Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 41: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 -1884 )

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 41: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 -1884 )

A.MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : - Am mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần 1 của thực dân Pháp.

 - Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì?

 - Nội dung, tính chất của Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

 2. Kỉ năng : phân tích sự kiện ,tường thuật diễn biến .

 Sử dụng bản đồ .

 3. Thái độ : Lòng tự hào dân tộc, tôn kính các vị anh hùng dân tộc .

 Đề cao cảnh giác trước âm mưu và hành động của kẻ thù

B. CHUẨN BỊ :

 1.GV: Bản đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1858 -1885

 Sơ đồ Chiến thắng Cầu Giấy 1873

 2. HS: Vở soạn ,phiếu học tập

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao sau Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì lại diễn ra mạnh mẽ ?

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1797Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 41: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 -1884 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :16/01/2011
Ngày dạy : 18/01/2011
Tiết : 41 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 
 (1873 -1884 )
I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT .CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ
A.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : - Am mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần 1 của thực dân Pháp. 
 - Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì?
 - Nội dung, tính chất của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) 
 2. Kỉ năng : phân tích sự kiện ,tường thuật diễn biến .
 Sử dụng bản đồ .
 3. Thái độ : Lòng tự hào dân tộc, tôn kính các vị anh hùng dân tộc .
 Đề cao cảnh giác trước âm mưu và hành động của kẻ thù 
B. CHUẨN BỊ :
 1.GV: Bản đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1858 -1885
 Sơ đồ Chiến thắng Cầu Giấy 1873
 2. HS: Vở soạn ,phiếu học tập 
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao sau Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì lại diễn ra mạnh mẽ ?
 2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kì ,thái độ và hành động của thực dân Pháp như thế nào ?
Mục 1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì .
Kiến thức : Hiểu được tình hình Việt Nam trước khi Pháp đem quân đánh chiếm Bắc kỳ 
Kỷ năng: - Phân tích sự kiện .
Thái độ: Đề cao cảnh giác trước âm mưu và hành động của kẻ thù 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG 
GV yêu cầu HS đọc SGK : “ Ngay sau .xâm lược sắp tới “
GV: Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì sau khi chiếm được Nam Kì ?
HS: Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột .Cụ thể :
 + Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống .
 + Bóc lột bằng tô thuế ,cướp đoạt ruộng đất ,vơ vét lúa gạo để xuất khẩu .
 + Mở trường đào tạo tay sai ,xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền kế hoạch xâm lược .
GV: Trong lúc Pháp tăng cường chuẩn bị xâm lược ,triều đình Huế đã làm gì ?
HS: - Ra sức vơ vét bóc lột nhân dân trong lúc nền kinh tế suy sụp ,binh lực suy yếu .
Đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân .
Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng “
Cầu cứu nhà Thanh để đàn áp bọn thổ phỉ .
Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị 
Củng cố : Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867 ? Tình hình đó dẫn đến hậu quả gì ?
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì .
-Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam kì ,tăng cường vơ vét bóc lột ,đào tạo tay sai ,tuyên truyền kế hoạch xâm lược .
-Triều đình Huế thi hành các chính sách đối nội ,đối ngoại lỗi thời và ngày càng đối lập với nhân dân
 Mục 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 )
Kiến thức : - Am mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần 1 của thực dân Pháp. 
Kỷ năng: - Phân tích sự kiện ,tường thuật diễn biến .Sử dụng bản đồ . 
Thái độ: Đề cao cảnh giác trước âm mưu và hành động của kẻ thù. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG 
GV: Thực dân Pháp đã làm gì để kéo quân ra Bắc ?
HS: - Sử dụng bọn gián điệp để nắm rõ tình hình Bắc Kì .
Lợi dụng sự cầu cứu của triều đình Huế để đánh bọn cướp biển .
Sai Đuy-puy ra Hà Nội gây rối àLấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy,quân Pháp do Gac-ni-ê chỉ huy đã kéo quân ra Bắc mà không gặp trở ngại gì .
