Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 36 đến tiết 50

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 36 đến tiết 50

A.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-Nguyên nhhân xẩy ra của các cuộc chiến tranh xâm lược thế kỉ XIX. Nguyên nhân và quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

-Cuộc kháng chiên anh dũng của nhân dân Việt Nam chốngxâm lược Pháp nổ ra gay từ những ngày đầu thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và các tỉnh Nam Kì.

2.Kĩ năng:

Rèn luyện Học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ, nắm sâu những nội dung cơ bản.

3.Tư tưởng:

-Ban chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

-Tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu tiên chống Pháp. Cũng như thái độ hèn yếu, bạc nhược của giai cấp phong kiến.

B.Phương tiện dạy học:

-Lược đồ Đông Nam Á.

-Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, Gia Định 1858-1861

C.Tiến trình dạy học:

 

doc 45 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1778Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Tiết 36 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KÌ II
Tuần:19 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873 
Tiết: 36 
Ngày soạn:22/12/2009
Ngày dạy:30/12/2009
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Nguyên nhhân xẩy ra của các cuộc chiến tranh xâm lược thế kỉ XIX. Nguyên nhân và quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
-Cuộc kháng chiên anh dũng của nhân dân Việt Nam chốngxâm lược Pháp nổ ra gay từ những ngày đầu thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và các tỉnh Nam Kì.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện Học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ, nắm sâu những nội dung cơ bản.
3.Tư tưởng:
-BaÛn chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
-Tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu tiên chống Pháp. Cũng như thái độ hèn yếu, bạc nhược của giai cấp phong kiến.
B.Phương tiện dạy học:
-Lược đồ Đông Nam Á.
-Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, Gia Định 1858-1861
C.Tiến trình dạy học:
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.BÀi mới:
Giữa thế kỉ XIX ở VN nhà Nguyễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền và trọn vẹn lãnh thổ thì xung quanh ta nạn bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã lan tràn. Thực dân Pháp lợi dụng mối quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược nước ta.
Phương pháp
Nội dung
KTBS
-Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
-Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta là gì?
-Thực dân Pháp xâm lược nước ta như thế nào? Vì sao chúng chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công vào nước ta?
-Bước đầu quân Pháp đã thấât bại như thế nào?
-Vì sao thất bại ở Đà Nẵng pháp lại chọn Gia Địng làm mục tiêu tấn công?
-Nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế? Nhân dân Gia Địng?
-Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước 5-6-1861?
(SGK)
HS thảo luận :Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất? Đánh giá của em về hiệp ước 1862?
+Nhà Nguyễn nhân nhượng cho Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp,dòng họ,rảnh tay phía nam để đối pho với phong trào nông dân phía Bắc.
+Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền nước ta.(cắt đất cho Pháp).
+Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về việc đã để mất một phần lãnh thổ vào tay giặc.
-Thái độ của nhân dân ta trước việc triều đình kí hiệp ước?
+Nhân dân không nản chí,tiếp tục tự động dứng dậy kháng chiến chống Pháp,bảo vệ độc lập dân tộc.
I.Thực dân Pháp xâm lược VN
1.Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859
a.Nguyên nhân:
Chủ nghĩa tư bản phát triển cần nguyên liệu và thị trường.
-Việt Nam có vị trí quan trọng giàu tài nguyên chế độ phong kiến suy yếu.
b.Diễn biến:
-1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta.
-Quân ta anh dũng chống trả làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
2.Chiến sự ở Gia Địng năm 1859:
Tháng 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định.
-Triều đình không kiên quyết chống Pháp 
-Nhân dân Gia Định tự động kháng.
-2-1861 Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông và Vĩnh Long.
-5-6-1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.
IV.CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
-Thực dân Pháp thực nhiện âm mưu,XL Việt Nam ntn?
-Lập niên hiệu những sự kiện chính trong cuộc k/c chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873
V.DẶN DÒ:
Học bài-soạn bài 
D.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:20 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873 
Tiết:37 II.Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873
Ngày soạn:28/12/2009
Ngày dạy:10/01/2008
A.Mục tiêu bài học:
(như tiết 36)
