. Để hiểu điều đó tiết hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 2/ Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động của GV & HS
 Nội dung bài học
Hoạt động1:
- Gv nói về việc Tiêu Diễn cướp ngôi của nhà Tề lập ra nhà Lương vào năm 502.
-Gv gọi hs đọc mục 1 sgk & hỏi: Đầu thế kỉ VI ách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào?
- Hs: Chia lại nước ta thành 6 châu
-Gv: Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi?
- Hs: Trả lời, gv tóm tắt & ghi bảng.
- Gv: Giải thích chế độ : sĩ tộc.
- Gv: gọi hs đọc đoạn chữ nghiêng sgk & hỏi: Em nghĩ gì về thái độ của nhà Lương đối với dân tộc ta? (Tinh Thiều)
- Hs: Nhà Lương khinh rẽ dân ta, thực hiện sự phân biệt đối xử trắng trợn.
- Gv: Em biết gì về Tiêu Tư & c/s cai trị của nhà Lương?
- Hs: Tiêu Tư nổi tiếng tham lam, gian ác, tàn bạo mất lòng dân , hắn đặt ra nhiều thứ thuế vô lí.
- Gv: Em có nhận xét gì về c/ s cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?
-Hs: C/s tàn bạo , mất lòng dân . Đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến k/n Lí Bí.
 Họat động 2:
-Gv: Em biết gì về Lí Bí? Vì sao ông lại mộ quân k/n?
-Hs: Dựa vào phần đầu sgk & tài liệu đọc ở lsvn bằng tranh để trình bày.
-Gv: Cuộc k/n Lí Bí diễn ra năm nào? Những hào kiệt nào đã hưởng ứng? Vì sao?
( Gv h/dẫn hs thảo luận).
Lực lượng khắp cả nước, vì oán hận quân Lương, mong muốn giành lại độc lập.
-Gv: Cuộc k/n diễn ra như thế nào?
-Hs: Trình bày dựa vào lược đồ k/n Lí Bí.
-Gv: Sau khi n/q chiếm các quận, huỵên quân Lương phản ứng như thế nào? Kết quả cuộc k/n?
-Gv: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của n/q?
-Hs: N/q chiến đấu kiên cường, quyết liệt.
 Hoạt động 3:
-Gv: Sau ngày thắng lợi , n/q Lí Bí đã làm gì?
- Gv: Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
-Hs: Vạn Xuân có nghĩa vạn mùa xuân , mong muố nước ta trường tồn như vạn mùa xuân.
1/ Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
- Đầu thế kỉVI nhà Lương đô hộ Giao Châu.
+ Chúng chia lại các quận & đặt tên mới.
+ Chúng tổ chức sắp đặt quan lại cai trị theo chủ trương tôn thất.
+ Chúng đặt ra hằng trăm thứ thuế, trong đó có nhiều thứ thuế rất vô lí.
2/ Khởi nghĩa Lí Bí- Nước vạn Xuân thành lập?
a. Khởi nghĩa Lí Bí:
+Diễn biến: 
- Mùa xuân năm 542, Lí Bí phất cờ k/n ở Thái Bình ( Bắc Sơn Tây). hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- N/q chiếm hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư hoảng sợ , bỏ thành Long Biên chạy về TQ.
- Tháng 4-542 nhà Lương kéo quân từ Quảng Châu sang đàn áp. N/q kéo lên phía bắc đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ((Quảng Ninh).
-Đầu năm 543 nhà Lương kéo quân sang lần thứ 2, ta chủ động đánh bại chúng ở Hợp Phố.
-Kết quả: K/n Lí Bí thắng lợi.
b. Nước Vạn Xuân thành lập:
-Mùa xuân 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu Lí Nam Đế.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân. lấy nên hiệu Thiên Đức. Đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Lí Nam Đế thành lập triều đình với 2 ban: văn – võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc.
IV Củng cố:
Dựa vào lược đồ hs tường thuật lại cuộc k/n Lí Bí?
Lí Bí đã làm gì sau k/n thắng lợi?
Tại sau Lí Bí đặt tên nước là Vạn Xuân ?
Gv chuẩn bị1 bài tập gọi hs lên bảng làm.
 V Dặn dò: 
-Hs dựa vào các câu hỏi cuối bài để học bài cũ.
- Vẽ & điền các kí hiệu thích hợp vào lược đồ thể hiện diễn biến cuộc k/n của Lí Bí?
-Làm bài tập ( SBT), tìm hiểu bài mới: Khởi nghĩa Lí Bí (tiếp theo) suy nghĩ & trả lời các câu hỏi sgk.
- Tìm đọc LSVN bằng tranh . 

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su lop 6.doc