GV: Trình bày diễn biến cuộc tấn công Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ của thực dân Pháp? 
- Yêu cầu HS phân tích : tương quan lực lượng ta-địch 
àThảo luận nhóm : Vì sao quân ta đông nhưng bị thất bại ?
HS nêu được: - Do thái độ của triều đình hi vọng vào thương lượng để chuộc Nam Kì nên không cương quyết chống giặc (triều đình căn dặn các địa phương "không nên để lộ hình tích tỏ ra bận rộn để tránh người Pháp ngờ vực"
+ GV nhấn mạnh tấm gương không chịu đầu hàng giặc của Nguyễn Tri Phương (ông sinh năm 1800, mất năm 1873, người làng Chi Long, huyện Phong Điền , tỉnh Quảng Trị)
Củng cố 2: Trình bày kế hoạch và diễn biến cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần 1?
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 )
a. Âm mưu: 
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển hạ Long đánh dẹp bọn cướp biển--> cho tên Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. 
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy ,Pháp cử Gac-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc . 
b. Diễn biến: 
- Sáng ngày 20/11/1873 ,quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội . Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại àPháp chiếm Hải Dương,Hưng Yên, Phủ Lí ,Ninh Bình,Nam Định 
Mục 3: Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874 )
Kiến thức : Trình bày được cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
Kỷ năng: - Tường thuật diễn biến .Sử dụng bản đồ . 
Thái độ: Khâm phục lòng dũng cảm của nhân dân ta. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG 
GV: Cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng diễn ra như thế nào ?
HS: trình bày 
HS khác nhận xét 
GV dùng bản đồ tường thuật diễn biến chiến thắng Cầu Giấy 
GV: Sau chiến thắng Cầu Giấy ,triều đình Huế có thái độ như thế nào ?
HS: Không tận dụng thời cơ quét sạch quân Pháp ở Bắc Kì mà laị kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
Hoạt động nhóm :
Vì sao triều đình Huế lại tiếp tục kí Hiệp ước với Pháp ? Nội dung và tác hại của Hiệp ước Giáp Tuất ?
HS thảo luận – trình bày 
- Với chiến thắng Cầu Giấy là thời cơ tốt cho ta tiến lên phản công tiêu diệt quân thù, giành lại đất đai đã mất. Nhưng triều đình vì lợi ích dòng họ và giai cấp; cộng vào đó là ảo tưởng vào con đường thương lượng...nên đã kí Hiệp ước.
 - Với Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
GV nhận xét 
Sơ kết bài học: Chúng ta đã thấy hai thái độ đối lập giữa triều đình và nhân dân trong việc chống thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì. Trong khi nhân dân hăng hái chống giặc, lập nên chiến thắng Cầu Giấy, thì ngược lại vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ, của giai cấp và quá ảo tưởng vào thương lượng để chuộc lại Nam Kì nên triều đình không kiên quyết chống giặc, cản trở nhân dân khang chiến, nên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng: Pháp chiếm Bắc Kì, kí Hiệp ứơc Giáp Tuất là điều tất yếu đối với triều đình. 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874 )
* Tại Hà Nội: 
- Nhân dân Hà Nội anh dũng chiến đấu. 
* Tại các tỉnh đồng bằng: Quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta --> nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập ở Thái Bình, Nam Định. 
- Để phá vòng vây quanh Hà Nội . Ngày 21/12/1873 ,Gac-ni-ê mở cuộc hành quân lên Sơn Tây nhưng khi đến Cầu Giấy thì rơi vào trận địa phục kích của quân ta à Gac-ni-ê bị giết chết . Quân Pháp hoang mang lo sợ . Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874 ) với Pháp . 
Nội dung : 
+ Pháp rút quân khỏi Bắc kỳ
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. 
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
 1. Bài tập thực hành : 
 - Sau năm 1867, tình hình Việt Nam có gì nổi bật?
 - Vì sao Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất. Nhận xét Hiệp ước Giáp Tuất.
 2. Bài vừa học : Am mưu và kế hoạch đánh chiếm Bắc kì của thực dân Pháp
 Hoàn cảnh ,diễn biến ,ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy 
 Nội dung ,tác hại của Hiệp ước Giáp Tuất 1874
 3. Bài sắp học : KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (tt)
 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?
 Hoàn cảnh ,diễn biến ,ý nghĩa của Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai ?
 Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt , hiệp ước Hac-măng
E. KIỂM TRA 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 25Khang chien lan rong ra toan quoc.doc