B.Phương tiện dạy học:
-Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, GIa Định 1858-1861
C.Tiến trình dạy học:
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.BÀi mới:
Trong khi triều đình Huế nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi dòng họ và giai cấp thì nhân dân ta kiên quyết chống trả Pháp bảo vệ chủ quyền dân tộc. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được tinh thần chống Pháp của nhân dân ta
Phương pháp
Nội dung
KTBS
HS đọc SGK phần 1
-Nêu những phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì?
HS quan sát H 35
Thảo luận: so sành thái độ và hành động của nhân dân với triều đình phong kiến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
-Nhân dân :Căm phẫm tự động nổi dậy chống Pháp bảo vệ chủ quyền dân tộc, gây cho địch nhiều khó khăn thiệt hại
-Triều đình:yếu đuối, bạc nhược sợ dân hơn sợ giặc nên đã hoà hoãn, kí hiệp ước 1862 để bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ, rảnh tay đàn áp phong trào nông dân.
-Bối cảnh lịch sử nước ta sau 1862?
+Triều đình Huế ảo tưởng vào “lòng tốt” của người Pháp nên thực hiện những điều cam kết,tập trung lực lượng đối phó với khởi nghĩa nông dân,xin chuộc lại 3 tỉnh đã mất .Pháp rào riết chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
GV:Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế tháng 6/1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.GV trình bày thêmvề việc Phan Thanh Giản đã để mất thành Vĩnh Long và việc giao nộp thành một cách dễ dàng cho Pháp.
HS đọc SGK xem lược đồ h86.
-Trình bày những nét lớn về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?
Nhận xét? Thảo luận về phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
1.Kháng chiến ở Đà nẵng và 3 tỉnh miền đông Nam Kì :
-Tại Đà Nẵng nghĩa quân nởi dậy phối hợp với quân triều đình.
-Tại Gia Địng nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
-Nghĩa quân Trương Định hoạt động ở căn cứ Gò Công làm cho Pháp “thất điên bát đảo”.
2.Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền tây Nam Kì:
-24-6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Kì :Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra rất mạnh mẽ.
IV.CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
Dựa vào lược đồ H 86 hãy nêu địa điểm diễn ra các cuộc kháng chiến chống Pháp, tên người lãnh đạo phong trào.
V.DẶN DÒ:
Học bài-soạn bài 25
D.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:21 BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC
Tiết:38 (1873 -1884)
Ngày soạn:15/01/2008
Ngày dạy:20/01/2008
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-HS nắm diễn biến chính của chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp sau 1867.
-Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Bắc Kì,trách nhiệm của triều Nguyễn.
2.Kĩ năng:
Tường thuật sự kiện lịch sử nêu vấn đe àgiải quyết vấn đề sử dụng bản đồ,tranh ảnh lịch sử khi thuyết trình và trả lời câu hỏi.
3.Tư tưởng:
-Giúp học sinh có tư tưởng thái độ đúng sai xem xét sự kiện lịch sử đặc biệt là công và tội của triều Nguyễn.
-Trân trọng lịch sử,tôn kính tinh thần chiến đấu của nhân dân, các anh hùngdân tộc mà cụ thể là cha con Nguyễn Tri Phương.
B.Phương tiện dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam và Hà Nội.
-Các tranh ảnh trận Cầu Giấy.
C.Tiến trình dạy học:
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày cuộc kháng chiến của nhân dân ta khi Pháp xâm lược Việt Nam?
III.Bài mới:
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn Pháp lại có âm mưu và kế hoạch gì?Tình hình Việt Nam sau 1867 ra sao?Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Phương pháp
Nội dung
KTBS
-Âm mưu của Pháp sau năm 1867 là gì?
Gọi HS đọc phần chữ in nhỏ trong SGK.
-Trước tình hình đó nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,đối ngoại như thế nào?nhận xét?
HS:Sử dụng đoạn 1 phần chữ in nhỏ trong SGK trang 120 trả lời.
GV:Treo bản đồ Việt Nam và chốt lại âm mưu của Pháp và chính sách của triều Nguyễn.Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân kết hợp vơi sử dụng bản đồ.
HS:Nhận xét thái độ của nhân dân ta như thế nào?
-Tại sao mãi đến năm 1873 Pháp mới triển khai kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì?
HS:Nam Kì đã được củng cố,triều đình Huế suy yếu,bạc nhược.
-Pháp có kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
GV:Sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến,Bảng phụ về tương quan lược lược lượng giữa Pháp và ta.Minh hoạ một vài nét về cha con Nguyên Tri Phương.
-Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng được quân Pháp?
-HS thảo luận nhóm 3 phút GV rút ra kết luận HS ghi bài.
HS đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 120.Em có nhận xét gì
GV:treo lược đồ trận Cầu Giấy, trình bày diễn biến.Minh hoạ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Quân đội triều đình.
