Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Về kiến thức: HS thấy rõ:

- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt đã ký điều ước cắt 3 Tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp

- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chống xâm lược Đà Nẵng, 3 Tỉnh miền Đông, 3 Tỉnh miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp

 2/ Về kỹ năng:

Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh, tư liệu lịch sử.

 3/ Về tư tưởng:

- HS thất rõ và trân trọng sự chủ động sáng tạo quyết tâm đứng lên chống thực dân Pháp của nhân dân

- Giáo dục lòng kính yêu những lãnh tụ nghĩa quân họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 3605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20/01/2010 Tiết theo PPCT: 37
Ngày dạy :23/01/2010
BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
	I/ MỤC TIÊU: 
	1/ Về kiến thức: HS thấy rõ:
- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt đã ký điều ước cắt 3 Tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp 
- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chống xâm lược Đà Nẵng, 3 Tỉnh miền Đông, 3 Tỉnh miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp 
 2/ Về kỹ năng: 
Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
	3/ Về tư tưởng: 
- HS thất rõ và trân trọng sự chủ động sáng tạo quyết tâm đứng lên chống thực dân Pháp của nhân dân
- Giáo dục lòng kính yêu những lãnh tụ nghĩa quân họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc
	II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Máy chiếu.
Tư liệu.
	III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Nhắc lại kiến thức cũ:4’
(GV ghi tên bài trước, sau đó cho HS nhắc lại kiến thức cũ).
Em thử nhắc lại thái độ của triều đình Huế từ khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng đến khi kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
	3/ Giới thiệu bài mới:1’
	Mặc dù triều đình dần bỏ rơi nhân dân nhưng nhân dân, dặc biệt là nông dân, đã quyết tâm kháng chiến ngay từ khi chúng đặt chân lên đất Đà Nẵng. Càng vào sâu vào nội địa, chúng càng lâm vào thế trận thiên la địa võng của cuộc chiến tranh nhân dân. Để thấy rõ điều này hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp mục II- (GV ghi bảng mục II) II- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873.
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
20’
15’
* Hoạt động 1: 
Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng,cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng nổ ra như thế nào? à mục a
Kích hoạt máy chiếu cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng.
? Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng?
Tiếp tục kích hoạt hiệu ứng đồng thời nói về sự kiện sĩ phu Phạm Văn Nghị.
Kết luận: Thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định chuyển sang đánh lâu dài. Vậy mà vua Tự Đức lại kiên định sách lược sai lầm “thủ để hoà” quan quân lại mang nặng tư tưởng trung với vua, đã dẫn đến kết quả tất yếu cắt đất giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho giặc qua Hiệp ước 1862. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì không ngừng nổi dậy khởi nghĩa. Cụ thể như thế nào àmục b
Kích hoạt máy chiếu lược đồ trống những địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Cho HS đứng tại chỗ dựa vào lược đồ hình 86 sgk xác định tên các địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Kích hoạt hiệu ứng trên máy chiếu.
? Nêu nhận xét chung về phong trào khởi nghĩa ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì?
? Nghiên cứu sgk, trong các cuộc khởi nghĩa này, những cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất?
? Em biết gì về Trương Định và Nguyễn Trung Trực?
Kích hoạt hình ảnh và tư liệu về 2 nhân vật này.
? Vì sao 2 ckn này tiêu biểu nhất à các em chú ý trên máy để cuối cùng trả lời câu hỏi .
Kích hoạt lần lượt 2 ckn này kết hợp khai thác hình 85 sgk. (? Việc Trương Định không nhận sắc phong mà nhận phong soái chứng tỏ điều gì? Nêu ý nghĩa của việc làm đó?)
Liên hệ thực tếa về Trương Định. (Kích hoạt hình ảnh và tư liệu về đền thờ ông ở tỉnh ta )
? Vì sao 2 ckn này tiêu biểu nhất?
Kết luận: Dù bị triều đình bỏ rơi nhưng nhân dân vẫn tự vũ trang kháng chiến gây cho địch nhiều tổn thất. Tinh thần chiến đấu ấy còn lan rộng ra cả 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Vì sao nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nổi lên kháng chiến và phong trào nổ ra ntn? à mục 2
* Hoạt động 2:
? Ckn ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Thuyết trình thêm về sự ngây thơ của triều đình trước âm mưu của địch ( minh hoạ bằng 2 câu thơ của Phan Thanh Giản:
“Những tưởng một lời an bốn cõi.
Nào ngờ ba tỉnh lại chầu ba”)
Nhưng triều đình vẫn không tỉnh ngộ, mù quáng triệt để thực hiện các điều khoản trong Hiệp ước (đồng thời kích hoạt hiệu ứng xác định vị trí 3 tỉnh miền Tây trên lược đồ)
Chuyển ý: Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc, phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì ø phát triển ntn à mục b
Kích hoạt máy chiếu lược đồ trống. Cho HS đứng tại chỗ dựa vào lược đồ hình 86 sgk kết hợp kiến thức sgk (phần chữ nhỏ), xác định tên các địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa ở 6 tỉnh Nam Kì sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây.
Kích hoạt hiệu ứng trên máy chiếu.
? Nghiên cứu phần chữ nhỏ sgk kết hợp lược đồ trên máy chiếu, nêu nhận xét chung về phong trào khởi nghĩa ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì?
Cho HS đọc phần chữ nhỏ trong sgk. 
Kích hoạt đoạn trích trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
? Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến cuả nhân dân ta đoạn chữ nhỏ trong sgk và qua đoạn thơ trên?
Sơ kết bài học: Từ 1858 đến 1873, ckc chống Pháp có thể chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
- 1858-1862: nhân dân phối hợp với triều đình chống Pháp.
- 1862-1873: triều đình phản bội nhân dân à nhân dân tự động kháng chiến à 2 thái độï, 2 hành động hoàn toàn đối lập nhau.
Nổ ra sôi nổi, có sự phối hợp chặt chẽ giữa triều đình và nghĩa quân.
1 HS xác định, những em khác nhận xét.
Lớp chú ý theo dõi.
Phong trào diễn ra sôi nổi.
Điều hình là khởi nghĩa của (10-12-1861) và khởi nghĩa Trương Định (1862- 1864).
Trình bày theo sự chuẩn bị của mình.
Lớp chú ý theo dõi.
Lớp chú ý theo dõi
(- Chứng tỏ:
+ Oâng rất được nhân dân tín nhiệm.
+ Thái độ kiên quyết không hợp tác với triều đình, căm phẫn trước hành động của triều đình, sẵn sàng đứng về phía nhân dân).
- Làm cho địch thiệt hại nặng, tiêu hao sinh lực địch.
- Có lối đánh hiệu quả (kn Nguyễn Trung Trực ) ; địa bàn hoạt đôïng rộng lớn, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân (kn Trương Định)
 Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào chống Pháp tạo điều kiện cho Pháp chiếm 3 tỉnh mà không tốn một viên đạn.
- Phong trào diễn ra rộng khắp.
- Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập với nhiều lãnh tụ nổi tiếng
- Nổ ra với nhiều hình thức.
Dù có thất bai, có bị đàn áp dã man, nhưng nhân dân ta quyết không sợ, tinh thần chiến đấu của nhân dân ta không hề giảm, vẫn bền bỉ đến khi nào đạt được mục đích mới thôi. Và nổi bật lên trong cuộc chiến tranh nhân dân là hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với vũ khí hết sức nông dân nhưng tinh thần chiến đấu vô cùng bất khuất. Hình tượng ấy được nhà thơ mù dựng lên vừa hào hùng, vừa bi tráng.
1/ Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
a/ Ở Đà Nẵng: 
Nổ ra sôi nổi, có sự phối hợp chặt chẽ giữa triều đình và nghĩa quân.
b/ Ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ: 
Phong trào diễn ra mạnh mẽ.
 Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Nguyễân Trung Trực (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa Trương Định (1862- 1864).
2/ Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
a/ Hoàn cảnh:
Triều đình hèn yếu à tạo điều kiện cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì :Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867)
b. Cuộc kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì:
- Phong trào diễn ra rộng khắp.
- Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập. 
- Nổ ra với nhiều hình thức.
IV/ CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:5’
1/ Củng cố: 
Kích hoạt máy chiếu 2 bài tập , cho HS đọc, chọnï ý đúng. Lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng rồi đưa ra kết luận chung.
2/ Hướng dẫn tự học:
a/ Bài vừa học: 
+ So sánh 2 thái độ , 2 hành động cuả nhân dân và triều đình từ 1858-1873.	+ + +Tìm hiểu thêm về Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân.
+Dựa vào lược đồ hãy xác định vị trí của các cuộc khởi nghĩa điển hình.
b/ Bài sắp học: 
 KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1874) (MỤC I)
Tổ 1: Tại sao thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ 1873?
Tổ 2: Tại sao quân đội của triều đình ở Hà Nội đông hơn Pháp nhiều lần mà vẫn bị thua
Tổ 3: Trình bày cuộc kháng chiến của quần chúng ở Hà Nội và Bắc Kỳ
Tổ 4: Trình bày cuộc kháng chiến ở Trận cầu giấy lần 1
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
----------------- HẾT -------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSU8NOPPHAIIN.doc