-Ý nghĩa của trẫn Cầu Giấy?
-Trước tình hình đó, thái độ triều đình Huế như thế nào?
GV:cung cấp một số nội dung trong hiệp ước 1874(bảng phụ)
-Nhận xét và so sánh hiệp ước 1874 với hiệp ước 1862?
GV:phân tích hiệp ước
-Vì sao triều Nguyễn kí hiệp ước 1874? Hậu quả?
+Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ,triều đình Huế trượt dàitrên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn.Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn,tạo điều kiện để Pháp thực hiện các âm mưu xâm lược tiếp theo.
I.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.Cuộc kháng chiến ở hà nội và các tỉnh đồng bằng bắc kì.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
-Pháp thiết lập bộ máy thống trị,tiến hành bóc lột nhân dân Nam Kì,chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
-Triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,đối ngoại lỗi thời.
-Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
2.Thực dân Pháp đánh chiếm Băc Kì lần thứ nhất(1873)
a.Diễn biến:
-Cuối 1872 chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
- 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh Hà Nội.
b.Kết quả:Pháp chiếm một số tỉnh Bắc Kì.
c.Nguyên nhân thất bại:Đường lối bạc nhược,chính sách quân sự bảo thủ,nặng về thương thuyết.
3.Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì(1873-1874)
-Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 Gác-ni-ê cùng nhiều binh línhbị giết tại trận,làm cho Pháp hoang mang,nhân dân ta phấn khởi,hăng hái đánh giặc-15/3/1874 triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp,đổi lại Pháp ... ái phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào yêu nước tiếp tục phát triển và có những đặc điểm riêng biệt.
2/. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
KTBS
HS đọc SGK, trang 146.
Hỏi: Nêu những thay đổi trong chích sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?
Trả lời: Tăng cường bắt lính. Diện tích trồng cây công nghiệp tăng, đẩy mạnh khai thác kim loại, bắt nhân dân mua công trái Tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh.
Hỏi: Mặt tích cực và tiêu cực của chính sách đó?
Trả lời: Tích cực: kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên. Tiêu cực: Lợi nhuận chỉ để cho Pháp dố vào chiến tranh, nhân dân ta nói chung càng bần cùng hơn.
Giáo viên: Về chính trị, văn hoá Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm ru ngủ nhân dân ta, lôi kéo tay sai.
=> Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc, là nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất.
HS đọc phần 2 GV chia nhóm thảo luận theo bảng 
II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1/. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
Chích trị, văn hoá: lừa bịp.
=> Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916).Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917)
Các cuộc khởi nghĩa
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Khởi nghĩa ở Thái Nguyên
Nguyên nhân
Pháp mở chiến dịch bắt lính để đưa sang chiến trường châu Aâu.
Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù chích trị khởi nghĩa.
Lãnh đạo
Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia.
Lương Ngọc Quyên
Trịnh Văn Cấn.
Diễn biến chính
Dự kiến vào đêm 3 rạng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị bại lộ, mưu khởi nghĩa không thành.
Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chích trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm đuợc trại lính nên bị phản công.
Kết quả
Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt và sử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi.
Kéo dài 5 tháng nhưng thất bai. Đội Cấn tự sát.
Giáo viên cho các em tự trình bày những hiểu biết của mình về quãng đời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành trước 1911, nhất là thời gian Người ở Huế và sự kiện 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước.
Hỏi: Mục đích của chuyến đi?
Trả lời: Tìm con đường cứu nuớc mới. Vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối.
Hỏi: Hoạt động củan Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi?
Trả lời: Từ 1911 đến 1917, đi nhiều nơi trên thế giới (dùng lược đồ chỉ nới đến).
Từ 1917, trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
Giáo viên: Những hoạt động yêu nước của Người tuy chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
HS thảo luận: Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
+ Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
+ Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm.
+ Từ khảo sát thục tế, Người đúc rút thành kinh nghiệm rồi quyếg định theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Giáo viên: Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.
3/. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
Tiểu sử Nguyễn Tất Thành:
1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
+ Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm.
+ Từ khảo sát thực tế, Người đúc rút thành kinh nghiệm rồi quyếg định theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
1917, tại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, có những chuyển biến trong tư tưởng.
IV. Củng cố:
+ Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nướng trong những năm 1914-1918?
+ Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
V. Bài tập: 
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:33	BÀI 31
Tiết :50	ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Ngày soạn :12/04/08	TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Ngày dạy :22/04/08
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản ve:
Lịch sử dân tộc thời kì từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tiến trình xâmlược của thực dân Pháp; cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta; nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối thế kỉ XIX.
Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến (1885-1896).
Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
2/. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn lịch sử.
Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử để trả lời.
Biết tường thuật hoặc diễn giải một câu hỏi có liên quan đến tri thức lịch sử.
THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Bản đồ Việt Nam.
Tranh ảnh có liên qua đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đến trước 1918.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
Oån định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
1/. Giới thiệu bài: Trong học kì II, chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Trong bài này chúng ta sẽ thống kê lại xem trong giai đoạn lịch sử đã học có những sự kiện chính nào cần phải chú ý. Nội dung chích của giai đoạn này,
2/. Bài mới:
Trước hết, giáo viên chia học sinh làm ba nhóm, hướng dẫn học sinh mỗi nhóm lập một bảng thống kê theo từng nội dung.
Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
Quân dân ta đánh trả quyết liệt.
2-1859
Pháp kéo vào Gia Định.
Quân dân ta chặn địch ở đây.
2-1862
Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
6-1862
Hiệp ước Nhâm Tuất. Pháp chiếm ba tỉnh Miền Đông Nàm Kì.
Nhân dân độc lập kháng chiên.
6-1867
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
Nhân dân sáu tỉnh khởi nghĩa.
20-111873
Pháp đánh thành Hà Nội.
Nhân dân tiếp tục chống Pháp.
18-8-1883
Pháp đánh Huế.
Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp.
Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt.
Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.
Thời gian
Sự kiện
5-7-1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
13-7-1885
Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Đình.
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê.
Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918).
Phong trào
Chủ trương
Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
Phong trào Đông Du (1905-1909)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản.
Nhiều thành phần tham gia nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước.
Đông kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Đông đảo nhân dân tham gia, nhiều tầng lớp xã hội.
Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908)
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập.
Mở trường diễn thuyết, tuyên truyền dá phá phong tục lạch hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp..
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Chống đi phu, chống sưu thuế.
Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
Sau khi hướng dẫn học sinh lập các bảng xong, giáo viên dực trên các bảng đã chuẩn bị sẵn, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời nhằm làm cho học sinh nắm được những nội dung chính của Lịch Sử Việt Nam từ 1858 đến 1918:
Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địc của thực dân Pháp? (Lưu ý thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế).
Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào.
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Yù nghĩa của cách hoạt động đó.
3/. Bài tập:
+ Lập bảng thống kê về các cuộc khởi khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo mẫu sau:
Khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Nguyên nhân thất bại
Ýù nghĩa bài học
+ So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế.
+ Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ thời niên thiếu (đặc biệt là quãng thời gian Người ở Huế).
Tuần:34 – Tiết: 34 THI HỌC KÌ II
Tuần:35 – Tiết:35 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng:
B.THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
I.Ôn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ;
III.Bài mới:
IV.Củng cố:
V.Dặn dò:
D.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lich su lop 8 Ki II tot.doc